Lawrence OP | Flickr CC BY-NC-ND 2.0 |
Kinh Thánh Tân Ước có ba bức thư của Thánh Phaolô gởi đến những cá nhân, là Timôthê và Titô, đúng hơn là gửi đến một cộng đoàn.
Kinh Thánh Tân Ước có đầy đủ các bức thư được gửi đến các cộng đoàn Kitô giáo sơ khai, chẳng hạn như cộng đoàn Côrintô, cộng đoàn Êphêsô hay cộng đoàn Thêxalônica.
Tuy nhiên, Tân Ước cũng chứa ba bức thư được gửi đến những cá nhân, đó là hai bức gửi cho Thánh Timôthê và một cho Thánh Titô.
Timôthê và Titô là ai?
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã mang đến một suy tư về hai vị thánh này trong một buổi tiếp kiến chung vào năm 2006, nhằm giải thích việc Thánh Phaolô đánh giá cao hai vị thánh này như thế nào.
Hôm nay chúng ta hãy nhìn vào hai cộng sự viên thân cận nhất [của Thánh Phaolô] là Timôthê và Titô... Trong những bức thư của mình, Thánh Phaolô đề cập đến [Timôthê] ít nhất là 17 lần... Từ đó, người ta có thể suy ra rằng Thánh Phaolô rất quý trọng Timôthê... Thật vậy, vị Thánh Tông đồ đã giao cho Timôthê những sứ mạng quan trọng và gần như đã xem Timôthê như một con người khác của chính mình (một alter ego).
Tương tự, Titô cũng tỏ ra là một người bạn đồng hành xứng đáng và cũng được giao những nhiệm vụ quan trọng.
Trong thư gửi Titô, Thánh Tông đồ đã ca ngợi Titô và mô tả vị thánh này là “người con đích thực trong một đức tin chung” của mình (Tt 1,4)... Từ Côrintô, Titô lại được Thánh Phaolô sai đi - Thánh Phaolô đã gọi Titô là “bạn đường, và cũng là người cộng tác thân tính trong việc phục vụ anh em”(2 Cr 8,23) - để tổ chức những buổi lạc quyên cuối cùng cho các Kitô hữu ở Giêrusalem.
Đôi lúc Thánh Phaolô có thể trông giống như một vĩ nhân và chúng ta có thể nghĩ rằng ngài đã làm mọi thứ một mình. Tuy nhiên, rõ ràng trong các bức thư của mình, Thánh Phaolô đã dựa vào nhiều người, kể cả Timôthê và Titô, như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhận xét.
Nếu chúng ta cùng nhau xem xét hai nhân vật Timôthê và Titô, thì chúng ta sẽ nhận thức được một số sự kiện rất quan trọng. Điều quan trọng nhất là khi thực hiện sứ mạng của mình, Thánh Phaolô đã tận dụng những cộng tác viên... rõ ràng là ngài đã không làm mọi thứ một mình, mà dựa vào những người đáng tin cậy, những người đã chia sẻ ý hướng và trách nhiệm với mình.
Sự kiện này nhắc nhở chúng ta rằng trong đời sống Kitô hữu, chúng ta không nên tự mình làm tất cả mọi thứ và cần đến sự giúp đỡ của người khác để vừa loan báo Tin Mừng, nhưng cũng vừa để sống Tin Mừng hàng ngày.
Tác giả: Philip Kosloski - Nguồn: Aleteia (26/01/2022)
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên