Sidebar

Thứ Sáu
26.04.2024

Bìn an của Chúa

Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh - Kính Lòng Thương Xót Chúa

Cv 4:32-35; Tv 118:2-4,13-15,22-24; 1 Ga 5:1-6; Ga 20:19-31

BÌNH AN CỦA CHÚA

Nếu mà cộng đoàn để ý một tí thì, các linh mục khi mà mở đầu thánh lễ thì các linh mục chào:   Chúa ở cùng anh chị em hoặc là cái lời chào nó long trọng hơn một tí nữa là:Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em!  Nhưng mà lễ nào Đức Giám Mục chủ Tế thì ngài không chào như các linh mục chào, mà ngài lại chào là : "Bình an của Chúa ở cùng anh chị em. "

Cái lời chào « Bình an của Chúa ở cùng anh chị em » đó chính là lời mà Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ. Sau khi Phục sinh CHÚA Giêsu gặp các môn đệ Chúa Giêsu nói :  " Bình an cho các con. "

 Với người Do Thái thì họ vẫn dùng cái từ Salon để mà chào nhau. " Salon " nghĩa là " bình an " . Nhưng ở đây cái bình an  Chúa Giêsu nói : " Bình an cho các con."

Và cái lời chào của Chúa Giêsu  chào các môn đệ không phải là lời chào xã giao như là mọi người vẫn chào nhau. Nhưng, lời chào "Bình An" này là một Ân ban, là Quà Tặng của Chúa Giêsu phục sinh.

Và rồi mỗi người chúng ta đến nhà thờ để mà đón nhận cái ơn bình an đó ! Ai trong chúng ta, dù có nói ra hay không nói, vẫn mong cho mình được cái ơn bình an cho cá nhân, cho gia đình, cho họ hàng, cho làng xóm,  cho họ đạo.  

Và rồi, Chúa Giêsu chào ban "bình an" đó cho các môn đệ, Chúa Giêsu đã cho các Môn Đệ xem tay và cạnh sườn. Mà chúng ta thấy lúc này, cái bàn tay nó đâu còn đẹp đẽ nữa! Bàn tay đã bị đóng đinh,  Bàn tay đã bị rách nát rồi! Và cạnh sườn đã không còn nguyên vẹn nữa. Cạnh sườn đã bị lưỡi đòng đâm thấu cạnh nương long. Khi Chúa Giêsu bị chết treo trên thập giá .

Chúa Giêsu Kitô phục sinh muốn cho các môn đệ xác tín rằng Ngài sống lại thật, chứ không phải là ma. Và rồi Mỗi người chúng ta nghĩ như thế là đúng, bởi vì nếu Chúa Giêsu không phải là Chúa Giêsu phục sinh sau khi chịu chết thì tay chân lành lặn. Và cạnh sườn thì cũng chẳng có bị lỗ nào cả. Và các bài tường thuật về Chúa Giêsu đều bao hàm hai ý tưởng rằng: Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.  

          Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết để đào sâu cái ý nghĩa của Mầu nhiệm Phục Sinh.  và rồi chúng ta thấy Cái mầu nhiệm phục sinh này nó đã giằng co, cũng như đặt ra trước mặt mọi người sự lựa chọn trả lời niềm tin của mình. 

Sự kiện của Chúa Giêsu phục sinh này đã làm cho người ta suy nghĩ, và đã làm cho một số người không tin. Để rồi có những người, họ moi ra bản dịch kinh thánh gọi là tác động của Tin Mừng theo Thánh Giuđa có từ thế kỷ thứ I .  

          Thì đại khái là cái bảng Tin Mừng này thì nói rằng là : Chúa Giêsu không phải chết và Phục Sinh, Chúa Giêsu bỏ đi sang Ai Cập và có gia đình. 

Rồi với cái tiểu thuyết rất là hấp dẫn Mật Mã Da Vinci, không chỉ là viết mà còn làm phim nữa! Gây ảnh hưởng xấu và cũng như làm lung lay niềm tin của nhiều người. 

Có mấy người hỏi là: cha ơi con xem phim đó thì thấy hay đúng!

A! thì ra là hay và cũng đúng thôi! Bởi lẽ đó là một cái cuốn tiểu thuyết trinh thám, mà có nhiều chi tiết hấp dẫn. Tác giả muốn nói với mọi người rằng là chúng tôi dựa trên những sự kiện có thật.  Có thật đến độ mà người ta nói rằng: Chúa Giêsu có bà Maria ( Maria Mácđala ) làm bạn đời! và rồi sau đó có con cái, và nhiều chuyện khác nữa!


          Rồi cái sách Tin Mừng theo Thánh Giuđa đó! Theo Giuđa đó thì Ngài bỏ Do Thái sang Ai Cập, có gia đình. Rồi làm cho người đọc rất là hoang mang, bởi vì họ không chân nhận là Chúa Giêsu phục sinh từ cõi chết. Thế nhưng ngược lại với những cái lời đồn, những lời chất vấn, gây hoang mang đó!  Các Môn Đệ khẳng định rằng: CHÚA Giêsu đã sống lại thật!

Khi mà Chúa Giêsu  cho các môn đệ xem cạnh sườn, xem bàn tay thì Ngài muốn nói rằng: Đấng chịu đóng đinh và Phục Sinh chỉ là một.

