Sidebar

Thứ Sáu
17.05.2024

ĐGH Phanxicô: “tin giả” làm bạn trở thành đồng lõa với ma quỷ

Đức Thánh Cha Phanxicô là người đầu tiên sử dụng từ “tin giả” là con rắn trong Vườn Địa đàng

Mọi người có trách nhiệm kiểm tra nguồn gốc của những gì họ chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội để đảm bảo rằng đó không phải là “tin giả” có ý đồ tạo ra những định kiến ​​hoặc làm gia tăng nỗi sợ hãi, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết trong thông điệp của mình cho Ngày Truyền thông Thế giới năm 2018. Những tin tức giả mạo đã thu hút sự chú ý của mọi người “bằng cách lôi cuốn những định kiến ​​và những dự tưởng ​​xã hội chung, và khai thác những cảm xúc tức thời như lo lắng, khinh thị, tức giận và thất vọng.

Thông điệp phản ánh chủ đề, “‘Sự thật sẽ giải thoát anh em.’ Tin tức giả mạo và báo chí vì hòa bình.” Ngày truyền thông thế giới sẽ được tổ chức vào ngày 13 tháng Năm tại Vatican và tại hầu hết các giáo phận. Thông điệp của Đức Thánh Cha được phát hành tại Vatican vào ngày 24 tháng Giêng, ngày lễ Thánh Francis de Sales, vị thánh bảo trợ các nhà báo.

Tin tức giả mạo rất hiệu quả, ngài nói, bởi vì nó bắt chước tin tức thực sự nhưng sử dụng “dữ liệu không tồn tại hoặc xuyên tạc, sự thật bị bóp méo” để lừa dối và thao túng.

Người đầu tiên sử dụng thủ đoạn tin giả là con rắn trong Vườn Địa đàng, nó đã thuyết phục Eve rằng bà sẽ không chết nếu ăn trái cấm này, nó nói. Câu chuyện Kinh Thánh cho thấy rằng “không có thứ thông tin đánh lạc hướng ngây thơ như thế; ngược lại, tin vào sự giả dối có thể gánh hậu quả thảm khốc.”

Đức Thánh Cha Phanxicô, nạn nhân của tin tức giả mạo sau khi những báo cáo tuyên bố ngài đã thay đổi Mười Điều Răn.

Đức Thánh Cha đã ca ngợi các nhà giáo dục, những người dạy những giới trẻ cách đọc và đặt câu hỏi về tin tức, và thông tin mà họ xem được trình bày trên các phương tiện truyền thông xã hội. Ngài khuyến khích các nỗ lực nhằm phát triển các quy định để chống lại tin giả và ngài ca ngợi những công ty kỹ thuật và truyền thông cố gắng cải tiến cách để xác minh “danh tính cá nhân che giấu đằng sau hàng triệu hồ sơ kỹ thuật số.”

Tuy nhiên, ngài khẳng định, những cá nhân luôn có trách nhiệm cuối cùng về việc phân biệt rõ những gì là tin tức thực và những gì có ích để chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội.

“Chúng ta cần lột mặt nạ những gì có thể được gọi là “những thủ đoạn nham hiểm” được sử dụng bởi những người trá hình để tấn công bất cứ lúc nào và bất cứ chỗ nào” giống như con rắn trong Vườn Địa đàng đã làm. Sức mạnh của con rắn phát triển khi con người hạn chế nguồn thông tin của mình trước một lối thoát, nhất là lối thoát đó được dựa trên căn bản truyền thông xã hội cung cấp cho người dùng nhiều thông tin hơn như họ vừa đọc,” Đức Thánh Cha nói.

“Thông tin sai lệch do đó phát triển mạnh vì vắng những thông tin lành mạnh với những nguồn thông tin khác mà có thể thách thức một cách hiệu quả các định kiến ​​và đi đến kết quả những cuộc đối thoại mang tính xây dựng,” ngài viết.

