Sidebar

Thứ Tư
24.04.2024

Cách các Kitô hữu trên khắp thế giới mừng Lễ Hiển Linh

shutterstock361678715
 Stefan Kunchev Kunchev | Shutterstock


“Phúc lành từ Nước” là một truyền thống được thực hiện trong dòng nước lạnh giá, điều vốn không dành cho những người thiếu can đảm.

Sau hơn một năm các sự kiện bị hủy bỏ đại dịch, các giáo phái Kitô giáo trên khắp thế giới đã tổ chức các buổi lễ kỷ niệm sôi nổi mừng Lễ Hiển Linh. Ngày này được đánh dấu bằng hai cuộc kỷ niệm riêng biệt: những người Công giáo kỷ niệm ngày Ba Vua đến kính viếng Chúa Hài Đồng, còn với người Chính thống giáo thì kỷ niệm việc Chúa Giêsu chịu phép rửa.

Vatican

Tại Thành phố Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tổ chức một Thánh lễ truyền thống vào Lễ Hiển Linh, một từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự tỏ mình. Ngày lễ này kỷ niệm sự mặc khải về Thiên Chúa nhập thể Chúa Giêsu Kitô và kỷ niệm cuộc kính viếng Chúa Hài Đồng của ba đạo sĩ. Trong bài giảng của mình, Đức Giáo Hoàng gọi chuyến đi của các đạo sĩ đến Bêlem là một cuộc hành hương được thúc đẩy lòng khao khát. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói:

Họ có lý do tuyệt vời để không ra đi. Họ là những nhà thông thái và nhà thiên văn, nổi tiếng và giàu có. Một khi đã đạt được sự an toàn về văn hoá, xã hội và kinh tế như vậy, họ có thể an tâm với những gì họ biết và có. Trái lại, một câu hỏi và một dấu hiệu đã làm họ cảm thấy bồn chồn: “Vua người Do Thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương… ” (Mt 2,2).

Tây Ban Nha


Tại Madrid, những người Công giáo
Tây Ban Nha đã tập hợp để ăn mừng sau khi các cuộc diễu hành “cabalgata” truyền thống bị hủy bỏ vào năm 2021. Năm nay, Cuộc diễu hành Ba Vua đã diễn ra không gặp khó khăn, với khoảng 7.000 người xếp hàng trên các đường phố. Ba nhà đạo sĩ - Melchior, Gaspar và Balthasar - ăn mặc trang trọng và ngồi trên những chiếc xe rước khổng lồ để vẫy chào những người đi diễu hành.

Trong những năm trước, các đạo sĩ có truyền thống lấy đồ ngọt cho đám đông từ những chiếc xe rước của họ, nhưng năm nay đồ ngọt đã không được dùng đến vì các hạn chế của đại dịch. Sau cuộc diễu hành, các đạo sĩ được ngồi lại để chào đón các trẻ em (giống như ông già Noel ở các trung tâm thương mại), nhưng bọn trẻ không được phép đến quá gần các vị vua, vì lệnh giãn cách xã hội. Tất cả mọi người có mặt dịp lễ hội này đều phải đeo khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Bất chấp những thay đổi nhỏ do lo ngại về đại dịch, cuộc diễu hành đã diễn ra không gặp trở ngại nào, cùng với đó là những người biểu diễn đã mang đến một màn trình diễn tuyệt vời. Một trong những cảnh tượng đẹp nhất là những con rối hình gấu Bắc Cực khổng lồ, những con rối này được gắn vào những người diễu hành để làm cho chúng trông như đang bước đi. Theo hãng tin AP, vào ngày hôm sau, hoàng gia Tây Ban Nha đã trao tặng những huân chương đặc biệt cho 16 quân nhân, theo một nghi thức vào dịp Lễ Hiển Linh đã có từ năm 1782.

