Sidebar

Thứ Sáu
15.11.2024

Cú sấm sét trên bầu trời thông tin Vatican

 

Cú sấm sét trên bầu trời thông tin Vatican: Mười một biên tập viên phụ trương “Phụ nữ, Giáo hội, Thế giới” đồng loạt từ chức. Cách đây bảy năm, Đức Bênêđictô XVI đã giao cho bà Lucetta Scaraffia thực hiện phần phụ trương này.

Phụ trương hàng tháng của báo L’Osservatore Romano được báo chí thường xuyên đăng lại cả đến các báo hàng ngày có uy tín ở Mỹ. Nhật báo Ý “Corriere della Sera” đăng thư từ chức của bà Lucetta Scaraffia gởi Đức Phanxicô ngày 26 tháng 3-2019. Đối với nhiều quan sát viên ở Rôma, việc ra đời phụ trương “Phụ nữ, Giáo hội, Thế giới” vào thời của cựu giám đốc Giovanni Maria Vian là một “bước ngoặt lịch sử”.

Việc từ chức này đã gây kinh ngạc và được twitt lại kèm theo các lời ca ngợi. Về phần mình, ông Andrea Monda, giám đốc báo L’Osservatore Romano vừa được bổ nhiệm vào tháng 12 vừa qua đã công bố một bản thông báo bằng tiếng Ý và tiếng Anh.

Bà Lucetta Scaraffia viết cho Đức Phanxicô về nỗi thất vọng của mình: “Dường như đối với chúng tôi bây giờ, một sáng kiến quan trọng của các phụ nữ được xem là đáng tin cậy bị rơi vào im lặng, và chúng tôi trở lại với thói quen xưa cũ và khô cằn từ trên cao, dưới sự kiểm soát trực tiếp của nam giới. Vì thế họ gác qua một bên việc làm tích cực và một khởi đầu thẳng thắn, chân thành, một cơ hội “nói thẳng” (parresia, từ vựng hy lạp táo bạo trong ngôn từ của Thánh Phaolô… và của Đức Phanxicô, báo Zenit chú thích), để quay về với sự tự quy vào hàng giáo sĩ. Chính lúc mà ngài tố cáo điều này là không sinh hoa trái.”

Độc giả còn nhớ phụ trương này là tờ báo đầu tiên lên tiếng về tình trạng  nô lệ của các phụ nữ thánh hiến, họ phải làm việc nhà phục vụ cho các giáo sĩ và sau đó là các vụ lạm dụng tình dục mà các nữ tu là nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới, cũng do các tu sĩ lợi dụng.

Chính Đức Phanxicô cũng đã than phiền các vụ bê bối này khi ngài trả lời trong cuộc họp báo trên chuyến bay từ  Tiểu Vương quốc Ả-Rập Thống nhất Abou Dhabi về Rôma tháng 2 vừa qua: “Đó là sự thật, bên trong Giáo hội đã có các tu sĩ làm điều này. Trong một số nền văn hóa các chuyện này có nhiều hơn chỗ khác. Có các linh mục và cũng có các giám mục làm những chuyện này. Và tôi nghĩ điều này vẫn còn tồn tại: nó không dừng lại khi quý vị nhận ra nó.”

Bà Lucetta Scaraffia nêu ra các chứng từ được gởi trực tiếp đến trang phụ trương, đó là những lời kêu gọi xin được giúp đỡ. Nhưng bà thú nhận phải “buông” vì các biên tập viên cảm thấy mình “bị bủa vây trong bầu khí không tin tưởng và gạt ra bên lề dần dần”, khi mà trang phụ trương bắt đầu khơi dậy sự chú ý ngay cả ở nước ngoài với báo Vida Nueva tiếng Tây Ban Nha, báo La Vie tiếng Pháp và ấn bản tiếng Anh trên mạng.

Còn về phần ông Andrea Monda, tân giám đốc báo L’Osservatore Romano, ông đã ra một thông báo trong đó ông “lưu ý về quyết định tự do và tự lập” của bà Lucetta Scaraffia và ban biên tập của bà.

Nhưng ông phản đối: “Từ khi tôi được bổ nhiệm làm giám đốc, tôi đã đảm bảo với giáo sư Scaraffia và nhóm phụ nữ trong ban biên tập là họ hoàn toàn tự lập và tự do, đó là nét đặc trưng của phụ trương từ khi bắt đầu trang phụ trương. Tôi không dùng một cách nào để tuyển chọn nhân viên dù nam giới hay nữ giới với tiêu chuẩn là vâng lời. Ngược lại, để tránh can thiệp vào tờ phụ trương, tôi đã tạo ra các cuộc đối đầu thật sự tự do, không phải tạo trên cơ chế người này chống người kia hay tạo thành nhóm khép kín”.

Ông đảm bảo tương lai của tờ phụ trương “sẽ không có vấn đề” và “lịch sử của nó sẽ không bị ngưng nhưng vẫn tiếp tục” và “không có bất kỳ nạn giáo quyền nào”.

Một cuộc đối thoại thật sự và một giải trình cho các ngộ nhận ở giai đoạn này liệu có thể được không?

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

292    27-03-2019