Sidebar

Thứ Năm
02.05.2024

Của cho không quý bằng cách cho

cuachocachcho
Một hôm Tolstoi, một đại văn hào người Nga, đang ngồi nghỉ mát trên ghế đá trong một công viên gần nhà, thì bỗng có người đàn ông lớn tuổi, áo quần nhếch nhác, đến gần và giơ chiếc mũ cũ rách ra trước mặt nhà văn để xin giúp đỡ. Nhà văn liền thò tay vào túi áo định lấy tiền cho người ăn xin, nhưng tìm hết túi áo này sang túi áo khác mà không kiếm thấy đồng nào. Bấy giờ ông nhìn người ăn xin và nói với sự hối tiếc như sau: “Này người anh em, xin thứ lỗi cho tôi. Vì hôm nay tôi rất tiếc đã để quên ví tiền ở nhà rồi”! Bấy giờ, người ăn xin thay vì buồn giận, thì đã mỉm cười và nói: “Tôi thật không biết phải cảm ơn ông thế nào cho xứng. Vì hôm nay ông đã cho tôi một món quà qúy báu hơn tiền bạc. Đó là ông đã không những không khinh dể tôi, mà còn tôn trọng tôi khi gọi tôi là “người anh em”.

Ngày nay có rất nhiều cá nhân, tổ chức kêu gọi đóng góp từ lòng hảo tâm của nhiều người với lý do: “làm từ thiện”. Tuy nhiên, mục đích việc làm nầy lại khác nhau: xuất phát từ lòng trắc ẩn; nhằm “đánh bóng” tên tuổi cá nhân hay tổ chức… Chính vì vậy mà những cá nhân hay tổ chức từ thiện nầy coi mình như là người “ban phát”, người “làm ơn”.

Với những người làm Caritas thì sao? Chắc chắn, những người nầy làm với một tâm thức và thái độ khác: noi gương Chúa Kitô đến để phục vụ. Cụ thể, khi giúp cho người nghèo, thì coi đây là cơ hội để phục vụ. Vì vậy, những người làm Caritas phục vụ với thái độ ân cần niềm nở, coi người nghèo anh chị em của mình; coi người nghèo như là hiện thân của Chúa Kitô. Nhờ cơ hội nầy, những người làm việc Caritas giới thiệu Chúa cho nhiều người.


Caritas Vĩnh Long

367    29-06-2023