|
Nhớ và cột mốc giúp trí nhớ
Trong đời sống con người, trí nhớ là yếu tố quan trọng để có thể phát triển bản thân và quan hệ xã hội, để tạo nên mọi tiến bộ khoa học và kỹ thuật.
Bộ nhớ điện tử ngày nay đã trở nên thiết yếu trong đời sống, nó giúp ích rất nhiều cho khoa học, giao thông, liên lạc. Người ta đang chạy đua tạo những bộ nhớ siêu mạnh.
Con người sống trong thời gian và không gian, với bộ nhớ có giới hạn và tới tuổi nào đó bắt đầu quên, thâm chí mất trí nhớ. Vì thế con người luôn cần đến những “cột mốc” trong không gian và thời gian để “giúp trí nhớ”, hầu phát triển bản thân và xã hội.
Tôi sẽ lần lượt gợi vấn đề từ kinh nghiệm làm người, rồi kinh nghiệm của dân Chúa trong Cựu Ước với rất nhiều cột mốc trong thời gian và không gian để nhắc nhớ căn tính và mời gọi sống theo căn tình của mình. Bí Tích Thánh Thể
“Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”.
Bài hát rất thân thương “Quê hương là chùm khế ngọt…” kết thúc với một lời thật sâu sắc: “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”. Những kỷ niệm về thời thơ ấu với những cột mốc nho nhỏ thân thương ngọt ngào như chùm khế ngọt, êm đềm như tiếng con đò nhỏ khua nước bên sông, thơ ngây như rượt bướm vàng bay, trên đường từ mái trường làng về mái tranh ấm áp thân yêu, với hình ảnh mẹ hiền về trên cầu nhỏ, nón lá nghiêng che. Những cột mốc còn mãi đó để gợi nhớ những kỷ niệm thân thương thời thơ ấu, tạo nên tâm tính hiền hòa của người Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long.
Cá nhân, gia đình nào cũng có những ngày kỷ niệm, từ sinh nhật đến ngày giỗ, ngày cưới, ngày xây nhà, ngày thi đỗ…
Lễ của tập thể, cộng đồng thì có hội; lễ nào cũng có lạc kèm theo.
Dân tộc nào cũng cần những huyền thoại để nhớ cội nguồn xa xưa, bản sắc dân tộc. Huyền thoại không phải là chuyện bịa đặt, nhưng là một hình thức văn chương có vẻ đơn sơ nhưng thật sự rất súc tích để thâu tóm cả một dòng lịch sử lâu dài trong sự hình thành và phát triển của dân tộc. Chúng ta có huyền thoại mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân để nói về nguồn gốc cao đẹp của dân tộc, có huyền thoại Vua Hùng dựng nước, huyền thoại thánh Gióng… để nói lên ý chí quật cường bất khuất của dân tộc và giải thích tại sao chúng ta có thể đánh đuổi bao nhiêu đạo quân xâm lược ra khỏi quê cha đất tổ. Chúng ta có Đền Hùng, có ngày giỗ tổ Hùng Vương, có Chi Lăng, có sông Bạch Đằng như những cột mốc thời gian và không gian để không quên nguồn gốc và bản sắc hào hùng của dân tộc, và nhắc dân ta sống xứng đáng với Mẹ Âu Cơ, với công dựng nước của vua Hùng, với ý chí quật cường chống mọi kẻ thù xâm lược , bảo vệ đất nước, quê hương và nòi giống Con Rồng Cháu Tiên, mấy ngàn năm không để cho bất cứ kẻ xâm lược nào đồng hóa.
Cột mốc không gian và thời gian trong Cựu Ước.
Thiên Chúa tạo nên con người để sống và vươn lên trong tương quan với Ngài, trong thời gian và không gian. Vì thế trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa cũng tỏ mình ra cho con người bằng nhiều thể nhiều cách, từ chính công trình tạo dựng đến những giao ước, để dạy con người vươn lên trên cái thế giới vật chất “phù du” mà Ngài đã tạo lập như cái nôi, trước khi cho con người xuất hiện trên địa cầu.
Con người bé nhỏ, mỏng giòn nhưng là đỉnh cao của mọi loài thọ tạo, vì chỉ con người mới có thể sống tương quan liên vị với Thiên Chúa, có thể “nghe”, “nhìn”, nhận biết, yêu mến và đối thoại với Thiên Chúa, đón nhận và đáp lại tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn con người lớn lên vừa như cá nhân, vừa như cộng đồng, nên Thiên Chúa lập Giao Ước, với những cột mốc ghi nhớ trong không gian: vật thể và nơi chốn – và trong thời gian: các ngày lễ hội, để giúp mỗi người và toàn dân của Giao Ước nhớ mình là ai và phải sống thế nào.