Và điều đó muốn gợi lên Niềm tin của  mỗi người chúng ta về Chúa Giêsu phục sinh đó là: "Nếu không có khổ nạn thì sẽ không có phục sinh." Và « Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không thối đi,  thì sẽ không có sinh hạt.»

Và cái Bình an mà Chúa Giêsu trao ban cho các môn đệ không phải là bình của thế gian. Bình an của thế gian là gì?  Bình an của thế gian, nhiều người người ta quan niệm rằng: bình an đó là làm sao tìm cho thật nhiều tiền, tìm cho được nhiều của cải.  Và người ta cho đó là bình an. Và ngay như trong Tin Mừng, có một người phú hộ tự nhủ rằng là linh hồn ta cứ an vui thoải mái, sống hưởng thụ thôi ! Nhưng mà, Chúa bảo đó là người ngu.  Bởi vì: ngay đêm nay Chúa lấy linh hồn của ngươi thì sao? Và đó là cái kiểu bình an của thế gian đó!

Bình an của thế gian là tích lũy quyền lực, có nhà cửa, có người bảo vệ, có người lo lắng, có người cơm bưng nước rót. Thế nhưng xét cho bằng cùng, cái bình an đó không có bình an, nên họ phải lo lắng họ phải kiếm người này người kia canh giữ cho họ! 

Và chúng ta thấy trong cuộc sống những người đó đầy những tính toán làm hại người khác, sao có sự bình an được!  Càng giàu có thì dường như càng bất an, bởi vì sợ bệnh hoạn tật nguyền đến thì của cải vật chất ai sẽ xài.

Và trong bằng chứng của cuộc đời, nhiều người giàu có lắm ! Nhưng mà vẫn không kéo dài được cái sự sống của mình bởi vì bệnh hoạn nó ập đến. Ngược lại những người nghèo khi bệnh hoạn ập đến nhưng họ cảm thấy bình an, bởi vì họ có Chúa là nguồn sống, là nguồn vui  của họ, và họ nói rằng là không có cái gì có thể cướp được sự bình an đó!  Bởi vì họ đã cảm nếm được sự bình an từ ĐỨC Giêsu Kitô Phục Sinh.  

Và chúng ta đón nhận sự bình an mà của Chúa Giêsu Kitô phục sinh đến với chúng ta, khi chúng ta biết mở lòng ra đón nhận và đón nhận trong tình yêu thương trong sự bỏ mình để qua con đường thập giá, qua con đường khổ đau thì chúng ta được nhận cái sự bình an của Chúa. 

Chúng ta thấy các môn đệ, khi Chúa Giêsu chịu khổ nạn, khi Chúa Giêsu bị đánh đòn, các Môn Đệ dường như đã bỏ đi hết. Chỉ còn một mình Mẹ Maria và Gioan ở dưới chân cây thập giá,  các môn đệ thân tính bỏ đi hết. Nhưng rồi, sau khi Chúa Giêsu phục sinh, CHÚA Giêsu đã hiện ra cho các môn đệ, lòng trí và cuộc đời cũng như chí hướng, cũng như tất cả cuộc đời của các môn đệ đều thay đổi. Tất cả các môn đệ đều không sống cho chính mình nữa. 

Như Thánh Phaolô nói: Tôi sống mà không phải tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi! ...Không ai có thể tách được tình yêu của tôi với Đức Kitô, dù gian truân, dù là chiều cao, chiều sâu, dù là chiều rộng, muôn chiều sâu, dù là thần phù, thần chết... không tách được tình yêu của chúng tôi ra khỏi tình yêu của Đức Kitô. Và Ngài coi mọi sự là rơm rác, để đạt được cùng đích là Đức Kitô. và chính thánh Phêrô, cảm thấy nhục nhã và không dám chết như thầy là đóng đinh bình thường, nhưng xin cho được chết ngược để đền bù về những tội lỗi, những yếu đuối, những bất xứng của mình.

          Niềm tin vào Chúa Giêsu phục sinh đã khởi đi từ các môn đệ. Để từ 12 môn đệ niềm tin phục sinh ấy vẫn cứ lan mãi trong cuộc đời của chúng ta.Qua đâu khổ, trong qua đau khổ, với đau khổ các môn đệ vẫn được bình an. Có sức mạnh Thánh Thần của Đức Kitô Phục sinh trong cuộc đời bởi vì có sự bình an thật của Đức Kitô Phục sinh trong cuộc đời của mình.

          Mỗi người chúng ta vẫn yếu đuối trong cái thân phận làm người của mình. Xin Chúa thêm ơn cho chúng ta, để Dẫu rằng , chúng ta sống trong đau khổ, chúng ta bệnh hoạn tật nguyền, nghèo khổ thiếu thốn, nhưng chúng ta có Đức Kitô phục sinh như các Môn Đệ, thì chính cái sự bình an của Đức Kitô phục sinh thì không ai lấy đi được.  Và chính cái sự bình an đó là bình an đích thực mà mỗi người chúng ta cần đến.

          Nguyện xin Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh là Đấng  ban bình an ngày xưa cho các môn đệ, thì cũng đến ban bình an cho chúng ta. Để rồi có Ngài trong cuộc đời, chúng ta luôn luôn bước đi trong bình an. Dẫu rằng, cuộc đời của chúng ta vẫn còn đó những khổ đau, những thử thách, những sóng gió. Amen.



879    07-04-2018