Sidebar

Chúa Nhật

05.05.2024

Cơ thể là mối dây bình đẳng của chúng ta

 

“Điểm ngoặt là nhìn Đức Phanxicô đi bộ một mình qua đường Corso để cầu nguyện trước Thánh giá nhiệm mầu ở nhà thờ San Marcell”.

Tác giả Marco Bracconi không che giấu cảm nhận ngưỡng mộ và biết ơn với cử chỉ này của Đức Phanxicô ngày chúa nhật 15 tháng 3, một tuần sau khi thế giới bị cách ly. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Đức Phanxicô đại diện cho tất cả mọi người, như thử ngài đến đây chờ mọi người chứ không phải để cầu nguyện.

Tác giả Bracconi không phải là người tin, ông là người công giáo như mọi người, với ông, các lời nói và cầu nguyện của giáo hoàng không ấn tượng lắm nhưng thực tế là qua chính sự kiện: người này đã di chuyển, đã đi trong thành phố hoang vắng, đã đặt con người của ngài, cơ thể của ngài vào trọng tâm chú ý của thế giới, khi cơ thể bị cấm xuất hiện trong xã hội, trong sự chung sống của xã hội dân sự. Tất cả điều này xảy ra khi tác giả viết một quyển sách nhỏ về “đột biến” mà xã hội phương Tây đang trải qua, có nghĩa là việc chuyển qua kỹ thuật số, trong số các tác động khác, cũng như sự phi vật chất hóa, sự biến mất của cơ thể cho tính đại diện của nó.

“Thật ra tôi muốn viết một quyển tiểu thuyết nói về việc thay thế đời sống bằng một khái niệm ‘lối sống’ và sự thay đổi toàn cầu về kỹ thuật số; sau đó thực tế vượt xa những gì tôi muốn kể theo trí tưởng tượng: đại dịch Covid-19 đã chặn cả thế giới trong một bức ảnh tĩnh. Vào thời điểm đó, sự chú ý của tôi tập trung vào một số mô hình đang nổi lên, trong đó nguy hiểm nhất là bầu khí của thế giới ngàn năm mà chúng ta thở trong hai tháng. Các cụm từ lặp đi lặp lại như bùa chú ‘sẽ không bao giờ như trước’, hoặc ‘có cái gì đó chưa bao giờ xảy ra’. Không, chuyện này không trở lại. Bắt đầu từ khía cạnh của một vấn đề không được đưa ra ánh sáng: chúng ta không những cách ly trong nhà, chúng ta còn ngồi hàng loạt trước thế giới kỹ thuật số và cuộc di tản tập thể này không những chỉ ở ngoài đường và nơi công cộng, mà còn từ thực tế của thể lý mạng đã không được nhấn mạnh cho đủ. Có lẽ vì thực tế là một cái gì chưa bao giờ thấy, một quá trình đã được tiến hành, được xem như điều hiển nhiên. Tôi quyết định viết quyển sách nhỏ, không còn là tiểu thuyết nữa nhưng dưới dạng một bức thư trực tiếp gởi đến virus, ‘tố cáo’ nó đã đưa ra một thực tế đang diễn ra nhưng không được chú ý. Và trong khi tôi suy nghĩ điều này thì tôi thấy hình ảnh Đức Phanxicô đi bộ một mình trên đường. Một trong những hình ảnh cực mạnh mà tôi chưa bao giờ thấy”.

Ông dành một vài trang cho cảnh đó trong bản văn cực kỳ sâu đậm của ông, đánh động bởi việc Đức Phanxicô muốn nói những gì ngài muốn nói “với cơ thể của ngài.” Một phần của chúng ta đã bị Covid-19 tấn công và Internet thay thế. Và vì thế đi bộ ở Rôma trở nên một cuộc chiến đấu. Một cơ thể và bị vùi dập đã chống lại kế hoạch cách ly. Ông muốn nói gì qua câu này?

Cử chỉ của Đức Giáo hoàng đột nhập vào đời sống trong ranh giới cứng nhắc của sự chính xác, biên giới mà chúng ta áp đặt lên chính mình với sự ra đời của kỹ thuật số. Trong ngôn ngữ của tôi, “mô hình chính xác” trái ngược với tâm linh, một mô hình của sự hoàn hảo hình học làm giảm mọi thứ gấp bội, ngay cả con người mà bản chất là bất toàn, nếu chúng ta muốn đi quá độ. Tầm mức cô đơn và ý nghĩa của thành phố được nhấn mạnh trên bước đi của Đức Giáo hoàng. Nhưng cả hai cách giải thích đều chưa đủ, hơi sợ hãi. Theo tôi, trong cử chỉ này có câu trả lời cho sự nhân lên của các chức năng kỹ thuật số của chúng ta. Trong quyển sách của tôi, tôi viết, cơ thể của Giáo hoàng là cơ thể “theo cấp số nhân trái ngược”, giảm xuống một cơ thể và chỉ nơi người này, duy nhất nơi người này, như thử ngài muốn nhắc chúng ta nhớ, bản sắc của chúng ta trên hết là cơ thể, là nhạy cảm. Sự việc đi ra ngoài đường và bảo vệ thế giới thật với cơ thể của mình, trong cách nhìn của tôi, đây là một trực giác cực mạnh (và cũng là ý thức) chống với việc phải vật chất hóa đời sống chúng ta.

Đây là câu trả lời của Bergoglio cho mô hình chính xác: một mặt công nhận tính duy nhất của cơ thể, về bản chất và vật chất của nó, mặt khác, ý tưởng nhân rộng của mạng làm giảm chủ thể chức năng của nó, kết thúc là theo chức năng người tiêu thụ.

Lời của ông nhắc tôi nhớ gần đây Đức Phanxicô mời gọi giáo dân “chuyển từ văn hóa tính từ sang thần học thể từ”.

Tuyệt vời, đúng vậy! Đối tượng, với cơ thể của mình, không thể thay thế qua về. Khi chúng ta là tài khoản, chúng ta không thể là chủ thể, không phải cá nhân hay xã hội, nhưng chỉ là cấp số nhân của mạng, của đối tượng, của “những thứ” chỉ có thể lèo lái hoặc bị lèo lái theo quyền lực. Đó là lý do vì sao tôi nói bình đẳng thực sự có thể và phải là bình đẳng của cơ thể, nhưng không bao giờ là như vậy. Bình đẳng dựa trên các biểu tượng tượng trưng là bình đẳng của các hệ thống toàn trị. Dân chủ thật sự cần thịt da.

Một vài ngày sau, Đức Giáo hoàng lại đi ra ngoài thêm một lần nữa, bằng xương thịt, ngài đến Quảng trường Thánh Phêrô hoang vắng và ẩm ướt, và trong số các điều, ngài tuyên bố những lời thật mạnh khi ngài nói chúng ta ảo tưỏng khi nghĩ rằng chúng ta “khỏe mạnh trong một thế giới đã bệnh.” Ông cảm thấy gì khi nghe những lời này?

Tôi gần như rớt xuống ghế: người duy nhất có bài phát biểu không xưa cổ ngàn năm hoặc có lời an ủi là chính ngài, Giáo hoàng. Các lời hợp lý và đáng tin cậy nhất đến từ thẩm quyền tôn giáo: nhắc chúng ta nhớ chúng ta đã bệnh, đã bị cô lập, Đức Phanxicô đã làm nhẹ tình huống, bỏ đi vầng hào quang xưa cổ khi ngài nói đây không phải là điều mới lạ tuyệt đối, cái Ác tuyệt đối. Cuối cùng phải công nhận giáo dân chúng ta xem Covid-19 như Satan và Đức Phanxicô nhắc chúng ta, nó chỉ là một con virus. Dĩ nhiên Đức Phanxicô cảm thấy mọi người sợ và phải gần gũi họ, nhưng ngài không bao giờ nâng virus lên thành kẻ thù. Có hai cách nhìn về tình trạng khẩn cấp và cách ly: hoặc giống “vật thay thế”, hoặc khởi đầu một thế giới mới, và Đức Phanxicô nhìn thấy nó theo cách đầu tiên, khi quay về với lịch sử. Như muốn nói: “Không có gì mới, một dịch bệnh là điều thường xuyên nhất chúng ta biết” và để cảnh báo “không đúng là không bao giờ có gì sẽ xảy ra như trước đây”. Vì vậy bức ảnh chụp ở đường Corso dưới mắt tôi như một kho báu của một thông điệp cụ thể vì nó khẩn cấp: “Nhìn xem, nếu chúng ta xây dựng một xã hội không có cơ thể, thế giới sẽ mất đi điều quan trọng nhất, bởi vì cơ thể là mối liên kết duy nhất của sự bình đẳng”. Với bước chân vượt trội này, Đức Phanxicô đã kéo dài bước chân của ngài, đi trước chúng ta và nói “Cha chờ con trong cơ thể này”. Ngài là người duy nhất không loại bỏ sự việc, rằng mâu thuẫn giữa vấn đề cuộc sống và biểu tượng của nó đã phần lớn diễn ra. Thậm chí một cuộc xung đột chung quanh chính ý tưởng về bình đẳng, vì nếu cơ thể bốc hơi thì bình đẳng không tồn tại, nó không còn như vậy, nó trở nên không thực tế.

