Sidebar

Thứ Sáu
20.09.2024

Các công trường của Đức Phanxicô trong năm 2018

 

Năm 2018, Đức Phanxicô chưa muốn làm chậm nhịp làm việc của mình, ngài huy động để lo cho giới trẻ và các hồ sơ trọng yếu thì không thiếu.

Giải quyết cơn khủng hoảng ở Vatican

Thách thức hàng đầu chờ Đức Phanxicô trong năm 2018 là chuyện nội bộ. Ở Rôma, ở Vatican, cơn khủng hoảng tiềm tàng chưa nổ ra ở dinh tông tòa. Triệu chứng gần đây được chính Đức Giáo hoàng nói lên ngày 21 tháng 12-2017. Khi đọc lời chúc cho Giáo triều La Mã, ban quản trị trung ương, Đức Phanxicô xin họ củng cố “giao tiếp với Phêrô”, có nghĩa là với ngài. Như các lần trước, ngài công khai tấn công các “lôgic không quân bình và thoái hóa của các âm mưu và các nhóm nhỏ” mà ngài xem như “ung thư gặm nhắm các cơ quan giáo triều”. Ngài cũng tố cáo nhiều giám chức cao cấp đã hành động như những người “phản bội”. Họ “phản bội” lòng tin và “lợi dụng tình mẫu tử của Giáo hội”. Họ để mình bị “thoái hóa bởi tham vọng và danh vọng hảo”. Và khi họ tế nhị tách rời thì một cách sai lầm, họ tự xem mình  là “nạn nhân của hệ thống”, của “giáo hoàng không nắm vững”… thay vì mea culpa nhận lỗi của mình…”. Đức Phanxicô muốn nói đến Đức Hồng y Müller, cựu bộ trưởng bộ Tín Lý. Hồng y đã không được tái bổ nhiệm khi hết nhiệm kỳ năm 2017. Hồng y Müller là người thân cận với Đức Bênêđictô XVI, ngài không che giấu việc mình chống Đức Phanxicô, nhất là về vấn đề người ly dị tái hôn.

Một bầu khí độc hại khác: một quyển sách vừa được xuất bản chỉ trên Internet bằng tiếng Ý và tiếng Anh, nhanh nhẹn luân lưu một cách dấu giếm. Quyển sách có tựa đề Giáo hoàng độc tài, Il papa dittatore!

Trên thực tế, điều gì che giấu trong cuộc đấu quyền ở cấp cao của Giáo hội công giáo này? Tháng tư sắp đến, Đức Giáo hoàng 81 tuổi sẽ bước qua năm năm giáo triều. Ngài biết thì giờ của mình có giới hạn. Không phải lúc nào ngài cũng nghe theo lời khuyên nên cẩn thận, dưới trách nhiệm của mình, ngài hướng dẫn các cải cách Giáo hội theo bốn ưu tiên hàng đầu của ngài: người nghèo là trên hết từ người vô gia cư đến người di dân; đặt lòng thương xót lên trên sự cứng nhắc của lề luật luân lý; đổi ngược kim tự tháp của Giáo hội, Tòa Thánh là phục vụ chứ không còn ở cấp cao của các giáo phận; cai quản không còn theo chế độ mệnh lệnh tối thượng, nhưng là theo dân chủ, dựa trên tinh thần thượng hội đồng giám mục, chứ không còn theo hệ thống cấp bậc.

Sự thay đổi về mặt văn hóa, thói quen thế tục công giáo làm một số người vui nhưng cũng có một số giám mục, hồng y cảm thấy lo lắng, mất ổn định. Vì thế rõ rệt là có cuộc khủng hoảng trong hàng giáo sĩ.

Thuyết phục giới trẻ

Tầm mức nổi tiếng thế giới của Đức Phanxicô chưa bao giờ lên cao như vậy. Với 40 triệu người theo, tài khoản Twitter của ngài là một trong các tài khoản của các nhân vật được theo nhiều nhất thế giới. Đó chỉ là một chỉ dẫn nhưng nó phản ảnh ý kiến của đại đa số quần chúng. Các khó khăn nội bộ Đức Phanxicô gặp ở Vatican thì rất nhỏ so với tầm rộng lớn của cử tọa thế giới mà Đức Phanxicô có được trên thế giới, vượt ra ngoài khuôn khổ người công giáo.

