Sidebar

Chúa Nhật

19.05.2024

Cuộc sống của thuyền viên và ngư dân giữa bối cảnh của tình trạng lao động cưỡng bức và nạn buôn người

Phong trào Tông đồ Biển: Cuộc sống của thuyền viên và ngư dân giữa bối cảnh của tình trạng lao động cưỡng bức và nạn buôn người

 

Đại hội Thế giới XXIV của phong trào Tông đồ Biển (AoS), với chủ đề: ‘Hãy thả lưới’, đang được tổ chức tại thành phố Kaohsiung cho đến ngày 7 tháng 10.

Chủ đề được lựa chọn thể hiện mối quan tâm của Giáo hội không chỉ đối với công ích chung mà còn đối với người dân với tư cách là những con người cũng như các quyền cơ bản của họ. Đức Hồng y Peter Turkson, Tổng Trưởng Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển con người toàn diện tại Vatican, cho biết rằng “việc chăm sóc mục vụ đối với các ngư dân chính là một phần của các công việc hàng ngày của các linh mục tuyên úy AoS và các tình nguyện viên, những người cùng với sự trợ giúp về vật chất cũng như tinh thần cho các thuyền viên, đã cung cấp sự hỗ trợ cho các ngư dân và gia đình họ”.

Tại lễ khai mạc Đại hội, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Đài Loan), ông Chen Chien-jen, đã bày tỏ sự cảm kích của Chính phủ Đài Loan đối với công việc của AoS, đặc biệt bởi vì các thuyền viên và ngư dân thường xuyên được tuyển dụng bởi các quốc gia đang phát triển vốn không có các phương tiện để bảo vệ quyền lợi của họ. Đức Hồng y Turkson lưu ý rằng 38 triệu người tham gia vào nghề cá, 90% trong số họ làm việc trong ngành đánh bắt cá quy mô nhỏ, phần lớn nằm ở châu Á và châu Phi. “Tình trạng ngược đãi vẫn còn tồn tại, bao gồm cả những trường hợp lao động cưỡng bức và nạn buôn người trong ngành công nghiệp đánh bắt cá. Vấn đề hiện đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn do thực tế rằng một số tàu cá đang lênh đênh trên biển ròng rã nhiều tháng hoặc nhiều năm trời, khiến cho các ngư dân khó có thể báo cáo tình trạng bị ngược đãi”, ĐHY Turkson cho biết. “Công việc của Đại hội là hết sức cần thiết, đối với cả việc có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống của những người phụ thuộc vào biển cả cũng như việc nhận ra họ có thể hưởng lợi thế nào từ công việc rao giảng Tin Mừng của phong trào Tông Đồ Biển”. Đức Hồng y Turkson đã đề xuất rằng trong công việc tương lai của AoS để hỗ trợ ngư dân rằng họ khuyến khích các Giám mục của các quốc gia không có các linh mục tuyên úy AoS phải thiết lập một kế hoạch tiếp cận. ĐHY Turkson cũng khuyến khích AoS thúc giục các quốc gia của họ thực hiện Hiệp định về Đánh bắt cá của Tổ chức Lao động Quốc tế Liên hiệp quốc. ĐHY Turkson nhấn mạnh rằng các linh mục tuyên uý hoặc tình nguyện viên cần có sự thân thiện với các ngư dân và thuỷ thủ, để khi rời tàu họ có nơi thư giãn, nơi cầu nguyện và phục hồi sức mạnh tinh thần, để có cơ hội liên lạc với gia đình, để nghỉ ngơi, để thoát khỏi gánh nặng của mình.

 

“Trong số các tham dự viên, có một phái đoàn từ Ấn Độ gồm có 7 linh mục và Đức Giám mục Địa phận Jaipur, Đức Cha Oswal Joseph Lewis”, linh mục Ramses Baliarsingh, đại biểu Paradip Harbor tại Odisha, cho biết. Tại Ấn Độ, có 12 cảng, 252 đại biểu đến từ 52 quốc gia đã xác nhận tham dự hội nghị. Đây chính là một cơ hội tuyệt vời để tôi tham gia Đại hội Thế giới, điều này chắc chắn sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn về việc làm thế nào để nỗ lực làm việc cho một cuộc sống tốt đẹp của những người di cư, những người tị nạn và những người đi biển”, linh mục Ramses Baliarsingh tiếp tục. “90% thương mại thế giới được thực hiện qua đường tàu thủy và mỗi năm có hơn 100.000 tàu thủy vào các cảng của Anh. Tuy nhiên, cuộc sống của các thuyền viên có thể đầy rẫy những nguy hiểm và hết sức cô đơn. Họ có thể trải qua việc sống xa nhà cả năm trời, cách biệt với gia đình và những người thân của mình, thường là trong những điều kiện đầy khó khăn. Đại biểu của Tổ chức Công lý Môi trường đã phát biểu về những ảnh hưởng hết sức tồi tệ của việc đánh bắt cá bất hợp pháp đối với ngư dân, những người làm việc không có hợp đồng, những người không cảm thấy tự do rời khỏi thuyền, các vụ lạm dụng tình dục và bạo lực, cũng như các vụ hành quyết trên biển. Linh mục Ramses cũng ca ngợi cam kết của Aos tại các hải cảng trên toàn thế giới tỏng việc đem lại sự công bằng cho những người đi biển đã bị ngược đãi. MT

985    30-11--0001