Sidebar

Thứ Tư
22.01.2025

Đã đến lúc Giáo hội công giáo phải ngừng phong thánh cho các giáo hoàng

 

Ông Massimo Faggioli, giáo sư trường Đại học Villanova, Philadelphia.

Nếu Giáo hội công giáo muốn lớn mạnh trong việc phân định mà Đức Phanxicô yêu cầu để đối phó với cơn khủng hoảng lạm dụng tình dục thì Giáo hội phải ngưng phong thánh cho các giáo hoàng.

Tuyên bố sự thánh thiện của những người được bầu làm giám mục giáo phận Rôma do mật nghị hồng y là chuyện vừa rất xưa và cũng vừa gần đây. Trong số 48 giáo hoàng qua đời trước năm 500, 47 vị là thánh; một nửa trong số họ tử đạo. Việc phong thánh các giáo hoàng trong vòng 15 thế kỷ tiếp đó là rất hiếm.

Sự thay đổi thật sự bắt đầu từ thế kỷ 19 với cách “La-mã hóa” hay “giáo hoàng hóa” của Giáo hội công giáo, đặc biệt với Công đồng Vatican I (1869-1870) và tuyên bố về tính ưu việt và không sai lầm của giáo hoàng. Điều này tạo ra cách quản lý Giáo hội tập trung hơn vào giáo hoàng, nhưng cũng là một sự sùng mộ con người của giáo hoàng.

Khuynh hướng phong thánh cho các giáo hoàng gia tăng dưới thời Đức Gioan-Phaolô II, ngài đã phong một số lượng rất lớn các vị thánh (bao gồm giáo dân, phụ nữ và những người đã lập gia đình). Ngài cũng rút ngắn thời gian chờ đợi mở án 50 năm sau cái chết của ứng viên còn 5 năm. Ngài bỏ thời gian này cho Mẹ Têrêxa. Tháng 4 năm 2005 khi Đức Gioan-Phaolô II qua đời, Đức Bênêđictô XVI cũng bỏ thời gian này cho ngài.

Từ năm 2000 đến năm 2019, ba giáo hoàng hậu Công đồng Vatican II (Đức Gioan XXIII, Đức Phaolô-VI và Đức Gioan-Phaolô II) được phong chân phước và phong thánh. Tiến trình phong thánh cho Đức Gioan-Phaolô I, người chỉ làm giáo hoàng có 33 ngày, đang được tiến hành.

Trong thế kỷ vừa qua, bắt đầu là Đức Piô X có 8 giáo hoàng, không kể Đức Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô. Ba giáo hoàng cuối cùng đã được phong thánh sau đó.

Khuynh hướng của thế kỷ 20 phải được ngừng lại

Một trong các lý do là phong thánh cho các giáo hoàng có nghĩa là phong thánh giáo hoàng bởi các giáo hoàng ở Vatican. Tiến trình phong thánh (về mặt kỹ thuật là một án) thì ít được Vatican kiểm soát, nhưng trong thời kỳ Chống-Cải cách của thế kỷ 17, Giáo triều La Mã có nhiều trách nhiệm hơn. Đây là thời gian việc phong thánh các giáo hoàng là một ngoại lệ.

Bây giờ triều giáo hoàng tự phong thánh mà không có phân định trên thang bậc mở rộng về minh triết của việc phong thánh giáo hoàng. Điều này có thể xem như một cách bảo vệ giáo hoàng khỏi phán xét đạo đức và lịch sử, một cái gì đó giống như củng cố các yêu cầu của Công đồng Vatican I về giáo triều.

Lý do thứ nhì vai trò chính trị của giáo hội trong việc quyết định có nên phong thánh cho một giáo hoàng hay không.

Lịch sử của giai đoạn hậu Công đồng Vatican II đã cho thấy. Đề nghị của Vatican II phong thánh Đức Gioan XXIII, qua đời ngày 3 tháng 6 năm 1963 trong thời Công đồng Vatican II và thông qua hội đồng (một cách cổ xưa để tuyên bố phong thánh) đã tạo ra một loạt các biện pháp đối phó của người công giáo bảo thủ. Một loạt các đối trọng đã được tạo ra – một vài cái đi song song với “tinh thần tiến bộ” của Đức Gioan XXIII, vừa đối với việc phong chân phước (được phong chân phước cùng với Đức Piô IX năm 2000) vừa đối với việc phong thánh (được phong thánh cùng với Đức Gioan-Phaolô II năm 2014).

Vào thế kỷ 19, việc nâng cao các giáo hoàng với tính ưu việt và không thể sai lầm là hành động chính trị nhằm đối phó với sự hiện đại thế tục. Bây giờ việc phong thánh các giáo hoàng bởi các giáo hoàng trở thành một phần của đường hướng nội bộ của Giáo hội công giáo và nó không giúp ích gì cho sự hiệp nhất của Giáo hội.

Lý do thứ ba liên quan đến các cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Cách mà văn phòng giáo hoàng xử lý các vụ này là vấn đề gây tranh cãi trong Giáo hội ngày nay, cũng như sẽ còn tranh cãi trong tương lai.

Gần đây có lời kêu gọi bỏ-phong thánh Đức Gioan-Phaolô II được đưa ra vì cách xử lý các vụ lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ và về thần học của ngài về phụ nữ và giới tính. Dù tôi chưa bao giờ được thuyết phục trong việc phong thánh Đức Gioan-Phaolô II, nhưng tôi chống việc bỏ-phong thánh cho ngài. Còn việc các giáo hoàng được vội vã phong thánh trong vài thập kỷ qua, quyết định bỏ-phong thánh cũng mang tính cách chính trị như khi quyết định phong thánh cho ngài ngay sau khi ngài qua đời.

Gần 4 thế kỷ qua, giữa các năm 1628 và 1634, giáo hoàng Urbanô VIII quyết định một thời gian 50 năm sau ngày qua đời của ứng viên trước khi phong thánh. Đó là phản ứng của giáo hoàng Urbanô chống lại một thời có nhiều vụ sùng bái mới với các vị thánh liên tục được sinh ra.

Cần xem lại khôn ngoan của chuẩn mực cũ, đặc biệt trong việc phong chân phước và phong thánh các giáo hoàng. Và cũng cần thu hep lại tính thần nghiệm của giáo triều trong thời công giáo đương đại. Nhưng cũng phải xem đến việc Giáo hội cần có một tiến trình dài để khám phá các sự việc chung quanh vai trò của giáo hoàng và của Giáo triều La mã trong cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, một tai tiếng lớn nhất trong lịch sử giáo hội đương đại.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

376    17-03-2019