Ông có thể đưa ra một vài ví dụ về cuộc xung đột xoay quanh tính trung tâm này của cơ thể không?

Người di cư. Tại sao chúng ta sợ họ? Vì họ đến với cơ thể trần trụi, dơ bẩn, họ cho chúng ta thấy trọn sự bê bối trong đó. Thông điệp của họ là: với cơ thể này, chúng tôi ngang hàng với quý vị. Vấn đề là chúng ta, với cơ thể ngày càng trừu tượng, biểu tượng và vật chất ngày càng ít, chúng ta không còn có thể thấy họ ngang hàng với chúng ta. Tôi không phải là người công giáo, nhưng bạn không cần phải là người công giáo để kết nối với ý tưởng một Thiên Chúa nhập thể và chết như tất cả mọi người: chính Chúa Kitô bị đóng đinh nhắc chúng ta nhớ cơ thể là mối dây liên kết bình đẳng đầu tiên và liên kết này áp dụng cho tất cả mọi người. Từ quan điểm này, cử chỉ của Bergoglio là cử chỉ kitô nhất có thể hình dung được. Chúng ta hãy suy nghĩ về câu hỏi chung: cơ thể có phải là yếu tố cơ bản trong trường hợp này không? Nền tảng của bí tích Thánh Thể nói “đây là mình Ta”, chứng minh rằng sự hiện diện của cơ thể không thể giảm xuống thành một biểu tượng hay một suy nghĩ. Cơ thể ở đó, nó ở đây và trên trái đất. Tôi muốn dùng chữ thân thuộc với Đức Phanxicô: sự gần gũi. Có phải đó là trung tâm của thông điệp kitô dựa trên tình yêu cho người anh em, chứ không dựa trên “kết nối” không? Tôi xúc động nhớ lại câu Đức Gioan XXIII xin chúng ta “âu yếm với con mình”. Một vuốt ve chạm bằng tay trên khuôn mặt này, khuôn mặt duy nhất mà chúng ta có. Không thể sản xuất lại, những gì sẽ luôn là “của chúng ta”.

Rốt cuộc đức tin kitô giáo cho thấy trước một sự phục sinh của cơ thể trong cốt tủy của thông điệp. Tuy nhiên một sự lên án của công nghệ sản xuất từ lời nói của ông, đây có phải là đột biến mà ông nói trong quyển sách công nghệ không? Một định mệnh bây giờ không tránh được không?

