Sidebar

Thứ Hai
09.09.2024

ĐHY Parolin sẽ thăm Camerun để bày tỏ sự quan tâm của ĐTC đối với châu Phi

ĐHY Parolin sẽ thăm Camerun để bày tỏ sự quan tâm của ĐTC đối với châu Phi


 
Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, sẽ thăm Camerun từ ngày 28/1 đến 3/2. Cùng đi với Đức Hồng y Quốc vụ khanh có Đức ông Ivan Santus, quan chức của Phân bộ các Quan hệ với các Quốc gia của Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh.

PietroParolin.jpg
 

Chuyến viếng thăm của Đức Hồng y muốn, một lần nữa và trong bối cảnh tình trạng khẩn cấp nhân đạo hiện nay do virus corona, cho thấy sự quan tâm của Giáo hội và của Đức Thánh Cha dành cho lục địa châu Phi, một vùng đất giàu tình người nhưng bị ghi dấu bởi quá nhiều đau khổ.

 

Hơn nữa, chuyến viếng thăm cũng muốn trở thành một dấu hiệu cụ thể của “sự dấn thân chung, liên đới và tham gia, để bảo vệ và thăng tiến phẩm giá và thiện ích của tất cả mọi người và quan tâm đến sự cảm thông, hòa giải và chữa lành, tôn trọng và chấp nhận”, mà Đức Thánh Cha đã kêu gọi trong Sứ điệp nhân Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 54, ngày 1/1/2021, với tựa đề: “Văn hóa chăm sóc quan tâm như con đường dẫn đến hòa bình.”

 

Chương trình

 

Trong chương trình, Đức Hồng y sẽ gặp các cấp chính quyền và cử hành Thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Bamenda và trao dây Pallium cho Đức tổng giám mục Andrew NkeaFuanya, từ năm 2019 là tổng giám mục giáo tỉnh Bamenda.

 

Đức Hồng y cũng sẽ viếng thăm Trung tâm Hy vọng ở Yaoundé, một trung tâm được cha Yves Lescanne, dòng Tên, thành lập cách đây 40 năm, để chăm sóc các thiếu niên đường phố và những tù nhân trẻ.

 

Cuộc khủng hoảng nhóm nói tiếng Anh

 

Tại Camerun đang bị lung lay bởi “cuộc khủng hoảng nhóm nói tiếng Anh”, trong đó khoảng 20% dân số nói tiếng Anh nổi dậy chống lại sự phân biệt đối xử mà họ phải chịu. Sự việc bắt đầu vào năm 2017 với cuộc đình công do các giáo viên và luật sư nói tiếng Anh tổ chức, sau đó trở thành một cuộc nổi dậy chống lại việc các vùng nói tiếng Anh bị đối xử phân biệt, với một cuộc tranh luận diễn ra rất gay gắt và những xung động ly khai thực sự và đề xuất hiến pháp của một quốc gia độc lập gọi là Ambazonia.

 

Giáo hội Công giáo đã hoạt động như một lực lượng trung gian, một nguồn hòa giải.

 

Theo báo chí địa phương, Đức Hồng Y Parolin sẽ có một số cuộc gặp gỡ hòa giải với các đảng phái chính trị khác nhau liên quan đến “cuộc khủng hoảng tiếng Anh” đã gây ảnh hưởng đến các tín hữu của giáo phận trong 4 năm. (CSR_699_2021)

 

Hồng Thủy

346    29-01-2021