“Nếu nhân loại nắm được năng lượng của tình yêu, thì đây là lần thứ nhì trong lịch sử, chúng ta khám phá ra được lửa”. Pierre Teilhard de Chardin
“Nếu nhân loại nắm được năng lượng của tình yêu, thì đây là lần thứ nhì trong lịch sử, chúng ta khám phá ra được lửa”. Pierre Teilhard de Chardin
Mặc áo truyền thống Anh giáo và giảng trong nhà nguyện xinh đẹp Thánh Georges ở lâu đài Windsor, Giám mục Michael Bruce Curry đã giảng trong đám cưới của hoàng tử Harry và cô Meghan Markle.
Giám mục Curry là giám mục gốc Phi châu đầu tiên chủ tịch Giáo hội Anh giáo ở Mỹ, hoàn toàn hiệp thông với Giáo hội Anh giáo, ngài là giám mục Mỹ đầu tiên giảng trong một đám cưới hoàng gia. Người công giáo tham dự đám cưới hoàng gia ngạc nhiên và thích thú khi nghe Giám mục Curry nhắc đến một hình ảnh phá cách khác, triết gia Dòng Tên, nhà cổ sinh vật học Pierre Teilhard de Chardin.
“Nếu nhân loại nắm được năng lượng của tình yêu, thì đây là lần thứ nhì trong lịch sử, chúng ta khám phá ra được lửa”. Pierre Teilhard de Chardin
Giám mục Curry mô tả Linh mục Teilhard như “một trong những tư tưởng gia vĩ đại của thế kỷ 20”. Ám chỉ đến khảo luận “Tiến hóa của sự khiết tịnh” của Teilhard, Giám mục Curry nói: “Sự khám phá, sáng chế và khai thác lửa là một trong các khám phá khoa học và kỹ thuật lớn nhất của lịch sử nhân loại”.
Giám mục nói thêm: “Nếu nhân loại nắm được năng lượng của tình yêu, thì đây là lần thứ nhì trong lịch sử, chúng ta khám phá ra được lửa”.
Các người công giáo theo dõi đám cưới hoàng gia đã viết trên Twitter ngay để bày tỏ sự ngạc nhiên của họ khi thấy nhận xét của linh mục Dòng Tên được nhắc đến trong một đám cưới Anh giáo.
Ai là linh mục mà giám mục Curry cho là “nhà thông thái, nhà học giả, nhà thần nghiệm?”. Năm 2005, giáo sư Thomas M. King ở Mỹ đã viết: “Năm 1955 khi linh mục Teilhard qua đời, ngài đã nổi tiếng trong giới khoa học Mỹ về công tình nghiên cứu của ngài về địa chất ở Á châu, về con người ở Bắc Kinh. Nếu không, gần như không ai biết đến ngài”.
Theo giáo sư King, thần học gia và nhà cổ sinh vật học, Linh mục Teilhard đã đưa ra một suy nghĩ mới, cho rằng “Chúa Kitô đã dần dần kết hợp tất cả mọi thứ để trở nên Đấng mà trong Ngài mọi thứ kết hiệp với nhau”. Tuy nhiên, các bài viết của ngài gây tranh cãi vì pha ngôn ngữ khoa học xung quanh tiến hóa vào với linh đạo công giáo, ngài kêu gọi tín hữu kitô làm việc trong thế giới thế tục để Chúa Kitô có thể được tìm thấy ở đây.
Giáo sư King cho rằng, sau khi ngài qua đời, tác phẩm của linh mục Teilhard có một ảnh hưởng lớn đến Công đồng Vatican II. Ông viết, Hiến chế Mục vụ của Giáo hội trong thế giới hiện đại của Công đồng (1963) gặp thế giới thế tục, nhấn mạnh đến giá trị của thế tục và những điều kỳ diệu của kỹ thuật. Các nhà khoa học làm việc ‘với một tinh thần khiêm tốn và cân bằng’, được dẫn dắt bởi bàn tay của Chúa như Omega, ‘mục đích của lịch sử nhân loại’.
Ngày nay, Giáo hội công nhận ảnh hưởng của Teilhard trên các quan hệ hiện đại với khoa học và thế giới thế tục. Đức ông Melchor Sanchez de Toca, phó chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa ghi nhận, công việc của Teilhard là cách mạng vì “đây không phải chỉ đơn giản giải hòa khoa học với đức tin; nhưng ngài đã tích hợp, tạo ra một cái nhìn duy nhất và toàn thể”.
Tháng 11 vừa qua, các người tham dự cuộc họp khoáng đại của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa đã xin Đức Phanxicô dỡ bỏ “cảnh báo” (monitum) đặt trên các tác phẩm của Teilhard vào năm 1962. Cảnh báo chính thức chống lại tác phẩm của ngài không còn giá trị, họ lập luận, vì “tầm nhìn tiên tri của ngài đã và đang truyền cảm hứng cho các nhà thần học và khoa học” và công trình nghiên cứu của ngài rõ ràng đã được bốn giáo hoàng trích dẫn.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch