Sidebar

Thứ Bảy
12.10.2024

Cách đây 500 năm, cây thánh giá đầu tiên được dựng lên ở Việt Nam

Ngay từ đầu, Giáo hội kitô giáo Việt Nam đã được sinh ra trong môi trường đầy cả thử thách, tạo một Giáo hội của những người kháng cự, một Giáo hội tuy nhỏ nhưng được xây dựng vũng chắc. Năm 2018, Giáo hội công giáo Việt Nam mừng 500 năm ngày thành lập.
Cách đây 500 năm, cây thánh giá đầu tiên được dựng lên ở Việt NamCách đây 500 năm, cây thánh giá đầu tiên được dựng lên ở Việt Nam



Ngày 19 tháng 6 – 2018, các buổi lễ khai mạc cho năm kỷ niệm đã bắt đầu. Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tòa Giám mục Hà Nội, đã long trọng cử hành thánh lễ ở đền thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Kiện Khê. Tổng cộng đã có 20 000 giáo dân tham dự các sự kiện đầu tiên của năm kỷ niệm. Năm 2018 là năm mừng 500 năm nước Việt Nam được rao giảng Tin Mừng và 30 năm ngày 117 Thánh tử đạo được Đức Gioan-Phaolô II phong thánh ở quảng trường Thánh Phêrô, 19 tháng 6 – 1988. Năm kỷ niệm sẽ kết thúc vào ngày 24 tháng 11 năm 2018

Đức Giám mục Nguyễn Chí Linh, chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam kêu gọi giáo dân “sống tinh thần tử đạo để làm chứng cho Tin Mừng” trong bối cảnh đất nước Việt Nam hiện nay. Ngài khuyên giáo dân thăm viếng những người sống trong hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, tù đày hay sống cô quạnh vì đây là “con đường hành hương đi về với Chúa Kitô”.

Một Giáo hội của các vị tử đạo

 Ngay từ thế kỷ 16, khi Tin Mừng bắt đầu được rao giảng ở Việt Nam thì các tín hữu kitô đã bị bách hại. Nhưng sự bách hại lớn nhất là vào thời nhà Nguyễn, triều đại vua chúa cuối cùng của Việt Nam. Kể từ năm 1802, triều đại nhà Nguyễn trị vì 143 năm, trong thời này, tổng cộng có 300 000 tín hữu kitô bị giết vì tôn giáo của mình.

Dưới ảnh hưởng của chế độ thực dân Pháp, việc bách hại có giảm nhưng giáo dân lại bị bách hại khi chế độ cộng sản nổi lên. Các cơ sở công giáo bị đóng cửa, các linh mục ngoại quốc bị trục xuất.

117 thánh tử đạo Việt Nam

Cộng sản rất dè chừng với đạo công giáo, họ xem đạo công giáo là tôn giáo nước ngoài, vì thế có thể bị lợi dụng để chống chế độ và đất nước. Do đó họ không mấy ủng hộ việc Đức Gioan-Phaolô II phong thánh cho 117 vị thánh tử đạo Việt Nam. Đây là một sự kiện chưa từng có, chưa bao giờ có một số lượng đông các thánh tử đạo được phong cùng một lúc như vậy. Tầm quan trọng của việc phong thánh này đã làm cho đảng cộng sản chống đối công khai, cho đây là sự “cố tình can thiệp vào lịch sử cách mạng Việt Nam”.

Đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn nắm quyền lực, và vẫn còn các vụ bách hại các nhà trí thức kitô giáo. Chẳng hạn như trường hợp người viết blog công giáo Phêrô Phạm Minh Hoàng đã bị bắt ngày 23 tháng 6 năm 2017, ông bị tước quốc tịch, bị trục xuất đi Pháp mà không được phép gặp lại gia đình vẫn còn ở Việt Nam. Tuy nhiên theo Đức Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, thách thức lớn nhất của Giáo hội công giáo Việt Nam là việc tái xây dựng lại các cơ sở đào tạo, các trường học, các chủng viện, tất cả các cơ sở này đã bị nhà nước tịch thu: “Giáo hội gần như không còn gì. Chúng tôi phải lấy lại những gì chúng tôi đã bị mất!” Con số tín hữu kitô bị bách hại vào thế kỷ 19 là thời kỳ người công giáo bị bách hại nhiều nhất, con số này vẫn vậy từ thế kỷ 20. Năm 2000, kiểm tra dân số Việt Nam có 77,66 triệu dân, cũng năm này, các giám mục Việt Nam ước chừng có 5,23 triệu người công giáo, vào khoảng 6,7% đa số.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

964    28-06-2018