Sidebar

Thứ Ba
10.09.2024

ĐGH Phanxicô: Tam Nhật Thánh là trung tâm điểm của niềm tin Kitô Giáo

Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần vào Thứ Tư ngày 28 tháng Ba năm 2018, ĐGH đã nói về Tam Nhật Thánh và mời gọi các Kitô hữu hãy trở nên khí cụ cứu rỗi và hy vọng cho những anh chị em đau khổ của chúng ta. Tam Nhật Thánh hay “ba ngày” là trung tâm của niềm tin và ơn gọi của chúng ta nơi trần thế. Tam Nhật Thánh bắt đầu bằng nghi thức Rửa Chân cho các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly của Chúa vào chiều Thứ Năm và kết thúc vào Chúa Nhật Phục Sinh. ĐGH nói rằng người tín hữu được mời gọi để sống mầu nhiệm Chúa chịu chết và sống lại như là “lẽ sống của đời sống cá nhân và đời sống cộng đoàn.”

Tuyên xưng phục sinh là cao điểm

ĐGH nói rằng cao điểm năm phụng vụ của Giáo hội được tuyên xưng vào Thánh Lễ Chúa Nhật Phục Sinh trong lời nguyện: “Đức Kitô, niềm hy vọng của con, đã hồi sinh; Ngài sẽ đến Galile trước “. Ngài gọi đây là “một lời tuyên xưng vui mừng và hy vọng” và “là một lời mời gọi tinh thần trách nhiệm và sứ mạng.”

Tam Nhật Thánh là thời gian chúng ta chuẩn bị cho lời tuyên xưng này.” Đó là tâm điểm của niềm tin và hy vọng của chúng ta. Đó là cao điểm việc tiếp tục loan báo tin mừng trong Giáo Hội và rồi bước ra ngoài để phúc âm hóa thế giới.

ĐGH nói rằng Tam Nhật Thánh làm sống lại “ý nghĩa đời sống mới của người tín hữu” khi chịu phép rửa tội. Thật vậy, khi chịu Phép Rửa Tội, chúng ta cùng sống lại với Chúa Giê-su và chúng ta chết cho những gì thuộc về thế gian.

Chia sẻ nỗi đau thươmg của anh chị em.

ĐGH nói rằng ý nghĩa đời sống mới này phải được sống mỗi ngày một cách cụ thể.

“Là một Kitô hữu, nếu họ thực sự để cho Chúa thanh tẩy và lột bỏ “con người cũ” của mình để bước vào đời sống mới, ngay cả khi họ vẫn còn là một tội nhân, thì không thể bị tha hóa. Người Kitô hữu ấy không thể tiếp tục sống được nữa nếu linh hồn họ đã chết cũng như họ không thể là nguyên nhân của sự chết. 

ĐGH Phanxico nói rằng thế giới này trở nên “không gian để sống đời sống phục sinh mới của chúng ta.”

Chúng ta được kêu gọi để làm điều này, “bằng cách đứng bằng đôi chân của mình và ngẫng đầu cao thì chúng ta có thể chia sẻ sự tủi nhục của những người mà hôm nay giống như Chúa Giê-su, vẫn còn bị chịu cảnh trần truồng, đói khát, lẻ loi và cái chết.”

ĐGH nói rằng nhờ Chúa Giê-su và cùng với Người mà chúng ta trở nên “ khí cụ cứu rỗi và hy vọng, cũng như dấu chỉ của cuộc sống và sự phục sinh.”

Mẹ Đồng Trinh Maria là mẫu gương.

ĐGH kết thúc bài chia sẻ bằng việc mời gọi tất cả các Kitô hữu “ hãy sống tốt lành trong Tam Nhật Thánh” và “ đi sâu hơn vào mầu nhiệm Chúa chịu chết và sống lại.”

Nguyện xin Mẹ Maria Đồng Trinh “cùng đồng hành với chúng con trong cuộc hành trình đức tin này. Mẹ là Đấng đã bước theo Chúa trong cuộc khổ nạn của Người, đã hiện diện với Người khi đứng dưới chân Thánh Giá và đã đón nhận niềm vui phục sinh của Chúa Giê-su, con Mẹ.”

Giuse Thẩm Nguyễn

1112    30-03-2018