Sách Thánh kể cho chúng ta giao ước của Thiên Chúa với Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, ba ông tổ của dân Ít-ra-en. Áp-ra-ham được Thiên Chúa gọi ra khỏi nhà cha mẹ, khỏi quê cha đất tổ để đến một miền đất mới do chính Thiên Chúa chọn cho ông và trở thành thủy tổ của một dân được Thiên Chúa nhận làm dân riêng của Thiên Chúa, được biết và thờ phượng Thiên Chúa. Áp-ra-ham đáp lời Thiên Chúa, ra đi mà không biết mình đi đâu, chờ Thiên Chúa dẫn đi từng bước như lời Ngài hứa. Khi tới Si-khem, đến cây sồi Mô-rê ở đất Ca-na-an thì Thiên Chúa xác nhận: “Ta sẽ ban đất này cho dòng dõi ngươi”. “Tại đây ông đã lập một bàn thờ để kính Đức Chúa, Đấng đã hiện ra với ông” (St 12, 1-9; Hr 11, 8). Đó là cột mốc đầu tiên ông Áp-ra-ham dựng tại miền Đất Hứa.
Bấy nhiêu đã đủ cho ông trở thành “tổ phụ của những kẻ có lòng tin vào Thiên Chúa” (Rm 4, 11). Nhưng ông còn phải lưu lạc và trải qua nhiều thử thách nữa. Thử thách cuối cùng là Thiên Chúa truyền cho ông đem đứa con một yêu dấu là I-xa-ác tới “ngọn núi Thiên Chúa sẽ chỉ cho” và dâng con làm của lễ toàn thiêu. Mọi lời hứa của Thiên Chúa như bị tan thành khói trong cuộc tế lễ này, thế mà ông cũng vâng theo.
Phút chót, Thiên Chúa nhận tấm lòng của ông chứ không để ông giết con, và Thiên Chúa long trọng xác nhận lại lời hứa cho ông thành cha của nhiều dân tộc:
“Đây là sấm ngôn của ĐỨC CHÚA, Ta lấy chính danh Ta mà thề : bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi, 17nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển. Dòng dõi ngươi sẽ chiếm được thành trì của địch. 18Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ cầu chúc cho nhau được phúc như dòng dõi ngươi, chính bởi vì ngươi đã vâng lời Ta.” (St 22, 16-18).
Giao Ước với dân đã được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách nô lệ
Dòng dõi Áp-ra-ham lưu lạc sang Ai Cập và rơi vào thân phận nô lệ. Thiên Chúa trung thành với giao ước đã lập với Áp-ra-ham nên can thiệp đưa họ ra khỏi Ai-cập. Thiên Chúa phán với ông Mô-sê:
“Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp.” Ông Mô-sê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thiên Chúa.
7 ĐỨC CHÚA phán : “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. 8Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tuôn chảy sữa và mật, xứ sở của người Ca-na-an, Khết, E-mô-ri, Pơ-rít-di, Khi-vi và Giơ-vút. 9Giờ đây, tiếng rên siết của con cái Ít-ra-en đã thấu tới Ta ; Ta cũng đã thấy cảnh áp bức chúng phải chịu vì người Ai-cập. 10Bây giờ, ngươi hãy đi ! Ta sai ngươi đến với Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập.”
Thiên Chúa đã can thiệp quyết liệt, khiến Pha-ra-ô buộc lòng phải cho đám nô lệ ra đi:
Con cái Ít-ra-en nhổ trại rời Ram-xết đi Xúc-cốt, có khoảng sáu trăm ngàn bộ hành , chỉ kể đàn ông không kể trẻ con. 38Cả một đám đông hỗn tạp cùng lên với họ, mang theo chiên cừu, bò dê, họp thành một đàn súc vật đông đảo. (Xh 12, 37-38).
Khi con cái Ít-ra-en và đám đông hỗn tạp tới núi Xi-nai thì Thiên Chúa lập Giao Ước để nhận tất cả làm dân của Thiên Chúa và ban cho họ Luật Giao Ước để họ biết sống làm “dân của Thiên Chúa”.
Ông Mô-sê lên gặp Thiên Chúa. Từ trên núi, ĐỨC CHÚA gọi ông và phán : “Ngươi sẽ nói với nhà Gia-cóp, sẽ thông báo cho con cái Ít-ra-en thế này : 4Các ngươi thấy Ta đã xử với Ai-cập thế nào, và đã mang các ngươi như trên cánh chim bằng, mà đem đến với Ta. 5Vậy giờ đây, nếu các ngươi thật sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta. Vì toàn cõi đất đều là của Ta. 6Ta sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế, một dân thánh. (Xh 19, 3-6).
Sách Xuất Hành kể tiếp. Thiên Chúa gọi ông Mô-sê lên núi để phán dạy.
