Sidebar

Thứ Hai
21.04.2025

ĐGH Phanxicô lên án cuộc bách hại người thiểu số Rohingya ở Miến Điện

 

ĐGH Phanxicô lên án cuộc bách hại người thiểu số Rohingya ở Miến Điện

 

 Trong buổi ngyện kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt yêu cầu cầu nguyện cho hai tình huống bi thảm ở Đông Nam Á. Thứ nhất, ngài nhớ lại các nạn nhân lũ lụt ở Ấn Độ, Nepal và Bangladesh đã cướp đi sinh mạng khoảng 800 người và ảnh hưởng đến hàng triệu người khác.

 

 Đức Thánh Cha Phaxicô:

 

“Tôi bày tỏ sự gần gũi của tôi với những người dân ở đó, và cầu nguyện cho các nạn nhân cũng như những người phải chịu sự khốn khó vì tai họa này.”

 

 Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô nhớ lại hoàn cảnh của những người Hồi giáo thiểu số Rohingya. Theo Liên Hiệp quốc, họ là những người thuộc dân tộc thiểu số và tôn giáo thiểu số bị bách hại nặng nề nhất thế giới.

 

 Đức Thánh Cha Phanhxicô:

 

“Những tin tức đáng buồn đã đến với chúng ta về cuộc bách hại anh chị em Rohingya, một nhóm tôn giáo thiểu số. Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi với họ - và tất cả chúng ta hãy cầu xin Chúa cứu giúp họ, và kêu gọi những người thiện chí nam cũng như nữ giúp đỡ họ, những người sẽ cho họ đầy đủ quyền lợi.”

 

 Rohingyas là một nhóm thiểu số Hồi giáo ở Miến Điện, nơi hầu như như toàn bộ dân số, khoảng 51 triệu người, là Phật giáo. Họ bị chính phủ Miến Điện bách hại, coi họ là những người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh. Vì vậy họ không được cấp bất kỳ quyền lợi nào, kể cả quyền tiếp cận chăm sóc y tế, giáo dục, hoặc công việc hợp với khuôn phép.

 

 Trước khi đưa ra hai lời kêu gọi này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về sứ mệnh của mọi Kitô hữu trong Giáo hội. Ngài nói rằng Thiên Chúa muốn tất cả mọi người đóng góp xây dựng Giáo hội trên trái đất này.

 

 Đức Thánh Cha Phanxicô:

 

“Còn với chúng ta hôm nay, Chúa Giêsu muốn tiếp tục xây dựng Giáo Hội của Người, ngôi nhà này với nền tảng vững chắc, nơi mà những vết nứt tồn tại và cần phải được sửa chữa liên tục. Giáo Hội luôn cần được cải cách, tu chỉnh.”

 

 Cuối cùng, Đức Thánh Cha giải thích rằng mọi Kitô hữu trở thành “đá quý” trong tay Chúa Giêsu Kitô. Bằng cách này, mọi người có thể hình thành nền tảng của tình huynh đệ và hiệp thông, điều mà tạo nên Giáo hội.

 

NMS

 

1483    29-08-2017