Ngài cũng được cảm tình với các tôn giáo lớn khác, Đức Phanxicô rất được họ yêu mến. Bàn tay của ngài mở ra với người hồi giáo, ở Băng-la-đét vào đầu tháng 12 khi ngài nâng đỡ người Rohingya, một sắc dân thiểu số người hồi giáo, với các cuộc gặp gỡ thường xuyên với các nhà chức trách của đại học tối cao hồi giáo al-Azhar ở Ai Cập, cải thiện cái nhìn của người hồi giáo về Giáo hội công giáo. Cũng một phương cách này, ngài không bỏ qua một cơ hội nào để gần với thế giới tin lành, đặc biệt trong lãnh vực phúc âm mà ngài cảm thấy rất gần. Sự đổi mới hình ảnh công giáo, được Đức Phanxicô mong muốn và vun trồng là điều không chối cãi được, thêm nữa lại vượt ra ngoài thế giới của những người tin và nơi những người tin nhưng không ở trong đạo công giáo. Trong nội bộ, năm 2018, ngài kêu gọi có một thượng hội đồng về giới trẻ, một lời kêu gọi chưa từng có kể từ sau Đức Gioan-Phaolô II.

Trong một năm, Đức Phanxicô sẽ chuẩn bị cho Ngày Thế giới Trẻ được tổ chức ở Panama vào tháng 1 năm 2019 để giao lưu với giới trẻ Mỹ châu. Nhưng ngài còn chuẩn bị kỹ lưỡng hội đồng các giám mục dành cho giới trẻ và cho ơn gọi, chương trình sẽ được thực hiện ở Rôma vào tháng 10 năm 2018. Nếu chuyện này chỉ làm cho ngài thì Đức Phanxicô sẽ làm đầy phòng họp hội đồng Rôma với người trẻ, phòng này bình thường dành cho các giám mục, nhưng chuyện không thể được! Tuy nhiên tuổi trẻ luôn được lắng nghe và Đức Giáo hoàng muốn được như vậy. Giữa tháng ba, các phái đoàn đại diện cho giới trẻ sẽ về Vatican để chuẩn bị cho thượng hội đồng giới trẻ này, hoàn tất các kết quả của các câu hỏi đã được gởi đi từ năm ngoái cho giới trẻ công giáo để biết các mong chờ của họ đối với Giáo hội. Đức Phanxicô thật sự muốn đặt người trẻ và ơn gọi lên hàng đầu triều giáo hoàng của mình. 

Các chuyến đi: mục đích là Trung quốc

Đường hướng chính trị trong các chuyến đi của Đức Phanxicô là tránh mọi lý lẽ của quyền lực. Có thể đây là một trong các cách giải thích của bí ẩn lớn của triều giáo hoàng của ngài: tránh đi về quê hương Argentina của mình. Sau khi đi Chi-lê và Pêru vào giữa tháng 1 năm 2018, gần như Argentina là nước Châu Mỹ La Tinh duy nhất mà Đức Giáo hoàng chưa về thăm! Vậy mà đã năm năm, các dịp thì không thiếu. Theo một số người, Đức Phanxicô tránh một cuộc trở về huy hoàng ở nước mình. Có người thì cho rằng, ngài suy niệm lời Chúa Kitô “không ai làm tiên tri ở xứ mình”…

Trên các đại lộ của các thành phố lớn, Đức Phanxicô hẳn chỉ thích các vùng ngoại vi. Và đây có thể là triết lý của người chu du khắp nơi trên thế giới: nâng đỡ các Giáo hội công giáo nhỏ như ngài sẽ thăm các nước vùng Ban-tích vào mùa thu, thăm Giáo hội Ai Len đang đau khổ vào tháng 8. Trong chiều hướng này, một chuyến đi Phi châu đang được nghiên cứu. Cũng như chuyến đi Ấn Độ, nơi người tín hữu công giáo bị bách hại cũng được dự trù trong năm 2018.

Một dự trù khác đang được tiến hành, mà các tin chính thức phủ nhận cứ liên tục phủ nhận nhau, cho thấy một loạt các dấu hiệu vừa kín đáo, vừa kiên nhẫn để chuẩn bị cho một chuyến đi: Trung quốc! Đức Phanxicô rất muốn đến đất nước này, dù ngài phải thích ứng với sự phức tạp, thật hiếm nhưng xứng đáng, của châu lục này. Với các tín hữu công giáo bị chia rẽ giữa những người hợp tác và không hợp tác với chế độ cộng sản. Và với chính quyền Bắc Kinh, sợ có nguy cơ chính trị lớn khi mời một giáo hoàng có sức thu hút đám đông, người, mà với sự hiện diện của ngài đảm bảo cho một tinh thần mở ra.

Còn nước Pháp thì sao? Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hứa sẽ đến Vatican và đến đền thờ Thánh Gioan Latran, nơi ông sẽ được nhận tước hiệu cao quý kinh sĩ, một chức vị mà cựu Tổng thống Pháp François Hollande luôn cẩn thận tránh, đây cũng là một dịp để Tổng thống Macron mời Đức Giáo hoàng đến thăm nước Pháp, người con cả của Giáo hội công giáo. Chuyến đi Vatican của Tổng thống macro dự định vào đầu năm 2018. Thêm nữa, Đức Phanxicô có lòng kính mến Thánh Têrêxa Hài Đồng đặc biệt: năm 2018 có mang lại tin ngạc nhiên cho chuyến đi Pháp của ngài không?

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

633    02-01-2018