Sidebar

Chúa Nhật

06.10.2024

ĐGH Phanxicô thăm các xà lim nơi tình báo KGB Liên Xô tra tấn các linh mục và giám mục

ĐGH Phanxicô thăm các xà lim nơi tình báo KGB Liên Xô tra tấn các linh mục và giám mục

 Đức Thánh Cha Phanxicô đã dừng xe của ngài tại các cửa của khu ở của người Do Thái Vilnius, để cầu nguyện cho hàng ngàn người Do Thái đã bị Đức Quốc xã sát hại ở thành phố này cách đây 75 năm.

 Tổng thống Luthuania cùng đi vói ngài đến một nơi mà ông nhớ rằng trong số 57.000 người bị Quốc xã cầm tù trong khu phố này, chỉ có hai ngàn người sống sót.

 Đây không phải là bi kịch duy nhất đối với những người Do thái ở Lithuania: trước khi Đức Quốc xã đến, có 208.000 người Do Thái ở quốc gia này, và chỉ có 12.000 người sống sót sau cuộc tàn sát Holocaust.

 Từ đó, Đức Thánh Cha đã đến một nơi kinh khủng khác trong thành phố, cựu tổng hành dinh của Gestapo và KGB. Nó đã được đổi thành “Bảo tàng Nghề nghiệp và Chiến đấu Tự do.”

 Đúc Thánh Cha đến thăm các xà lim, nơi mà những Kitô hữu Công giáo và Tin Lành bị cầm tù, thẩm vấn và tra tấn.

 “Trong phòng giam này, hai giám mục đã trải qua 10 năm tù giam. Nó đã được tái tạo bằng kính kim loại, đồ vật của các tù nhân.”

 Đức Thánh Cha Phanxicô được đi cùng với Đức Giám mục Vilnius và một giám mục khác, là nạn nhân của cuộc bức hại ở nơi này.

 Đức Thánh Cha thắp một ngọn nến này trong bảo tàng, ngọn nến mà ngài đã đốt cháy để tưởng nhớ các nạn nhân. Sau đó, ngài cầu nguyện, cảm xúc rõ ràng ở nơi đau đớn và thống khổ này.

 Tiếp theo ở những khu vực thi hành án tử hình, ngài viết một thông điệp trong Danh sách Danh dự của Bảo tàng. Ngài nói rằng “ở nơi bạo lực và hận thù này, tôi cầu nguyện cho hòa giải và hòa bình.”

 Sau đó, thể hiện rõ sự mệt mỏi, ngài đã gặp gỡ với nạn nhân của sự đàn áp, gần tượng đài để tưởng nhớ những người đã chết vì chủ nghĩa độc tài. Ở đó, thậm chí còn hơn những lời phát biểu, ngài đã cầu nguyện.

 Đức Thánh Cha Phanxicô:

“Trong tiếng khóc than của các bạn, và trong cuộc sống của tất cả những người gánh chịu đau khổ rất nhiều trong quá khứ, xin cho chúng ta có thể tìm thấy sự can đảm để tự cam kết với hiện tại và hướng tới tương lai. Xin những tiếng kêu đó khuyến khích chúng ta để không ngừng phản kháng những kiểu cách của thời đại này, với những khẩu hiệu đơn giản, hoặc những nỗ lực nhằm làm suy giảm hoặc lấy đi từ bất kỳ người nào mà nhân phẩm bạn đã trao cho họ.”

 Lithuania tuyên bố độc lập từ Nga năm 1918. Tuy nhiên, vào năm 1940, trong Thế chiến II, Liên bang Xô viết chiếm đóng, đã đàn áp các đảng phái chính trị của nó.

 Giữa năm 1941 và 1945, Đức Quốc xã chiếm đóng quốc gia này; và sau đó lại là Liên Xô. Mãi đến năm 1990 nó mới giành lại tự do.

 Trong thời gian đó, quốc gia này đã mất một phần ba dân số. Trong số đó, một nửa đã bị giết hoặc bị trục xuất. Một nửa còn lại, phải lìa khỏi đất nước.

 Trong khoảnh khắc ngắn ngủi này, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho tất cả mọi người trong số họ. Nguyễn Minh Sơn

 

 

315    26-09-2018