Sidebar

Thứ Ba
14.05.2024

Bị nhóm Hồi giáo ISIS bắt cóc, em bé Cristina tìm lại được gia đình


Bị nhóm Hồi giáo ISIS bắt cóc, em bé Cristina, 6 tuổi, tín hữu kitô tìm lại được gia đình em. Cha của em bị mù.

 

Đây là câu chuyện nhỏ trong câu chuyện lớn: nhờ thành phố Mossoul được giải phóng, em Cristina tìm lại được gia đình. Em bị nhóm Hồi giáo ISIS bắt cóc khi các tín hữu kitô đang trên đường đi trốn.

Mossoul là thành phố biểu tượng của sự khống chế của nhóm Hồi giáo ISIS trên nước Irak, chúa nhật 9 tháng 7 vừa qua, quân đội Irak và lực lượng đồng minh đã giải phóng thành phố. Cần phải nhiều tháng mới giải phóng xong, kể từ tháng 2 vừa qua, thành phố được nới lỏng dần dần nên đã giúp cho em bé Cristina về lại nhà. Em bị bắt cóc khỏi gia đình khi em mới 3 tuổi.

Cách đây ba năm, ngày 27 tháng 8-2014, nhóm Hồi giáo ISIS tiến vào thành phố Qaraqosh, sau khi đuổi các tín hữu kitô ra khỏi đồng bằng sông Ninive. 120 000 người dân trong số họ đã trốn lên phía bắc nước Irak, nhưng gia đình Izzo Ibada chưa đi được. Người cha bị mù nên không rời thành phố dễ dàng được, ông để cho bốn đứa con lớn của mình theo người láng giềng ra đi. Ông ở lại với vợ và em Cristina, con gái 3 tuổi. Gia đình ông sống trong tình trạng thiếu thốn thức ăn, nước uống, ngày 22 tháng 8, nhóm Hồi giáo ISIS xông vào nhà ông và hét lớn: “Hoặc quý vị trở lại hồi giáo, hoặc quý vị rời thành phố”.

Bà Aida quyết định rời thành phố đem chồng con theo. Nhưng trong chuyến đi trốn cùng với 29 người khác, khi đến trạm kiểm soát của thành phố: một người hồi giáo  Qaraqosh quyết định giữ em bé lại để bán. Phải chờ năm tháng sau, gia đình mới biết tin của em Cristina, em được một gia đình có mười hai người sống ở Mossoul-phía Tây nhận “làm con nuôi”, đây là vùng bị nhóm Hồi giáo ISIS kiểm soát. Theo báo chí, đã có liên lạc giữa “gia đình nhận nuôi” và gia đình ruột để chuộc lại em.

Được đón nhận trong tiếng reo hò vui mừng

Gia đình em tuyệt vọng báo cho các tổ chức Phi Chính Phủ, họ làm một video để kể câu chuyện của em. Video được phát trên toàn cầu. Tháng 2-2017, quân đội Irak được sự hổ trợ của đồng minh vào thành phố Mossoul và bắt đầu giải phóng các khu vực miền Đông thành phố. Được một gia đình không con, gốc thiểu số Sharak nuôi, bây giờ em Cristina có tên là Zeina.

Sau khi thành phố hoàn toàn được giải phóng, người “nhận nuôi” đến trình diện với chính quyền Irak, ông xin tiếp xúc với gia đình em để giữ lại em kể cả phải trả tiền. Nhưng không có vấn đề này với quân đội Irak: các binh sĩ giữ lại em Cristina và tiếp xúc với một trong các người anh của em để giao em lại cho cha mẹ em.

Ngày 7 tháng 6 vừa qua, sau ba năm bị bắt cóc, cuối cùng em Cristina về lại gia đình em ở Qaraqosh.

Nỗi khổ chưa xong vì tiến trình hội nhập của em khá khó khăn. Vì lớn lên quá sớm và trong vòng ba năm với một gia đình khác gia đình mình, các kỷ niệm của em với gia đình bị lờ mờ. Dù em được cả cộng đồng vui mừng đón tiếp nhưng em chưa nhận ra ngay mẹ em.

Nếu đối với Cristina, một đời sống mới với gia đình em bắt đầu thì sự tái xây dựng của em, cũng như sự tái xây dựng của các tín hữu kitô ở đồng bằng sông Ninive cũng rất dài và bấp bênh.

Marta An Nguyễn dịch

 

Anh cả của Cristina

742    14-07-2017