Sidebar

Thứ Hai
21.04.2025

ĐGH Phanxicô - Bài giảng Lễ tại Mauritius

Tại đây, trước bàn thờ được dành cho Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình, trên ngọn núi này mà từ đây chúng ta có thể thấy thành phố và biển ngoài kia, chúng ta là một phần của một đoàn dân đông đảo, một biển các gương mặt đến từ Mauritius và các hòn đảo khác của khu vực Ấn Độ Dương để nghe Chúa Giêsu giảng Bát Phúc. Chúng ta đến để nghe cùng một lời sự sống mà hôm nay, như hai ngàn năm trước, có sức mạnh và lửa để có thể sưởi ấm những nơi băng giá nhất của tâm hồn. Cùng nhau chúng ta có thể nói với Chúa: Chúng con tín thác nơi Ngài, và với ánh sáng của niềm tin và mọi nhịp đập của con tim, chúng ta biết sự thật về những lời của tiên tri Isaiah: Loan báo bình an và ơn cứu độ, mang tin mừng…là Thiên Chúa chúng ta đã ngự trị.

Bát Phúc “giống như thẻ căn cước Kitô Hữu. Vì thế nếu có ai đó hỏi: ‘Người ta phải làm gì để trở thành một người Kitô Hữu tốt?’, thì câu trả lời là rõ ràng. Chúng ta phải làm, mỗi người theo cách riêng mình, điều mà Chúa Giêsu nói với chúng ta trong Bài Giảng Trên Núi. Trong Bát Phúc, chúng ta thấy hình ảnh của Vị Thầy, điều mà chúng ta được mời gọi để phản chiếu mỗi ngày trong đời sống thường nhật của chúng ta (Gaudete et Exsultate, 63). Vì thế đây là điều với “vị tông đồ hiệp nhất người Mauritius”, Chân Phúc Jacques-Désiré Laval, quá được tôn kính ở những vùng đất này. Lòng yêu mến Đức Kitô và người nghèo đã đánh dấu quá đậm cuộc đời của Ngài đến nỗi Ngài không thể tiếp nhận kiểu rao giảng “sự xa cách và vệ sinh” của Tin Mừng. Ngài biết việc phúc âm hoá kéo theo việc trở nên mọi sự cho mọi người (x. 1 Cr 9:19-22), và vì thế Ngài học ngôn ngữ của những người nô lệ mới được tự do và dạy cho họ Tin Mừng cứu độ theo một ngôn ngữ đơn giản. Ngài đã có thể qui tụ người tín hữu, để đào luyện cho họ cho việc truyền giáo và thiết lập các cộng đoàn Kitô Giáo nhỏ ở các vùng dân cư, các thị trấn và các làng mạc gần đó: các cộng đoàn nhỏ, nhiều trong số ấy đã tạo nên sự xuất hiện của các giáo xứ ngày nay. Sự quan tâm mục vụ của Ngài đã dành được sự tin tưởng của người nghèo và người bị loại trừ, và giúp cho họ trở thành những người đầu tiên đến với nhau và tìm kiếm những sự đáp trả cho những nỗi khổ của họ.

Qua sức rướn truyền giáo và tình yêu của Ngài, Cha Laval đã mang lại cho Giáo Hội Mauritius một sức trẻ mới, một sự sống mới, mà ngày nay chúng ta được mời gọi để tiến bước.

Chúng ta cần nuôi dưỡng đà truyền giáo này, vì điều có thể xảy ra là, như Giáo Hội của Đức Kitô, chúng ta có thể rơi vào cơn cám dỗ để đánh mất lòng nhiệt thành của chúng ta cho việc truyền giáo bằng việc trú ngụ vào những sự an toàn thế tục vốn chậm chạp những chắc chắn không chỉ ảnh hưởng đến việc truyền giáo mà còn thật sự gây cản trở và ngăn chặn việc truyền giáo khỏi sự thu hút người dân lại với nhau (x. Evangelii Gaudium, 26). Cái đà truyền giáo luôn có một diện mạo trẻ và đầy sức sống. Vì chính người trẻ là những người, qua sức sống và sự đại lượng của họ, có thể mang lại cho việc truyền giáo vẻ đẹp và sự tươi mới của tuổi trẻ, khi họ thách đố cộng đồng Kitô Giáo canh tân và mời gọi chúng ta hãy bước đi theo những định hướng mới (x. Christus Vivit, 37).

