Sidebar

Thứ Tư
22.01.2025

ĐGH Phanxicô kêu gọi hiệp nhất với Giáo hội Chính thống

ĐGH Phanxicô kêu gọi hiệp nhất với Giáo hội Chính thống

 Trong ngày lễ Thánh Andrew tông đồ, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với Thượng Phụ Ecumenical Constantinople rằng trong khi Chúa Thánh Thần trong những năm gần đây đã thúc đẩy một “cuộc đối thoại tình huynh đệ” giữa Giáo hội Công giáo và Chính thống, cả hai Giáo hội nên làm việc để đạt được sự hiệp thông đầy đủ với nhau.

 “Trong nhiều thế kỷ hiểu lầm nhau, sự khác biệt và im lặng dường như đã bị tổn hại (mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Chính thống”, Chúa Thánh Thần, thần khí của sự hiệp nhất, đã cho phép chúng ta bắt đầu lại một cuộc đối thoại tình huynh đệ,” Đức Thánh Cha viết.

 “Điều này đã được tiếp nối một cách dứt khoát bởi những bậc tiền nhiệm khả kính, Đức Thượng phụ Athenagoras và Đức Phaolô VI, đã cho phép chúng ta tái khám phá những mối liên hệ giữa chúng ta luôn tồn tại.”

 “Việc tìm kiếm tái lập hiệp thông trọn vẹn là trên hết tất cả sự đáp lại ý muốn của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Đấng mà vào đêm trước cuộc Thương khó của Người đã cầu nguyện rằng các môn đồ của mình “xin tất trở nên một,” Đức Thánh Cha nói thêm.

 Thượng phụ Đại kết của Constantinople, lãnh đạo thực tế của Kitô giáo Chính Thống, được cho là người kế thừa Thánh Andrew. Trong khi các Giáo hội Chính thống khác nhau trên khắp thế giới không dưới quyền của ngài, ngài thường được coi là những người ngang hàng, hoặc “người đầu tiên trong số những người ngang hàng” trong mối quan hệ với các thượng phụ của những Giáo hội Chính thống khác.

 Đức Thượng phụ hiện tại là Bartholomew I, người đã giữ chức vụ này từ năm 1991, và được xem là đã thúc đẩy đối thoại hợp tác với Đức Thánh Cha Phanxicô và người tiền nhiệm của ngài, Đức Benedict XVI và Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II.

 Lời chào đón của Đức Thánh Cha đến vào giữa năm khó khăn cho Chính Thống Giáo. Vào tháng Mười, Giáo hội Chính thống Nga, giáo hội lớn nhất của Giáo hội Chính thống, đã phá vỡ sự hiệp thông với thượng phụ của Constantinople, sau một bất đồng về tình trạng của Giáo hội Chính thống ở Ukraine. Trong khi thượng phụ của Constantinople thực hiện các động thái để nhận ra quyền tự chủ của Giáo hội Chính thống ở Ukraine, thì thượng phụ của Mặc Tư Khoa khẳng định rằng những người chính thống Ukraina vẫn phải tuân theo thẩm quyền của mình.

 Các Kitô hữu chính thống Nga, theo ước tính, hơn một nửa tổng số Kitô hữu Chính thống giáo trên toàn thế giới.

 Trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô không giải quyết cụ thể sự rạn nứt Chính thống, ngài đã viết rằng “trong một thế giới bị tổn thương bởi xung đột, sự hiệp nhất các Kitô hữu là một dấu hiệu của hy vọng phải tỏa sáng hơn nữa.”

 Đức Thánh Cha Phanxicô còn viết rằng, bất chấp sự khác biệt về thần học, “cả hai Giáo Hội, với tinh thần trách nhiệm đối với thế giới, đều cảm nhận được sự kêu gọi cấp thiết, liên quan đến mỗi người chúng ta đã chịu phép rửa, rao giảng Tin Mừng cho tất cả mọi người nam cũng như nữ. Vì lý do này, chúng ta có thể cùng nhau làm việc ngày hôm nay trong sự tìm kiếm hòa bình giữa các dân tộc, với việc bãi bỏ tất cả các hình thức nô lệ, vì sự tôn trọng và nhân phẩm của mỗi con người và sự chăm sóc sự sáng tạo.”

 “Với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, qua cuộc gặp gỡ và đối thoại trên chuyến đồng hành của chúng ta trong hơn 50 năm qua, chúng ta đã trải ngiệm trong sự hiệp thông, mặc dù chưa đầy đủ và trọn vẹn.”

 Nguyễn Minh Sơn

 

359    05-12-2018