Đức Thánh Cha nói, những người đăng lại hoặc phát lại những thông tin sai lạc này trở nên “những kẻ đồng lõa không khoan nhượng trong việc truyền bá những ý kiến ​​sai lệch và vô căn cứ.”

Một cách để biết nếu một điều gì đó được kiểm tra không và không được chia sẻ, ngài nói, là nếu nó “làm mất uy tín người khác, trình bày họ như những kẻ thù, biến họ thành quỉ dữ và xúi bẩy xung đột.”

Trong thế giới hiện đại, với sự loan truyền tin tức và thông tin nhanh chóng và như virut - cả thực lẫn giả - sự sống và linh hồn đang bị đe dọa, ngài nói, bởi vì “cha đẻ của dối trá” là ma quỷ.

Sự nhận phân biệt chân thực, Đức Thánh Cha nói, có nghĩa là xem xét thông tin và giữ gìn thúc đẩy sự hiệp thông và thiện tâm, trong khi từ chối bất cứ điều gì “có xu hướng cô lập, chia rẽ và ganh đua chống đối.”

“Chúng ta có thể nhận ra sự thật của lời phát biểu từ kết quả của chúng: liệu chúng có khiêu khích những tranh chấp, xúi bẩy chia rẽ, cổ vũ sự nhẫn nhục không; hay, mặt khác, chúng thúc đẩy sự phản ảnh thông tin được am hiểu và chín chắn dẫn tới đối thoại xây dựng và kết quả tốt đẹp,” Đức Thánh Cha Phanxicô viết.

Các nhà báo, ngài nói, có một trách nhiệm đặc biệt trong thế giới truyền thông hiện đại “bồi dưỡng những mê loạn và vội vã điên cuồng để lượm lặt một mẩu tin đặc biệt.”

Đức Thánh Cha đã yêu cầu những người trong báo giới xúc tiến “một tờ báo về hòa bình,” điều đó không có nghĩa là làm ngơ những vấn nạn hoặc thi vị hóa. Điếu đó có nghĩa là “một nhà báo phải trung thực và chống lại giả dối, khẩu hiệu khoa trương và tiêu đề giật gân.”

Một nhà báo của trạng thái hòa bình là phục vụ mọi người, “đặc biệt là những người - và họ chiếm đa phần trong thế giới của chúng ta - những người không có tiếng nói,” ngài nói. Đó là “một nhà báo cam kết chỉ ra những lựa chọn một trong hai hay nhiều khả năng thay thế cho sự leo thang của những trận đấu la hét và bạo lực bằng mồm.”

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc sứ điệp của ngài với sự thích ứng riêng về Kinh của Thánh Phanxicô” cho cả hai người tường thuật tin tức cũng như những người đọc hay xem nó.

Lạy Chúa, xin cho chúng con trở nên những khí cụ bình an của Chúa.

Giúp chúng con nhận ra sự ác len lỏi trong thứ truyền thông không kiến tạo sự hiệp thông.

Giúp chúng con biết loại bỏ nọc độc khỏi những phán đoán của chúng con.

Giúp chúng con nói về tha nhân như anh chị em của chúng con.

Chúa là Đấng trung tín và khả tín, xin làm cho lời nói của chúng con thành những hạt giống tốt lành cho thế giới.

Đâu có tiếng khác than, xin cho chúng con biết lắng nghe;

Đâu có hoang mang, xin cho chúng con gợi hứng sự hài hòa;

Đâu có mơ hồ, xin cho chúng con biết mang lại sự minh bạch;

Đâu có sự loại trừ, hãy để chúng con mang đến tình đoàn kết;

Đâu có chủ nghĩa kích động, xin cho chúng con biết dùng sự tỉnh táo;

Đâu hời hợt, xin cho chúng con nêu lên những vấn đề chân thực;

Đâu có thành kiến, xin cho chúng con đánh thức niềm tin;

Đâu có hận thù, xin cho chúng con mang lại sự tôn trọng;

Đâu có giả dối, xin cho chúng con mang đến sự thật.

 

Amen. Nguyễn Minh Sơn

523    25-01-2018