Điều này không luôn dễ dàng. Điều này có nghĩa là học để nhận biết sự hiện diện của người trẻ và dành không gian cho họ nơi các cộng đoàn và nơi xã hội của chúng ta.

Đó là một điều khó để nói, nhưng, ngoài sự phát triển kinh tế mà đất nước các bạn nổi tiếng trong những thập kỷ qua, thì chính giới trẻ là những người chịu khổ nhất. Họ chịu khổ từ sự thất nghiệp, điều không chỉ tạo nên sự không chắc chắn về tương lai, mà còn ngăn cản họ khỏi việc tin rằng họ đóng một phần quan trọng trong lịch sử chung của các bạn. Sự không chắc chắn về tương lai làm cho họ cảm thấy họ đang ở bên rìa của xã hội; việc này làm cho họ trở nên tổn thương và bất lực trước những hình thức nô lệ mới trong thế kỷ 21 này. Người trẻ của chúng ta là sứ mạng quan trọng nhất của chúng ta! Chúng ta phải mời họ tìm kiếm niềm hạnh phúc của họ nơi Chúa Giêsu; không phải qua việc nói với họ theo trong sự xa cách hay giữ khoảng cách, mà bằng việc học cách để tạo không gian cho họ, “học ngôn ngữ của họ”, lắng nghe các câu chuyện của họ, dành thời gian với họ và làm cho họ cảm thấy họ cũng được Thiên Chúa chúc phúc. Chúng ta đừng tước mất khỏi bản thân chúng ta diện mạo trẻ của Giáo Hội và của xã hội. Chúng ta đừng để cho những người có liên hệ với sự chết lấy đi những hoa trái đầu mùa của mảnh đất này!

Cha Laval nói với người trẻ chúng ta, và tất cả những ai, giống như họ, cảm thấy không có tiếng nói, chỉ đơn giản sống ngày qua ngày, hãy mặc lấy lời loan báo của Isaiah: “Hỡi Giê-ru-sa-lem điêu tàn hoang phế, hãy đồng thanh bật tiếng reo mừng, vì Ðức Chúa an ủi dân Người, và cứu chuộc Giê-ru-sa-lem” (Is 52:9). Ngay cả khi chúng ta cảm thấy bị choáng ngợp và bị mắc kẹt, thì niềm hy vọng của chúng ta vào Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đến với một sự chắc chắn được đổi mới vào sự vinh thắng của Thiên Chúa, không chỉ vượt ra khỏi lịch sử mà còn bên trong sợi chỉ kín ẩn của tất cả mọi “lịch sử” nhỏ bé vốn đan quyện và thuyết phục chúng ta về sự chiến thắng của Đấng đã ban cho chúng ta nước trời.

Sống thông điệp Tin Mừng có nghĩa là chúng ta không thể cứ hy vọng rằng mọi sự xung quanh chúng ta sẽ hoàn hảo, vì tất cả quá thường  là cơn khát quyền lực và những lợi ích thế tục sẽ chống lại chúng ta. Thánh Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rằng: “một xã hội trở nên vong thân nếu các hình thức tổ chức xã hội của nó, việc sản xuất và tiêu thụ làm cho nó trở nên khó mang lại quà tặng bản thân và thiết lập tình liên đới giữa con người” (Centesimus Annus, 41c). Trong một xã hội như thế, nó sẽ trở nên khó mà sống được Bát Phúc: bất cứ một nỗ lực nào để sống sẽ bị coi là tiêu cực, bị nhìn bằng sự nghi kỵ, và được đáp ứng bằng sự ngớ ngẩn (x. Gaudete et Exsultate, 91). Điều này là đúng, nhưng chúng ta phải không được để cho bản thân chúng ta bị rơi vào sự nản lòng.

Ở dưới chân của ngọn núi này, nơi mà hôm nay tôi muốn nói là Núi Bát Phúc, chúng ta cũng phải khám phá một cách mới mẻ lời mời gọi của Đức Kitô để được “chúc phúc”. Chỉ những người Kitô Hữu vui tươi mới làm thức tỉnh nơi những người khác lòng khao khát muốn đi theo con đường này. Từ “phúc” có nghĩa là “hạnh phúc”. Từ này trở thành một từ đồng nghĩa với từ “thánh thiện”, vì nó diễn tả sự thật là những người trung thành với Thiên Chúa và lời của Người, qua việc trao ban chính bản thân họ, sẽ đạt được hạnh phúc thật (x. ibbid., 64).