Không, nói rằng công nghệ là kẻ thù sẽ là một tiếp cận sai. Đúng là với “đột biến”, tôi muốn nói đến sự thay đổi trong thời gian cách ly. Nhưng đó là sự đột biến như chúng ta nói ở trên đã xảy ra liên tục, không phải là lý do trực tiếp của đại dịch: chúng ta, người Phương Tây đã phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống mạng, trên thực tế Internet đã trở thành một hệ thống thế giới chứ không còn đơn thuần là tiện ích. Tình trạng sức khỏe khẩn cấp chỉ đơn giản đưa ra sự thật này. Trong quyển sách, tôi lập luận Covid-19 chỉ hoàn thành một quy trình đã bắt đầu, trong đó trí tưởng tượng tập thể mạng trở thành cùng đích chứ không còn là phương tiện. Điều này để nói rằng công nghệ không phải là kẻ thù, nó không thể. Đối thủ là ý thức hệ của sự đổi mới kỹ thuật số. Và nó là đối thủ của những người quan tâm đến xã hội chúng ta, nhưng với cả những ai thiết thân với chiều kích thiêng liêng của con người. Vì lý do này, tôi tin tưởng sâu sắc, ngày nay một liên minh giữa những người tin và không-tin là chuyện không tránh được và còn hơn thế nữa: tự nhiên và sinh lý, vì dưới ánh sáng của những gì đã nói trước đây cả ngàn năm, việc đi tìm sự hợp lý trong đức tin không còn là nghịch lý. Các bạn còn nhớ, khi bắt đầu cách ly, các mạng xã hội đưa ra cảnh báo có thể các máy chủ sẽ bị hỏng không? Đó là một rủi ro không tồn tại, nhưng đáng sợ như một thực tế, một thảm họa. Ở đây, nỗi sợ hãi toàn cầu này đã làm nổi bật chiều không thể chạm đến được của thế giới hệ thống Internet. Sự thay thế kỹ thuật số đã trở thành toàn bộ, trò chơi trên Web không còn là hỗ trợ mà là thứ cần thiết để chúng ta sống, điều này đã thực sự “cứu” chúng ta trong trường hợp khẩn cấp. Đây là sự thay đổi địa vị văn hóa. Một quá trình che giấu cái bẫy toàn trị.

Không có gì lạ khi trong nhiều tháng qua chúng ta lặp lại sẽ không bao giờ chúng ta thoát được con virus này phải không? Và chúng ta cũng không nói nhờ làm việc thông minh và học tập điện tử, chúng ta sẽ không bao giờ quay lại như cũ phải không? Nhưng tôi tự hỏi: sẽ không quan trọng để không suy nghĩ, phân định và tách biệt sao? Chẳng hạn, chúng ta tự hỏi mình nghĩ gì về các trường đại học, nếu chúng ta muốn quan niệm chúng là những nơi quan trọng và sinh hoạt hay xem chúng chỉ là các cái hộp sản xuất các công nghệ. Còn làm việc từ xa thì sao? Liệu trung gian hòa giải kỹ thuật số trong sản xuất không có lợi cho sự đại diện mang tính biểu tượng của con người, với hệ thống quyền lực của nó, làm cho vai trò và chức năng chiếm ưu thế trên con người, tính từ trên danh từ sao? Rủi ro là xây dựng một hệ tư tưởng xung quanh hoạt động thông minh, thúc đẩy quá trình củng cố các cấu trúc xã hội của chúng ta, trong khi các cấu trúc xã hội cần được giữ cho mềm và trôi chảy, chấp nhận chúng, có nghĩa là sớm đưa chúng trở lại một trật tự chưa bao giờ dân chủ.

Từ quan điểm này, quyển sách của ông có một đặc tính  chính trị rõ ràng.

Đúng. Vấn đề thực tế phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến khía cạnh chính trị. Đó không phải là về công nghệ đối lập về mặt ý thức hệ, nó có thể sẽ ngớ ngẩn và lỗi thời. Nhưng tôi nghĩ rằng có một suy nghĩ khẩn cấp qua việc thực hiện nghi ngờ lành mạnh (mà bây giờ dường như tôi vẫn hoàn toàn ở trong lãnh vực công giáo). Đối diện với nhiều lực thúc đẩy nới lỏng cách ly xã hội, cần phải đáp trả bằng sự táo bạo và can đảm, khi nghĩ đến một hiệp ước mới với công nghệ kỹ thuật số, điều mà ngày nay không thể thiếu khi đưa ra cho chúng ta sức mạnh được cung cấp khi cách ly. Ở đây, sẽ là nhiệm vụ của một chính sách có khả năng có tầm nhìn dài hạn. Làm việc trên một hiệp ước mới với Web, lần này giữa những chuyện ngang nhau. Tôi không sợ bỏ phiếu trực tuyến hoặc các công cụ công nghệ cao khác trong các hành động xã hội và ngay cả trong lãnh vực chính trị. Nhưng tôi sợ một thế giới trong đó sự hình thành tinh thần cộng đồng tiến hành bằng kỹ thuật số.

