Sidebar

Thứ Hai
16.09.2024

Các giám mục Ba Lan khẳng định: Phá thai không thể được xem là dịch vụ y tế thiết yếu

Các giám mục Ba Lan khẳng định: Phá thai không thể được xem là dịch vụ y tế thiết yếu


 
Bằng những từ ngữ mạnh mẽ, các giám mục Ba Lan phản đối dự thảo Nghị quyết của Nghị viện châu Âu về tình trạng sức khỏe và các quyền về sinh sản và tình dục ở châu Âu., trong đó xem phá thai là quyền của con người. Các ngài nói rằng dự thảo phân biệt đối xử cách bất công đối với trẻ em chưa được sinh ra.

Stanislaus-Gadecki.jpeg
Đức tổng giám mục Stanislaus Gadecki, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan

 

Nghị quyết có tên ‘Matić Report’, được gọi theo tên Nghị sĩ Predrag Fred Matić của Croatia, xem phá thai là một “dịch vụ y tế thiết yếu” và “quyền của con người”. Hồi tuần trước, Ủy ban Hội đồng Giám mục của Liên minh Châu Âu (COMECE) chỉ ra rằng tài liệu này là "một chiều", phủ nhận "quyền cơ bản về sự phản đối của lương tâm" và vi phạm nguyên tắc phụ đới của Liên minh châu Âu. Quan điểm này sau đó đã được một số giám mục châu Âu lặp lại.

 

Phá thai là sự phân biệt đối xử bất công nhất

 

Đức Tổng Giám mục Stanisław Gądecki của giáo phận Poznań, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan, cũng đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ: “Phá thai luôn vi phạm quyền sống cơ bản của con người và càng đáng ghê tởm hơn vì nó ảnh hưởng đến sự sống của những người yếu đuối và dễ bị tổn thương nhất. Do đó, đó là biểu hiện của sự phân biệt đối xử bất công nhất.” Ngài kêu gọi tất cả các thành viên của Nghị viện châu Âu bỏ phiếu chống lại đề xuất này và nhấn mạnh rằng không thể thương lượng về các quyền cơ bản của con người và các giá trị không thể thương lượng”.

 

Không có "quyền phá thai"

 

Chủ tịch hội đồng giám mục Ba Lan cũng kêu gọi sự chú ý đến “thông tin sai lệch” trong văn kiện dự thảo khi nó nói về “quyền sinh sản và tình dục”, bao gồm cả việc phá thai, như là quyền cơ bản của con người và đòi buộc các quốc gia phải thực hiện chúng. Ngài nói rằng, trên thực tế, "không có tài liệu quốc tế nào về quyền con người", kể cả những tài liệu được tác giả của nghị quyết trích dẫn, đề cập đến sự tồn tại của "quyền phá thai". Ngược lại, những quy định quốc tế này đảm bảo quyền chung sống chống lại quyền giết người. "Các hiệp ước của Liên minh Châu Âu xác nhận nguyên tắc này về phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi người, quyền được sống…”.

 

Do đó, Đức cha Chủ tịch Hội đồng giám mục Ba Lan nhắc lại mối quan tâm và lo lắng của Giáo hội về khả năng phá thai có thể trở thành một “nhân quyền”: "Chỉ riêng việc hợp pháp hóa phá thai đã làm biến dạng sâu sắc đời sống xã hội thì nếu nó được xem là một 'dịch vụ y tế thiết yếu’ thì sẽ thế nào”.

 

 

Hồng Thuỷ
323    25-06-2021