Như đã được viết khắp nơi trong thời gian gần đây, tất cả chúng ta đều biết, trường hợp ấu dâm ấu dâm đa số nằm trong phạm vi gia đình. Sau đó là đến các tổ chức có trách nhiệm với tuổi trẻ, đầu tiên trong các tổ chức này là trường học. Cuối cùng mới đến Giáo hội, bị qua các em bé của mình ở nhiều nơi trên thế giới. Nếu ấu dâm là rất nghiêm trọng ở khắp mọi nơi, thì ấu dâm trong Giáo hội là tồi tệ nhất. Làm sao để thoát ra?
- Tác hại của ấu dâm trong Giáo hội thì còn nặng hơn về mặt đạo đức và thiêng liêng.
– Chúa Kitô mang đến một điều mới tận căn vào thời của Ngài: Trọng tâm Tin Mừng cũng như những điều đầu tiên của trọng tâm này là trẻ em. Chúng ta biết khi các môn đệ muốn xua trẻ em ra khỏi Ngài, Chúa Giêsu đã ngăn lại: “Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giê-su, để Người đặt tay trên chúng. Nhưng các môn đệ la rầy chúng. Thấy vậy, Người bực mình nói với các ông: ‘Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng. Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào.’ Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng”(Mc 10, 13-16). Còn về người đại diện cho Giáo hội, người cha nhân từ của Chúa, dù với tất cả yếu đuối của bản chất con người, nhưng lại đi lạm dụng một trẻ em là đã làm hư hỏng ngay trong tâm hồn đứa bé sứ điệp Tin Mừng, nghiền nát sứ điệp này trong trái tim em bé, trong con người của em. Ngoài các chấn thương tâm lý cực kỳ sâu đậm và lâu dài thì các hành vi này làm méo mó hình ảnh của Chúa trong lòng trẻ em, tạo một sự đau khổ thiêng liêng vô cùng to lớn. Đức Phanxicô đã đồng hóa nạn ấu dâm với “thánh lễ đen”, có nghĩa là sứ điệp Tin Mừng bị đảo lộn hoàn toàn. Nó chạm vào chính Chúa Kitô: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40)
– Thảm kịch ấu dâm trong Giáo hội cũng là vấn đề bên trong giáo hội: trong đa số trường hợp, các nạn nhân thuộc về Giáo hội. Người đi săn mồi và nạn nhân đều là chi thể của Chúa Kitô và các hành vi này làm tổn thương huyền nhiệm của đức ái, huyền nhiệm của Nhiệm thể Chúa Kitô là Giáo hội, đây là một loại ung thư phải tiêu diệt.
– Và vì thế các linh mục cũng là nạn nhân thứ nhì (dĩ nhiên là sau các nạn nhân bị lạm dụng) của những người săn mồi này, vì bây giờ họ bị nhiều người nghi ngờ: nghi ngờ về sự liêm khiết, về sự trưởng thành, về các ý định của họ… Rất nhiều linh mục bị chấn động mạnh trong công việc của mình. Họ hiểu các tác hại vô cùng to lớn trong cuộc khủng hoảng này. Các giáo lý viên và các tín hữu cũng vậy, trong đời sống hàng ngày họ phải cố gắng duy trì lời Chúa và chứng tá của họ, những chuyện mà bây giờ bị suy giảm rất nhiều.
- Làm gì?
– Vấn đề thật khó khi chúng ta nhận ra, ngày này qua ngày khác, câu hỏi này đã bị xử lý kém biết là chừng nào, trong và bên ngoài Giáo hội từ bao nhiêu thế hệ trước. tầm mức rộng lớn của các tiết lộ ở Pennsylvania hay ở Ai Len để lại một cảm nhận vừa kinh hoàng vừa bàng hoàng quá sâu đậm. Đã vậy người ta còn khám phá đây đó các hệ thống mafia ung hoại do lòng tham vô độ của một số người ở cấp cao trong Giáo hội. Và dĩ nhiên người ta còn cảm thấy kinh hoàng hơn trước sự im lặng của mọi người, từ phụ huynh đến các giám mục.