Ông Mô-sê xuống thuật lại cho dân mọi lời của ĐỨC CHÚA và mọi điều luật. Toàn dân đồng thanh đáp : “Mọi lời ĐỨC CHÚA đã phán, chúng tôi sẽ thi hành.” 4Ông Mô-sê chép lại mọi lời của ĐỨC CHÚA. Sáng hôm sau, ông dậy sớm, lập một bàn thờ dưới chân núi và dựng mười hai trụ đá cho mười hai chi tộc Ít-ra-en. 5Rồi ông sai các thanh niên trong dân Ít-ra-en dâng những lễ toàn thiêu, và ngả bò làm hy lễ kỳ an tế ĐỨC CHÚA. 6Ông Mô-sê lấy một nửa phần máu, đổ vào những cái chậu, còn nửa kia thì rảy lên bàn thờ. 7Ông lấy cuốn sách giao ước đọc cho dân nghe. Họ thưa : “Tất cả những gì ĐỨC CHÚA đã phán, chúng tôi sẽ thi hành và tuân theo.” 8Bấy giờ, ông Mô-sê lấy máu rảy lên dân và nói : “Đây là máu giao ước ĐỨC CHÚA đã lập với anh em, dựa trên những lời này.” (Xh 24, 3-8)
Ông Mô-sê dựng mười hai trụ đá cho mười hai chi tộc Ít-ra-en để là cột mốc ghi nhớ ngày Thiên Chúa lập giao Ước với họ. Thiên Chúa còn cho một cột mốc di động khác, đó là hai Bia Đá do Thiên Chúa khắc luật Giao Ước và trao cho ông Mô-sê, gọi là Bia Chứng Ước, và truyền đặt trong một cái hòm (rương) do Thiên Chúa ra mẫu, gọi là Hòm Bia Chứng Ước (x. Xh 25, 10-16), để họ khiêng theo suốt cuộc hành trình vào tận Đất Hứa (x. Gs 3, 14-17).
Thiên Chúa lại truyền lập cột mốc nữa:
Khi toàn dân đã qua sông Gio-đan hết, ĐỨC CHÚA phán với ông Giô-suê : 2“Hãy chọn mười hai người trong dân, mỗi chi tộc một người, 3và truyền lệnh này cho họ : từ nơi này, từ giữa lòng sông Gio-đan, nơi các tư tế đã đặt chân lên, anh em hãy lấy đi mười hai tảng đá, đem qua sông với anh em và đặt ở nơi anh em dừng lại nghỉ ngơi đêm nay.” 4Ông Giô-suê gọi mười hai người ông đã chỉ định trong hàng con cái Ít-ra-en, mỗi chi tộc một người. 5Ông bảo họ : “Hãy đến trước Hòm Bia ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, tận giữa lòng sông Gio-đan, và mỗi người vác một tảng đá trên vai, đúng theo số các chi tộc con cái Ít-ra-en, 6để làm dấu hiệu giữa anh em. Mai ngày khi con cái anh em hỏi : ‘Những tảng đá này có nghĩa gì đối với quý vị ?’, 7anh em sẽ trả lời : ‘Là vì nước sông Gio-đan đã bị chặn lại trước Hòm Bia Giao Ước của ĐỨC CHÚA ; khi Hòm Bia qua sông Gio-đan, nước sông Gio-đan đã bị chặn lại ; và các tảng đá này là bia kỷ niệm đối với con cái Ít-ra-en cho đến muôn đời.’” 8Con cái Ít-ra-en làm đúng như ông Giô-suê đã truyền : Họ lấy đi mười hai tảng đá, từ giữa lòng sông Gio-đan, như ĐỨC CHÚA đã phán với ông Giô-suê, đúng theo số các chi tộc con cái Ít-ra-en ; họ đem theo qua sông đến nơi họ dừng lại, và đặt ở đó. 9Rồi ông Giô-suê dựng mười hai tảng đá ở giữa lòng sông Gio-đan, nơi các tư tế khiêng Hòm Bia Giao Ước đã đặt chân lên ; các tảng đá ấy vẫn còn ở đó cho đến ngày nay.
Sau khi chiếm lĩnh Đất Hứa, ông Giô-su-ê triệu tập đại hội toàn dân tại Si-khem, giữa hai núi Ga-ri-dim và Ê-ban, để toàn dân cam kết công khai cam kết tuân giữ Luật Giao Ước. [Xin nhắc lại: Si-khem là nơi Thiên Chúa đã hứa với Áp-ra-ham rằng Ngài sẽ ban dất này cho dòng dõi ông, và ông đã lập bàn thờ như cột mốc đầu tiên : St 12, 6-7]. Ông Giô-su-ê lập một cột mốc nữa:
Trong ngày ấy, ông Giô-suê thay mặt dân kết giao ước c, ông đưa ra quy luật và điều luật ở Si-khem. 26Ông Giô-suê viết những lời đó trong Sách Luật của Thiên Chúa d. Ông lấy một tảng đá lớn và dựng ở đó, dưới cây sồi đ trong nơi thánh của ĐỨC CHÚA. 27Ông Giô-suê nói với toàn dân : “Đây, tảng đá này sẽ làm chứng về những điều chúng ta đã cam đoan, vì nó đã nghe mọi lời ĐỨC CHÚA phán với chúng ta. Nó sẽ làm chứng về những điều anh em đã cam đoan, kẻo anh em chối bỏ Thiên Chúa của anh em.” 28Ông Giô-suê giải tán dân chúng, ai nấy trở về phần đất họ đã nhận làm gia nghiệp. (Gs 24, 25-28)