Bức thư của Đức Benedicto XVI: mọi người đang nói gì
Bức thư mới của Đức Benedict XVI vừa xuất bản, liên quan đến cuộc khủng hoảng lạm dụng với những biến động xã hội của thập niên 1960 và sự rút lui của Giáo hội khỏi giáo huấn đạo đức của nó, đã gây ra một lượng lời bình đáng kể.
Đối với John Zuhlsdorf, bức thư là một “cri de coeur” (tiếng kêu của con tim). Đức Benedict đã đưa ra một “sự quở trách xứng đáng” với một số trường phái thần học. Những kẻ chống đối đức giáo hoàng lỗi lạc, xuất chúng và những kẻ cố ý phá hoại công trình thần học ngày hôm nay, Đức Benedicto bảo vệ Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Veritatis Splendor - khẳng định rằng Giáo hội dạy rằng một số hành vi luôn luôn, về bản chất, là xấu xa. Thông điệp đó, Cha Zuhlsdorf nhận xét, “đã bị xói mòn trong thời kỳ triều đại giáo hoàng của ngài.” Nhưng đó là một “phản ứng cần thiết của người Đức đối với một thách thức sẽ có hậu quả thảm hại. Vâng, cựu Giáo hoàng khẳng định, giống như các vị giáo hoàng ngày xưa luôn sẵn sàng khẳng định, có một số điều thực chất là xấu xa. Chúng ta vứt bỏ sự thật đó trong tình trạng nguy hiểm hiện hữu của chúng ta, với tư cách là một xã hội và một Giáo hội.”
Đức Benedicto chứng kiến thấy Giáo hội, Cha Zuhlsdorf đã viết, “đang bị xét xử như ông Gióp, bị tước bỏ mọi thứ như Chúa của chúng ta trước Thánh Giá. Chúng ta phải quay trở về “Tôn kính phụng vụ thiêng liêng,” và “sáng tạo những nơi mà Đức tin và tình yêu có thể “trú ngụ.”
Michael Brendan Dougherty của National Review đồng ý rằng bức thư đó là một bức thư của người “buồn thảm.” Nhưng nó cũng “gay gắt” bằng những lời chỉ trích về văn hóa giáo sĩ. Đức Benedict đã vượt xa hơn cả những ý kiến bảo thủ về cuộc khủng hoảng lạm dụng - đổ lỗi cho sự lỏng lẻo về đạo đức và “mạng lưới các linh mục xâm hại tình dục” - hoặc ý kiến tự do, đổ lỗi cho một ý tưởng độc đoán, ý tưởng “thuyết giáo quyền” của chức linh mục. Thay vào đó, Đức Benedict bắt đầu “liên hệ đến tình trạng hỗn loạn đạo đức trong Giáo hội với tinh thần báng bổ. Ngài phê phán một thái độ ngẫu nhiên hoặc thiếu sót nhất định đối với Thiên Chúa trong Giáo hội” - đặc biệt là trong việc lạm dụng Bí tích Thánh Thể.
Một số ít giám mục bình luận tức thời. Một trường hợp ngoại lệ là Đức cha Joseph Strickland của Tyler, Texas, ngài đã tweet: “Hãy để chúng tôi lưu ý đến phân tích cách nói chân thành của ngài về những tệ nạn đã gây tai họa cho thế giới và Giáo hội của chúng ta. Chúng ta hãy chú ý đến lời kêu gọi từ tội lỗi đến đức hạnh.”
Không phải ai cũng đồng ý rằng Đức Benedict đã giải quyết được cốt lõi vấn đề. Trên Twitter, Ross Douthat của tờ New York Times nói rằng nguyên nhân của cuộc khủng hoảng lạm dụng rộng hơn Đức Benedict thừa nhận: cả hai từ thuyết giáo quyền cổ đại và thời kỳ hỗn mang của thập niên sáu mươi. Cả hai lỗi lầm ‘tự do’ và ‘những người bảo thủ.’ Một số học giả, trong khi đó, đã mô tả bức thư này là “lúng túng” và như “một bức tranh biếm họa.”
Một linh mục giáo xứ, người không muốn được nêu tên, đã tập trung vào những nhận xét của Đức Benedict, về sự đồi trụy của các chủng viện và làm suy yếu bản sắc linh mục. Vị linh mục nhận xét: “Văn hóa Công giáo của chúng ta, đặc biệt là chúng ta đã biết nó ở cấp giáo xứ và trải nghiệm nó trong hệ thống chủng viện, trở thành một cái lò ấp trứng cho một động lực lạm dụng trong các mối quan hệ người lớn / vị thành nên liên quan đến quan hệ tình dục tàn ác không thích đáng (chải chuốt, dâm thị, tiếp xúc tình dục xúc giác, và ‘tình bạn’ với sự chênh lệch kiểm soát giữa người lớn và trẻ vị thành niên) và “tinh thần hóa’ những mối quan hệ quyền lực không lành mạnh. Điều này đã nảy sinh nhi tính giữa hàng giáo sĩ - cả trong các dòng tu và trong hàng ngũ giáo sĩ thế tục, đặc biệt là giám mục / linh mục sôi nổi.”
Đối với Sohrab Ahmari trên tờ New York Post, trọng tâm của bức thư là bài phê bình về “sự lỏng lẻo đạo đức đã cuốn trôi Giáo hội” trong thập niên 1960. “Những người nổi loạn trẻ tuổi năm 1968, Đức Benedict viết, đấu tranh cho ‘tự do tình dục bằng mọi phương kế, một quy tắc mà không còn thừa nhận bất kỳ quy tắc nào nữa.’” Đức Benedict, “đổ lỗi cho các giáo sĩ và những nhà thần học những người mà, hậu quả của Công Đồng Vatican II, từ bỏ luật tự nhiên - quan niệm rằng đạo đức được viết vào chính bản chất con người và do đó có thể được nắm bắt bởi lý trí của con người - về một đạo lý ‘thực dụng’ hơn.” Đạo lý mới này đã bác bỏ những điều tuyệt đối về đạo đức để ủng hộ chủ nghĩa tương đối.
Trên tập san First Things, RR Reno đã nhận xét rằng “Cuộc cách mạng '68 luôn xuất hiện rất lớn trong những báo cáo của Đức Benedict.” Đúng vậy: cuộc cách mạng đó đã phá vỡ các lệnh cấm, ức chế và các quy tắc ổn định cần thiết để kiềm chế sự ham muốn của con người, và do đó đã góp phần cho những điều kiện trong đó hành động phi pháp tình dục của giáo sỹ và lạm dụng mưng mủ.” Người ta có thể đi xa hơn, Reno viết: tinh thần của thập niên 60 “đã nối tả và hữu trong sự nhất trí tân tự do đề tìm kiếm sự đồng thuận tối đa cho mục đích tạo sự giàu có (cánh hữu điều tiết kinh tế) và phát hành tối đa vì mục đích thỏa mãn cá nhân và tự chấp nhận “cánh ta quy định về văn hóa.)
Cuộc cách mạng này đã thay đổi sâu sắc Giáo hội - và thực sự, Công Đồng Vatican II chịu trách nhiệm một phần cho cuộc cách mạng này. Bây giờ, nói rằng, tất cả chúng ta “cần phải thực hiện đầy đủ các biện pháp của thế kỷ XX.”
Nguyễn Minh Sơn
504 13-04-2019