Trong quyển sách tôi lập luận điều quan trọng là phải xem lại các giới hạn và các vành đai, điều chỉnh triệt để các công cụ của nền dân chủ thế kỷ 20 sang kỹ thuật số, nhưng bảo vệ sự hiện diện thể lý của con người ở những nơi có cấu trúc không gian công cộng: một cấu trúc của con người và xã hội. Và không chỉ có vậy. Dân chủ, như ngày nay chúng ta hiểu, không thể tồn tại lâu trong một hệ thống được điều chỉnh bởi việc lên lịch các trang mạng; với một hệ thống kết nối toàn cầu mang tính cá nhân sâu đậm không tương thích với tinh thần lợi ích chung đưa thông tin về các giá trị dân chủ của chúng ta. Nói những người ghét và những người buôn bán tin tức giả xấu là vô ích. Chúng ta đã biết điều này. Hữu ích hơn là lập luận trên cơ cấu của Web, bắt đầu là mở tranh luận về những gì có thể là “của nó” và những gì đáng lý là phải “của chúng ta”, về thể lý, về cơ thể. Bằng cách này, tìm cách giúp chúng ta quay về để có thể nói chuyện thực sự với nhau, không phải chỉ nói một cách tượng trưng.

Liên kết với điều này là điểm cô đơn. Đáp lại sự cô độc lớn lao của con người ở thành phố có lẽ là thách thức lớn nhất và cấp bách nhất trong lãnh vực chính trị.

“Nó là như vậy. Và câu trả lời cho tình trạng khẩn cấp này là không thể giao nó cho kỹ thuật số. Có những người như nhà văn Alessandro Baricco, trong những ngày cách ly đã nói những điều không tưởng về công nghệ sinh học, về “sự mở rộng“ các cơ quan sinh học của chúng ta, về tính hợp lý của Web. Hấp dẫn, có lẽ. Nhưng nó không cần thiết để hồi sinh các thể loại mác-xít xưa cổ để nhớ rằng chúng ta là chủ nhân của cơ thể mình, trong khi các “phần mở rộng” kỹ thuật số của chúng ta thì ít hơn một chút. Năm công ty lớn nhất hoàn cầu là các công ty kỹ thuật số và mối quan tâm chính của họ không phải là sự phát triển con người, nhưng là lời nhuận. Đó là một khía cạnh khác của đột biến, nó biến cơ thể chúng ta từ một cơ thể xã hội thành một cơ thể mong muốn (và do đó sẵn sàng để tiêu thụ), một bối cảnh nhắc đến phương chẩm cổ ngày xưa của người la-mã “không phải tình cờ mà người tín hữu kitô la-mã bị bách hại” (panem et circenses). Nói cách khác, chúng ta phi vật chất hóa trong xã hội, nhưng chúng ta vẫn muốn và chúng ta luôn hình dung bằng thể lý và vật chất khi đối diện với ham muốn. Đây là một chủ đề lớn của nhân loại, có trước cả thời công giáo. Bởi vì biến đổi cơ thể xã hội thành một cơ thể mong muốn là mối nguy hiểm cho tất cả mọi người. Tâm linh không phải là vấn đề độc quyền của tôn giáo, đó là một thách thức cho tất cả mọi người, cả cho chính trị và văn hóa. Như thế mục đích là mục đích chung: quay trở lại dùng các công cụ mà chúng ta biết cách phát minh với một tài năng cao như vậy, nhưng không để bị nó chi phối. Tôi đưa ra một ví dụ liên quan đến ngôn ngữ. Trong quyển sách của tôi, chúng ta học dùng cùng một ngôn ngữ cho các tang lễ và các ban cố vấn quản trị. Đó là cú pháp kỹ thuật số pha với các hệ thống phân cấp, gây tác động xấu cho tương quan nhân quả, tăng tốc thời gian bằng cách san bằng sự cắt đoạn giữa lẽ thường và lẽ chung. Với các hậu quả lâu dài nào?

