Một nhóm các tín hữu Trung Đông, trong đó có thanh niên trẻ Camil Cossa đã đến Lộ Đức ngày thứ năm 16 – 8, ngày kết thúc Ngày Hành hương Quốc gia ở Lộ Đức.
Với khăn quàng có hàng chữ “Tín hữu hành hương Trung Đông” làm mọi người chú ý đến, anh Camil Kossa là hướng dẫn viên ở đền thánh Lộ Đức. Anh sinh ở Bagdad, năm nay anh 35 tuổi và ở thành phố Nantes, anh có thói quen là anh cả cho các tín hữu Irak hay Syria khi họ đến Pháp.
Ở Lộ Đức anh tham dự vào nhóm “Tín hữu hành hương Trung Đông” cũng ở trong chương trình ngày Hành hương Quốc gia ở Lộ Đức rhh có những giờ cầu nguyện riêng bằng tiếng Ả rập hay Armenia.
Sau chín năm biệt xứ ở Giócđani, anh đến Nantes, nước Pháp khi mới 18 tuổi. Anh đã lập gia đình với một nữ tín hữu thuộc Giáo hội Cha-đê như anh và đã có hai con. Anh có tiệm ăn và nhiệt tình hướng dẫn những người mới tới. Anh giải thích: “Với kinh nghiệm của tôi, tôi có thể hướng dẫn các bạn trẻ để họ có thể vào đại học chẳng hạn”
Quen thuộc với thành phố Đức Mẹ
Anh cũng là một trong những người đầu tiên của hiệp hội “Thân hữu vùng Mésopotamia” hỗ trợ cho các tín hữu Đông phương hội nhập vào xã hội Pháp. Hiện nay có 90 gia đình sống trong vùng Nantes giống anh. Cũng như anh, có 310 tín hữu thuộc các Giáo hội công giáo Đông phương khác nhau sống tại Pháp đáp lời mời gọi của Lộ Đức. Rất nhiều người gốc ở vùng Mossoul hay Qaraqosh ở Irak và ở Syria, họ trốn thảm kịch đã xảy ra trên đất nước của họ.
Về phần anh, Camil Kossa rất quen thuộc với thành phố Lộ Đức: “Lần đầu tiên tôi đến đây là năm 2010, đây là chuyến đi làm cho tôi thật chấn động. Mùa hè năm 2014, tôi đi theo một nhóm người Irak, khi đó họ nghe nhóm Hồi giáo ISIS chiếm thung lũng Ninive và họ đã khóc”.
Theo hình ảnh của Thánh Bernadette
Năm nay anh biết nhiều hơn về đời sống của Thánh Bernadette, đặc biệt có tiếng vang với số phận của các tín hữu kitô biệt xứ. Anh vẫn còn cảm động khi nhắc đến “ngục tối” mà thánh nữ sống với gia đình: “Dù bị mất tất cả như trường hợp của nhiều gia đình Irak, Đức Mẹ cũng không bao giờ bỏ mình, theo hình ảnh của Bernadette”. Anh cũng cho biết, các tín hữu Irak rất gắn bó với Đức Mẹ Lộ Đức. Anh vừa cười vừa nói: “Người thân của chúng tôi còn sống ở Irak hay nơi khác thường hay nói với chúng tôi: họ mong có ngày được tới đây”.
Gắn bó với truyền thống, anh muốn trao truyền đức tin cho hai con: “Trước khi đi ngủ, chúng tôi cầu nguyện bằng tiếng Ả rập hay tiếng Armenia”. Anh cũng gắn bó với Giáo hội Paris là Giáo hội đã đón nhận anh.
Mỗi tháng một lần, giáo phận Nantes của anh có dâng thánh lễ theo nghi thức đông phương ở nhà thờ… Đức Mẹ Lộ Đức”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch