|
Không phải vậy, mùa thường thương có một điểm nhấn rất riêng, dù cái tên của nó vẻ làm cho người ta hiểu rõ. Trong tiếng Latinh, khoảng thời gian này được gọi là Tempus per annum, nghĩa là “thời gian suốt năm”.
Thuật ngữ “mùa thường niên” có gốc từ tiếng Latinh ordo, có nghĩa là “theo thứ tự”, theo nghĩa nào đó, nó có tên “thường niên” là dựa vào việc gọi tên các ngày Chúa Nhật theo số thứ tự (Chúa Nhật thứ nhất, Chúa Nhật thứ hai…).
Tuy nhiên, nó còn có một ý nghĩa sâu sắc hơn. Hội Đồng Giám Mục Mỹ đã giải thích như sau:
“Mùa Giáng Sinh và Phục Sinh làm nổi bật những mầu nhiệm trọng yếu của mầu nhiệm vượt qua, nghĩa là, biến cố nhập thể, cái chết trên thập giá, sự phục sinh và thăng thiên của Đức Giêsu Kitô và biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần. Còn các ngày Chúa Nhật trong mùa thường niên hướng chúng ta đến cuộc sống của Đức Kitô. Đây là thời gian hoán cải, thời gian sống cuộc sống của Đức Kitô.
Mùa thường niên là thời gian lớn lên và trưởng thành, trong đó mầu nhiệm của Đức Kitô được đào sâu hơn nữa để rốt cuộc hướng đến cuộc trở lại của Đức Kitô. Toàn bộ lịch sử sẽ được đi đến đỉnh cao vào Chúa Nhật cuối cùng của mùa thường niên là ngày lễ Chúa Kitô, vua vũ trụ.”
Như thế, mùa thường niên là khoảng thời gian đặc biệt trong Giáo Hội, tập trung toàn bộ vào đời sống của Đức Kitô trong ba năm sứ vụ của Ngài. Chính vì thế mà mùa thường niên bắt đầu vào ngày lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, là lúc mà Ngài bắt đầu cuộc sống sứ mạng công khai của mình.
Các linh mục mặc áo lễ màu xanh lá cây trong mùa thường niên. Đây là màu tượng trưng cho sự lớn lên. Như thế, mùa thường niên được xem là thời gian lớn lên trong sự hiểu biết và tình yêu của chúng ta dành cho Đức Giêsu.
Nhờ việc chiêm ngắm Chúa Giêsu trong đời sống của Ngài, các Kitô hữu sẽ từng bước một làm tăng trưởng đời sống thiêng liêng của mình trong tương quan với Ngài. Đây chính là ý nghĩa thứ hai của từ ordo, mà chúng ta dịch thành “mùa thường niên”.
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
Lượt ý từ: es.aleteia.org