Bí mật Giáo hoàng: Nó đã mở ra như thế nào sau Hội nghị Thượng đỉnh về lạm dụng
Trong quy trình thuộc giáo luật, một số nạn nhân bị đẩy vào lề. Những nạn nhân này thậm chí không được thông báo nếu kẻ ngược đãi họ bị kết án. Sự thiếu minh bạch này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nó dẫn đến nghi ngờ và khiến nạn nhân xa rời Giáo hội.
Vào tháng Hai, sự kiện này đã kết hợp nhiều nạn nhân và nhà tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về lạm dụng được tổ chức tại Vatican.
Miguel Hurtado, Tổ chức Chấm dứt lạm dụng của giáo sĩ:
“Bí mật Giáo hoàng cần phải chấm dứt. Điều đó có nghĩa là không phân loại các cuộc điều tra nội bộ về đồng dâm nam là tuyệt mật.’”
Đức Ông Charles J. Scicluna, Thư ký phụ trách Bộ Giáo lý Đức tin:
“Chúng ta không thể bưng biết thông tin với nạn nhân. Chúng ta cần cho họ biết tiến trình kết thúc như thế nào.”
Bí mật Giáo hoàng là sự không tiết lộ chuyên nghiệp mà phải được giữ bởi những người làm việc chiếm một số vị trí quan trọng trong các tổ chức của Tòa Thánh.
Trong Hội nghị Thượng đỉnh về lạm dụng, nhiều người chỉ ra rằng sửa đổi các chính sách bí mật sẽ khiến việc che giấu các linh mục lạm dụng trở nên khó khăn hơn. Điểm mấu chốt là khi các đơn tố cáo phát sinh, quyền của nạn nhân cần được ưu tiên.
Đây là cách mà chuyên gia luật hình sự Giáo luật, Davide Cito giải thích. Ông làm việc tại Đại học Giáo hoàng của Holy Cross ở Roma.
David Cito, Giáo sư luật hình sự Giáo luật:
“Bí mật của Giáo hoàng nên bảo vệ các giá trị, không che giấu tính luông tuồng, cẩu thả. Chúng ta nên tránh bí mật nếu điều đó có nghĩa là ngăn chặn sự tắc trách hoặc khi những người có trách nhiệm lại đùng đẩy, quy trách nhiệm cho người khác.”
Đề nghị này đã được các giám mục nổi tiếng khác nhấn mạnh trong cuộc chiến chống lạm dụng. Đức Hồng y Sean O'Malley nhận ra rằng một phần của quy trình làm việc của Giáo triều cần phải được thay đổi.
Đức Hồng y Sean O'Malley, Tổng giám mục Boston, Hoa Kỳ:
“Một điều được nhắc đến là điều chỉnh lại khái niệm bí mật mang tính thời sự.”
David Cito, Giáo sư luật hình sự Giáo luật:
“Minh bạch không chống lại bí mật mang tính giáo hoàng. Sự minh bạch có thể tập hợp các quyền được bảo vệ bởi bí mật mang tính thời sự với các yêu cầu cụ thể. Điều này tương tự như những gì mà những nhà chuyên môn nhà nước hoặc công dân làm với bí mật nghề nghiệp. Những quyền đó không đi ngược lại với sự minh bạch.”
Từ một góc nhìn khác, bí mật mang tính giáo hoàng cũng có thể được sửa đổi để mở rộng ứng dụng của nó trong những trường hợp cần thiết. Thận trọng là điều cần thiết trong những tình huống nhạy cảm. Ví dụ, những người mà nạn nhân muốn ẩn danh.
Quá trình cải cách của Giáo hội liên quan đến lạm dụng sẽ còn dài. Nó bao hàm luật pháp mới, cách thức làm việc mới và cấu trúc mới. Trên hết, nó ngụ ý một sự nhạy cảm cao đối với việc bảo vệ trẻ vị thành niên và việc đào tạo, hình thành các linh mục và các tu sỹ khác. Nguyễn Minh Sơn
268 27-04-2019