Sidebar

Chúa Nhật

13.10.2024

Đài Vatican và ngày Bức tường Bá Linh sụp đổ, 9 tháng 11-1989

 

 

Việc Bức tường Bá Linh sụp đổ cũng là một biến cố lớn của Đài Vatican. Trong hàng chục năm, cả một thế hệ ký giả và các kỹ thuật viên hàng ngày làm việc để hỗ trợ đức tin cho tín hữu công giáo ở bên kia bức màn sắt.

Lời tiên tri về cái chết của Bức tường Bá Linh “Mauer” từ lâu đã được viết trên bức tường ô nhục của nó. Một vài chữ cái màu đỏ lấp lánh dài năm đến sáu mét, một đoạn nhỏ so với đoạn dài 150 cây số đã được lan truyền nhanh chóng bởi một người nào đó viết như viết sẵn trên mộ bia trước giờ chôn, ngoằn ngoèo nhưng rất rõ trên các chữ viết graffiti khác trên tường: “Sớm hay muộn, mỗi bức tường đều sập”.

Trong khi đối với người Đức và đối với cả một lục địa, chữ tự do được viết bằng dây kẽm gai và còn mang dấu vết của hàng tràng đạn liên thanh, hy vọng này của một tác giả vô danh trên bê tông của Bức tường Bá Linh đã được các ban biên tập của Đài Vatican chia sẻ và nuôi dưỡng như một xác quyết ngay từ đầu cuộc chiến tranh lạnh, cho đến buổi chiều cách đây 30 năm. Một xác quyết được xây dựng trên xác tín đức tin, tình yêu của Chúa vượt lên hận thù của mọi chế độ toàn trị, được thúc đẩy bởi một năng lực để gian khổ chiến đấu với tinh thần chiến sĩ từ ít nhất bốn mươi năm nay, với các ký giả Đài Vatican, đặc biệt là các ký giả vùng châu Âu đông phương, mỗi ngày họ mang sức thổi Tin Mừng đến cho Giáo hội sau bức màn sắt, một Giáo hội bị chế độ đàn áp đến không thở được. 

Tự do tìm lại được

Trong khi toàn thế giới kinh hoàng chứng kiến sự kiện ngoài tưởng tượng chiều ngày 9 tháng 11 – 1989, một sự kiện gần như không biết xuất phát từ đâu, các xe máy ủi xông vào tường, các phiến đá được các cần cẩu bốc lên, rồi thì cuốc xẻng và dòng người dâng lên, nước mắt tuôn trào từ đông sang tây, từ kinh hoàng đến nhẹ nhõm và tiếng hô “Tự do! Freiheit!” vang lên trước các bộ đồng phục quân đội đứng bất động và lần đầu tiên các người lính Vopos kinh hoàng này không phản ứng “thì trong hành lang của đài truyền thanh của Giáo hoàng, cũng dòng nước mắt này tuôn chảy chào mừng trong đêm mong chờ bao nhiêu lâu này, như một chiến thắng của riêng mình trong chiến thắng chung, một hình thức như lời hứa riêng của mình đã được thực hiện.

Vì đối với Đài Vatican, Bức tường Bá Linh không bỗng dưng sụp đổ, bị tấn công bởi một sự sụp đổ đến chóng mặt, như một trang “lịch sử” đọc vội, kết quả của tin tức thời sự trong thời điểm này. Tầng đầu tiên của Đài Vatican là tầng của các ban biên tập ngôn ngữ Đông Âu, một bầu khí yên lặng, như thử họ bị kiệt sức sau cuộc chiến dai dẳng. Ở trụ sở của Đài Vatican, qua màn ảnh truyền hình, đàng sau các khuôn mặt say sưa vui mừng là hình ảnh của một khuôn mặt khác, khuôn mặt của “Giáo hội thầm lặng” to hơn và hạnh phúc hơn, cuối cùng nhờ sức mạnh của các sự kiện đã khởi động từ hai mươi năm trước do tinh thần kiên định, ngoan cường của Thánh Gioan-Phaolô II đã có thể giải phóng khỏi sự đau khổ và tàn ác của một ách đáng xấu hổ.

Tiếng nói của Karol

Ngày nay, trong số các nhân vật hàng đầu trong việc làm cho khối cộng sản Đông Âu sụp đổ, lịch sử đương đại giữ lại hình ảnh của một Giáo hoàng “đến từ một đất nước xa xuôi”, từ “vết rạn” đầu tiên của một người con của Ba Lan đã mở ra năm 1979, nhân chuyến tông du đầu tiên về quê hương mình, đến đống gạch vụn Bức tường Bá Linh 10 năm sau. Các sử gia đều biết ít nhiều về các công việc của Đài Vatican làm để phục vụ Giáo hoàng Ba Lan và trước ngài, để duy trì không những đức tin của giáo dân sau bức màn sắt nhưng còn để ngăn chận cơn khát tự do của cả một vùng to lớn không bị khô cạn trong sa mạc của một lý tưởng không tưởng.

Một vết nứt trên tường

Đài Vatican dùng phương cách hay nhất để vượt tường. Ở độ cao không cách nào thông qua được, Bức tường Bá Linh cao ba mét rưỡi. Các làn sóng ngắn và dài của Đài được chuyển bằng vệ tinh nên không gặp vấn đề, và nó đã chuyển hàng trăm trong số hàng ngàn tin tức hàng ngày của Đài Vatican không bị chênh lệch múi giờ, để nâng đỡ tín hữu, để tín hữu nghe các lời của giáo hoàng, các lễ phụng vụ, các trích đoạn giáo huấn, các trang Thánh Kinh và Bí tích, hạnh các thánh, giáo lý cho người lớn và trẻ con, các thông tin khác của Giáo hội, các chỉ dẫn về nhân quyền, về giải trừ vũ khí, về công lý, văn hóa hay nghệ thuật.

Một sự thoa dịu quả tim trên tâm hồn mà chế độ tuyên truyền muốn đấu tranh cho một thứ gì khác. Một cuộc đấu tranh sát nút, từng mét một trên mảnh đất  được chủ nghĩa vô thần của Nhà nước cày xới không thương tiếc, Đài Vatican đã kiên nhẫn lên tiếng, theo bước tiến của kỹ thuật phát minh truyền thanh, đã nói về Chúa Kitô và Giáo hội. Các tiếng nói này nói qua nhiều ngôn ngữ, tiếng Nga, Ucraina, Hungaria, Rumani, Tiệp và Slova, Lituani, Croate và Letton, Slovena và Bulgari, Armenia và Albania. Và cuối cùng, chính xác là Ba Lan đã chứng tỏ cho thấy, với một độ dẻo rõ ràng, nước này đáng lý bị phân rã và hủy hoại lại đủ sức mạnh để đứng dậy phản ứng, để hiệp nhất.

Thách thức của máy vi âm

Vì thế trước khi chủ nghĩa xã hội thực sự phát hiện ra giá trị chính trị của “Glasnost” (minh bạch hóa), Đài Vatican đã làm việc để làm cho điều này được minh bạch, có nghĩa là làm cho những người giữ đức tin trong tình trạng lén lút có thể nghe được và thực hành được. Đài Vatican lên một chương trình khuyếch đại tinh thần mà các tiếng nói khác muốn dập tắt, để rồi cuối cùng chinh phục được một địa bàn rộng lớn hơn là địa bàn chính thức của chế độ. Bởi vì ngoài các chứng từ của Giáo hội địa phương, các bức thư hiếm hoi thoát được chế độ kiểm duyệt gởi đến Rôma kể các người chính thống Nga chăm chú nghe Đài của Giáo hoàng, các người vô thần Croate thích nghe các chương trình về giáo điều, người hồi giáo Albanais thích nghe lời và tin tức về các chuyến tông du của Đức Gioan-Phaolô II để cân bằng trong thế giới hồi giáo với các tuyên truyền của chế độ Tirana cho rằng Giáo hội sắp chết.

Qua máy vi âm, các tranh cãi này vang dội trong hàng ngàn gia đình, nỗi sợ hãi đã được khắc phục để chiếc máy phát thanh được đặt giữa bàn ăn, để cả gia đình nghe Đài Vatican phát sóng, người trong gia đình quỳ xuống để dự thánh lễ, nuôi dưỡng sự hiệp thông trong can đảm, trong tin tưởng mặc cho các tần sóng cấm đoán. 

Sóng “địa chấn”

Câu trả lời của Đức Gioan-Phaolô II đứng trước giáo dân ở Assisi khi ngài vừa mới được bầu chọn đã đi vào lịch sử, ngài giao phó cho Thánh Phanxicô sứ vụ mới bắt đầu của mình. Với những người hét lên xin ngài: “Xin cha đừng quên Giáo hội thầm lặng”, ngài trả lời: “Không còn Giáo hội thầm lặng nữa, bây giờ Giáo hội nói với tiếng nói của Giáo hoàng”. Đó là ngày 5 tháng 11 năm 1978, và ngày này một mảnh nhỏ vô hình rơi trước các trạm kiểm soát của Đông Bá Linh. Ngược lên dòng thời gian, dẫn đến việc bức tường sụp đổ là cả một thế hệ làn sóng “địa chấn” được Đài Vatican, tiếng nói của Đức Giáo hoàng đã giúp cho sự sụp đổ này.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

461    12-11-2019