Nói về các tang lễ, trong quyển sách ông nhấn mạnh đến câu hỏi về cái chết với những chữ rất mạnh: “Chúng ta không nói về sự cứu rỗi của mọi người, Chúa Giêsu Kitô và Internet không nhất thiết có cùng quan điểm. Chắc chắn không phải về cái chết. Hãy hỏi các linh mục ban đêm phải đi đặt tay lên trán của người sắp chết (…) bỏ người sắp chết và các xác chết cho virus là điều không thể chịu đựng nhất trong những chuyện mà họ phải chịu đựng cho chúng a”. Và sau đó ông đi vào chi tiết, thật kinh khủng “khi thấy mẹ bạn đi xe cứu thương đến bệnh viện, nơi bà sẽ chết một mình, trong thinh lặng, với những người ngoài hành tinh có tình lân tuất mặc bộ đồ lân quang, đó là không nói đến cảnh tương tự của người con trai nhìn qua cửa sổ xe cứu thương đi Hadès. Quá hãi sợ, đúng. Để đưa bạn trở lại dưới sự thống trị của chúng tôi, chúng tôi buộc phải dựng lên một bức tường giữa cơ thể người sống và xác người chết. Không tiếp xúc”.

Ở đây cũng vậy – và trong một thời gian – hiện tượng phi vật chất hóa tương tự đã xảy ra. Facebook có phải có cùng một cơ chế bất tử của kỹ thuật số đó không? Mạng lưới khinh miệt cơ thể và nhắm vào tâm hồn đến mức nó không bao giờ làm cho họ chết. Trong quyển sách nhỏ, tôi tập trung vào hồ sơ kỹ thuật số của người chết: không có bia mộ, nhưng bùng lên sức sống. Mất mạng sống của mình, bạn vẫn vậy. Luôn luôn. Thực tế là mạng đang phi vật chất hóa mối quan hệ của chúng ta với cái chết bởi vì nó chủ yếu phi vật chất hóa mối quan hệ của chúng ta với thời gian. Đây cũng là lý do vì sao tôi xúc động trước cử chỉ “thể lý” của Đức Phanxicô: trong những ngày “thiên niên kỷ” này, ngài là người duy nhất kiên định giữ sợi dây lịch sử, bắt đầu từ những gì chúng ta có trước virus, trải qua những gì chúng ta đang có bây giờ, và bạn sẽ hỏi ngày mai chúng ta sẽ như thế nào. Thời gian. Thay vào đó, đối với nhiều người sau ngày 8 tháng 3, vấn đề lịch sử đó dường như đã dừng lại. Như thể không có trước đó, như thử chuyện sau đó đã được thành lập sẽ mãi mãi. Rốt cuộc chúng ta đã quen với Web, chúng ta trở thành “người mới” mỗi ngày, sống theo năng động tạm thời của Web, trong cái mà tôi gọi lại món quà vĩnh cữu trong quyển sách. Một thế giới mà ký ức luôn ở thì hiện tại, sẵn sàng mỗi ngày. Tất cả có bề ngoài rất đẹp, nhưng cái giá của nó thì quá đắt: trong hệ thống Internet, thế giới không còn bộ nhớ (mà bộ nhó là một quá trình), nhưng có kho lưu trữ (kho này đúng hơn là cơ chế). Và ngay cả chủ đề cái chết cũng được thay thế bằng “sự vắng mặt” của thời gian này, thì việc đi tìm một ý tưởng thời gian lịch sử, không phải là thời gian công nghệ là một trong các thách thức mà chúng ta phải đối diện. Tôi tin chắc, từ quan điểm này cũng vậy, kitô giáo có thể đóng một vai trò quyết định. Làm thế nào suy nghĩ phê phán sành sỏi nhất của giáo dân có thể đóng một vai trò ở đây. Đó là điều tôi muốn nói khi tôi nói đến một liên minh của những người suy nghĩ, tin hay không-tin: nếu tình trạng khẩn cấp liên quan đến chúng ta là giống nhau, nếu điểm khởi đầu và điểm kết thúc phải tiếp tục là con người, thì việc tìm kiếm ý nghĩa cho sự phát triển của mình, người thế tục và người công giáo nói chuyện với nhau chỉ có thể là diện đối diện. Bây giờ hơn bao giờ hết.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

568    07-06-2020