Khi chúng ta nghe sự tiên lượng mang tính đe doạ là “các con số của chúng ta đang giảm”, thì chúng ta cần phải đừng bận tâm quá nhiều đến sự suy thoái của khuôn mẫu thánh hiến này hay khuôn mẫu kia trong Giáo Hội, mà với sự thiếu những người nam nữ là những người mong muốn kinh nghiệm niềm hạnh phúc trên những nẻo đường thánh thiện. Chúng ta cần phải bận tâm đến việc thiếu những người nam nữ là những người để cho tâm hồn họ bừng cháy với những thông điệp tuyệt vời và mang tính giải thoát nhất trong mọi thông điệp. Thực vậy, “nếu bất cứ điều gì đang phiền toái chúng ta và làm bối rối lương tâm chúng ta cách đúng đắn, thì đó là sự thật là quá nhiều anh chị em chúng ta đang sống mà không có sức mạnh, ánh sáng và sự ủi an xuất phát từ tình bằng hữu với Chúa Giêsu Kitô, không có một cộng đoàn niềm tin để ủng hộ họ, không có ý nghĩa và một mục tiêu trong cuộc sống (Evangelii Gaudium, 49).

Khi người trẻ thấy được dự án của một đời sống Kitô Giáo được thực thi bằng niềm vui, thì điều này làm phấn khích và khích lệ họ. Họ cũng cảm thấy một lòng khao khát để nói, trong quá nhiều lời: “Tôi cũng muốn leo lên Núi Bát Phúc này; tôi cũng muốn gặp gỡ cái nhìn của Chúa Giêsu và muốn học từ Ngài con đường của niềm vui đích thực”.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu nguyện cho các cộng đoàn của chúng ta, để họ có thể làm chứng cho niềm vui của đời sống Kitô Giáo và thấy một sự trổ sinh ơn gọi đến với sự thánh thiện ở nơi nhiều hình thức khác nhau của đời sống mà Thần Khí đề nghị với chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguỵện với Ngài cho giáo phận này và cho hết mọi giáo phận đã thực hiện nỗ lực để đến đây ngày hôm nay. Cha Chân Phúc Laval, mà thánh tích của Ngài chúng ta đang tôn kính, cũng kinh nghiệm những giây phút thất vọng và khó khăn với cộng đồng Kitô Giáo, nhưng sau cùng, Chúa đã chiến thắng trong tâm hồn Ngài. Vì Ngài đã đặt niềm tín thác của Ngài vào sức mạnh của Chúa. Chúng ta hãy cầu nguyện để cùng một sức mạnh ấy có thể chạm vào trái tim của nhiều người nam nữ của mảnh đất này, và cả trái tim của chúng ta nữa, để sự mới mẻ của sức mạnh này luôn có khả năng đổi mới đời sống chúng ta và các cộng đồng của chúng ta (x. ibid., 11). Chúng ta đừng quên rằng Đấng ra lệnh bằng quyền năng, Đấng xây dựng Giáo Hội, chính là Chúa Thánh Thần.

Bức tượng Mẹ Maria, Mẹ là Đấng bảo vệ và đồng hành cùng chúng ta, nhắc nhớ chúng ta rằng chính Mẹ đã được gọi là “có phúc”. Chúng ta hãy xin Mẹ ơn ban của sự mở ra cho Chúa Thánh Thần. Mẹ đã kinh nghiệm nỗi buồn sầu vốn đâm thâu tâm hồn Mẹ như một lưỡi gươm, và đã băng qua ngưỡng cửa đớn đau nhất của sự đau buồn khi Mẹ ôm lấy cái chết của Con Mẹ. Xin Mẹ giành lấy cho chúng ta niềm vui bền bỉ ấy vốn không bao giờ suy cạn hay suy tàn. Niềm vui vốn luôn dẫn chúng ta đến việc kinh nghiệm và loan báo rằng “Đấng Toàn Năng đã làm những điều cao cả, và danh Ngài là thánh”.

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Vatican News)

417    10-09-2019