Thỗ Nhĩ Kỳ


Tại Istanbul,
Đức Thượng phụ Đại kết Chính thống giáo Bartholomew I đã cử hành một Thánh lễ đặc biệt để tưởng niệm việc Chúa Kitô chịu phép rửa. Đức Bartholomew, người mà gần đây đã được hãng tin AP ghi nhận là đã hồi phục sau khi mắc COVID-19 và đã trải qua việc phẫu thuật về tim, sau đó đã giám sát truyền thống “Phúc lành từ Nước” (“Blessing of the Waters”).

Đức Thượng phụ Bartholomew đã ném một cây thánh giá bằng gỗ xuống vùng nước của vịnh Sừng Vàng (Golden Horn) và một nhóm người bơi lặn xuống vùng nước lạnh giá này để tìm cho bằng được cây thánh giá. Cây thánh giá năm nay được tìm ra bởi Galip Yavuz, 36 tuổi, người cho biết rằng đây là năm thứ 5 anh tham gia vào cuộc thi đấu giao hữu này. Người chiến thắng được cho là sẽ có một năm đầy may mắn.

Đảo Síp


Đảo Síp cũng đã tổ chức cuộc thi “Phúc lành từ Nước”, mặc dù đây là một sự kiện có quy mô nhỏ hơn so với bình thường, doảnh hưởng của đại dịch trên toàn thế giới. Chỉ ba người đương đầu với dòng nước lạnh giá của Vịnh Larnaca để tìm ra cây thánh giá bằng gỗ. Buổi lễ này được chủ trì bởi nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống Hy Lạp, Đức Tổng Giám mục Chrysostomos II, ngài cũng là người đã ném cây thánh giá xuống dòng nước.

Bulgaria


Các cộng
đoàn Kitô giáo của Bulgaria cũng không chịu thua kém về phương diện các cuộc lễ hội liên quan đến nước. Ở sông Tundzha, cạnh thị trấn Kalofer, hàng trăm thanh thiếu niên đã đứng dưới làn nước lạnh giá để nhảy múa và ca hát. Một số người trong số họ thậm chí còn mang theo các nhạc cụ như kèn túi và trống lớn, những thứ hầu như không thể dùng được dưới nước.

Những người này phô bày niềm vui của họ trong trang phục truyền thống, vẫy cờ Bulgaria và đứng đan tay vào nhau. những con người này vốn trông có vẻ ngoài vô cùng lạnh lùng, nhưng chắc chắn đây là ngày mừng lễ náo nhiệt nhất của họ. Chẳng có gì cần phải thận trọng vì những người tham dự đã bỏ qua sự dè dặt vốn có để cùng nhau mừng đón dịp kỷ niệm Kitô giáo độc đáo này.

Ba Lan


Ba Lan là điểm nóng của
dịp Lễ Hiển Linh, với 667 cuộc diễu hành ở các thị trấn và thành phố của Ba Lan. Mặc dù số lượng các cuộc diễu hành như thế nghe có vẻ bình thường, nhưng hãng tin CNA cũng lưu ý rằng trước khi đại dịch bùng phát đã có 820 cuộc diễu hành như thế hàng năm vào dịp Lễ Hiển Linh. Tuy nhiên, năm nay có khoảng 200 cuộc diễu hành nhiều hơn so với năm 2021.

Trong buổi kỷ niệm của người Ba Lan, cuộc diễu hành gần giống như một cuộc rước Giáng sinh. Các đạo sĩ cưỡi lạc đà của họ đi dọc theo tuyến đường diễu hành, như thể họ đang đi theo ngôi sao Bêlem. Vào cuối cuộc diễu hành, ba diễn viên đóng vai các đạo sĩ xuống ngựa và cúi đầu trước Chúa Giêsu và Thánh Gia. Trên đường đi, họ được các tín hữu tương trợ bằng việc hát lên các bài thánh ca và các bài ca mừng Giáng sinh.

Tác giả: J-P Mauro - Nguồn: Aleteia (09/01/2022)
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

468    11-01-2022