– Đức Phanxicô trong Bức thư gởi Dân Chúa của ngài (thư ngày 20 tháng 8 – 2018) đã nhắc lại cho toàn thể tín hữu: “ Tầm rộng lớn và trầm trọng của sự kiện đòi hỏi chúng ta phải phản ứng theo cách toàn cầu và cộng đồng. Điều quan trọng và cần thiết cho mọi con đường trở lại là nhận biết những gì đã xảy ra, dù điều này vẫn chưa đủ. Cùng là Dân Chúa, hôm nay chúng ta phải đối diện với thử thách cùng chịu đau đớn với anh em bị đau đớn trong da thịt họ, trong tâm hồn họ. Nếu trong quá khứ, các thiếu sót có thể bị cho là một cách để trả lời, thì hôm nay, chúng ta mong tinh thần đoàn kết, hiểu trong nghĩa sâu xa nhất và đòi hỏi nhất của nó, đặc trưng cho cách chúng ta xây dựng hiện tại và tương lai, ở trong các xung đột, các căng thẳng và nhất là nơi các nạn nhân thuộc mọi hình thức lạm dụng, để họ tìm thấy một bàn tay đưa ra để che chở, để cứu họ khỏi các nỗi đau của họ. Tình đoàn kết này, đến lượt nó, đòi hỏi chúng ta phải tố cáo những gì phương hại đến sự toàn vẹn của tất cả mọi người”.
Rõ rệt, chúng ta có thể ghi nhận đây đó, trong quá khứ các chuyện đã bị im lặng, bị che lấp. Thật nhục nhã. Thời buổi này phải chấm dứt. Bây giờ mỗi tín hữu không những chỉ để ý đến cách hành xử của nhau mà còn phải để ý đến các hành xử của mục tử và những người có trách nhiệm với người trẻ, dám nói và tố cáo những chuyện xấu của họ. Tình tương trợ với nạn nhân thì quan trọng về mặt phúc âm hơn là vâng lời thứ bậc. Chính Đức Giáo hoàng đã nói như vậy và ngài có lý.
– Phân định trong chủng viện là công việc được giao phó cho các linh mục chuyên ngành trong lãnh vực đào tạo nhân bản. Chúng ta biết, người ấu dâm khi thành linh mục, họ trở thành người có một cá tính phức tạp và thường cực kỳ giấu giếm. Tôi nghĩ đến nguy cơ không thể phân định điều này vẫn còn tồn tại dù các nhà đào tạo rất cẩn trọng.
Tuy nhiên tôi nghĩ câu trả lời kiên định của Giáo hội là bây giờ phải có thái độ lạnh lùng và làm nản chí những người bệnh hoạn này. Giám mục của vùng giáo phận Ile-de-France đã nói với các linh mục của mình: “Nếu một trong các anh lạm dụng một em bé thì đích thân tôi sẽ đưa anh đó ra tòa”. Cũng rất quan trọng là sau khi Tòa án dân sự đưa ra bản án thì tòa án giáo hội cũng phải đi theo. Chính sách không nhân nhượng phải có hiệu quả thì khi đó các vụ lạm dụng sẽ giảm.
– Chưa bao giờ trách nhiệm của giám mục nổi bật như bây giờ. Đó là những người nhận các thông tin đầu tiên trên địa bàn. Nếu các sự việc được chứng minh thật, thì họ phải phản ứng ngay. Chúng ta không thể hy vọng ung thư sẽ lành mà không làm giảm khối ung. Chúng ta không thể cứu Giáo hội qua cơn bão này mà không tách hẳn thành viên thoái hóa, không chận họ, ngăn không để họ làm chuyện đồi bại. Còn những người ấu dâm sẽ làm gì? Đó là một vấn đề khác, vấn đề thuộc trách nhiệm của các giám mục phải xử lý. Nhưng thẳng thắn mà nói, đó không phải là vấn đề ở đây.
Tình tương trợ sâu đậm với các nạn nhân bị lạm dụng cần tiếp tục xây dựng. Việc phải nhờ đến tòa án dân sự là điều tuyệt đối cần. Nhưng chưa đủ để chữa lành tâm hồn. Pháp luật là điều tuyệt đối cần nhưng chữa lành thiêng liêng cũng rất cần thiết. Giáo hội làm gì để tháp tùng? Làm sao chữa lành được niềm tin đã bị hủy hoại? Và đó là thế hệ chúng ta phải biết lắng nghe Thần Khí để Ngài truyền cảm hứng cho chúng ta thế nào là hành vi yêu thương và chữa lành đích thực.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch