Sidebar

Thứ Hai
06.05.2024

Đâu là các thách thức của chuyến đi Miến Điện của Đức Giáo hoàng?

 

Từ ngày 25 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12, Đức Phanxicô sẽ đi Miến Điện và Bangladesh. Giáo hội công giáo ở đó rất sốt sắng dù ở Miến Điện chỉ có 1% đa số theo đạo công giáo và ở Bangladesh chỉ có 0.2%. Vấn đề những người Rohingya sẽ làm rắc rối cho chuyến đi.

Mới đầu, Đức Phanxicô dự định đi Ấn Độ nhưng Thủ tướng của đất nước đông dân thứ nhì trên thế giới này không trả lời cho ngài. Vì thế ngài đi các nước láng giềng. Đây là lần đầu tiên một giáo hoàng đặt chân lên nước Miến Điện. Còn Bangladesh thì Đức Gioan-Phaolô II đã đến đây năm 1996.

Tương phản giữa tài nguyên phong phú của đất nước và sự nghèo đói của người dân

Người nghèo! Đó là một trong các lý do chính cho chuyến tông du Á châu này của Đức Phanxicô. Ở cả hai nước, tỷ số người nghèo vượt quá 30% dân số, người dân sống chỉ với 2$ mỗi ngày. Hồng y Patrick D’Rozario, giáo phận Dhaka (thủ đô Bangladesh) gần đây đã nhắc lại: “Đức Giáo hoàng đến đây vì chúng tôi là một Giáo hội rất nghèo”. Dù vậy Miến Điện là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dầu lửa, khí đốt, gỗ, nước, mỏ quặng ngọc thạch và kim cương. Đây cũng là vấn đề ngoại giao rất tế nhị, phải làm tối đa để luật về giáo dân của Miến Điện phải được tôn trọng và các tài nguyên phải được tái phân phối như bà Aung San Suu Kyi đã triệt để làm. 

Vấn đề người Rohingya có được nhắc đến không?

Linh mục truyền giáo và giám đốc trang AsiaNews.it, Bernardo Cervellera cho biết: “Người ta không đồng ý với nhau nhiều trên làn sóng truyền thanh và trên truyền thông, nhưng trong nhóm này, có các chiến sĩ được phong trào cực đoan hồi giáo thúc đẩy và khuyến khích. Không một ai muốn cho họ quốc tịch, kể cả nhóm quân đội vũ trang cũng như Bangladesh. Vấn đề người Rohingya vẫn còn nguyên và Đức Giáo hoàng sẽ không can thiệp trực tiếp đến vấn đề này. “Bộ lạc hồi giáo” này chưa bao giờ được xếp loại trong số 135 sắc dân thiểu số được lực lượng quân đội vũ trang công nhận năm 1948 khi nước Miến Điện được độc lập. Một phần trong số họ là những người buôn lậu thuốc phiện ở vùng giữa hai nước Miến Điện và Bangladesh. 

Vì sao người Rohingya ở trang đầu của truyền thông?

Linh mục Cervellera cho biết: “Thật ra việc họ bị bách hại không phải là chuyện mới mẻ, vì dưới chế độ quân sự, mọi sắc dân thiểu số đã phải trả giá cho sự tàn bạo của họ: hiếp dâm, hôi của, đốt làng, lấy đất đai, đe dọa. Đây không phải là lý do để đánh giá thấp sự đau khổ của họ, nhưng khổ thay, người Rohingya không phải là những người duy nhất chịu sự tàn bạo này. Tuy nhiên ý kiến quần chúng xúc động mạnh so với cùng các tàn bạo mà các sắc dân khác chịu, đó là điều rất ngạc nhiên. Người ta biết, có những nhóm cực đoan hồi giáo người Bangladesh và Pakistan đã không che giấu sự ủng hộ người Rohingya, họ gia nhập cuộc thánh chiến ở Miến Điện, họ mơ có một người đứng đầu hồi giáo (califat) ở Rakhine. Chính tổ chức Al Qạda cũng kêu gọi người hồi giáo tiếp tục chiến đấu chống Miến Điện. Phải rất cẩn thận với các tin tức cắt cụt của truyền thông. Nhất là khi những người Rohingya đến Bangladesh, họ cực kỳ hung bạo với các bộ lạc địa phương, họ cướp đất của người Bangladesh. Không có gì đơn giản như người ta muốn làm cho chúng ta tin”.

Ai là người thắng trong việc làm áp lực để giúp người Rohingya?

Linh mục Bernardo nhắc đến “vấn đề địa chính trị rất quan trọng giữa Trung quốc và Mỹ. Trên thực tế tiểu bang Arakan (miền tây Miến Điện), quân đội Miến Điện và Trung quốc đã quyết định xây một hải cảng nước sâu và một xa lộ đi đến Côn Minh ở Trung quốc kèm theo ống dẫn khí và ống dẫn dầu. Nước Mỹ nhìn đây là một vấn đề rất xấu và muốn trì hoãn các công việc này tối đa, không để cho tàu Trung quốc mượn eo biển Malacca rất nguy hiểm. Tình hữu nghị giữa Trung quốc và nhóm quân sự hoàn toàn không làm vừa lòng mọi người”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

745    25-11-2017