ĐHY Parolin: Thỏa thuận Vatican - Trung Quốc phải được thực hiện
Phát biểu tại một hội nghị về ngoại giao của Vatican, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh nhấn mạnh rằng điều quan trọng bây giờ là “Tạo cho thỏa thuận của Trung quốc về việc bổ nhiệm giám mục là công việc phải được thực thi.”
Nhận xét của Đức Hồng y Pietro Parolin đã được đưa ra trong bài thuyết rình khai mạc hội nghị kéo dài 2 ngày về những thỏa thuận ngoại giao của Tòa Thánh, được tổ chức vào ngày 28 tháng 2 - 1 tháng 3 tại Đại học Giáo hoàng Gregoria và Nhà thờ Ecole Français ở Roma.
Trong thuyết trình của mình, Đức Hồng y Parolin đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về những thỏa thuận của Tòa Thánh với những quốc gia, trước khi thảo luận về một thỏa thuận tạm thời năm 2018 đã đạt được giữa Vatican và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đặc biệt là việc bổ nhiệm các giám mục ở Trung quốc.
Ký ngày 22 tháng 9 năm 2018, các điều khoản của thỏa thuận được bảo mật. Nhưng như một hiệu lực của thỏa thuận, Tòa Thánh đã công nhận bảy giám mục Trung quốc được thánh hiến bất hợp pháp và giao cho họ sự lãnh đạo của các giáo phận Trung quốc.
Hiện tại, tất cả các giám mục Trung quốc đều có sự công nhận hai mặt của chính phủ và của Tòa Thánh. Kể từ khi thỏa thuận, chưa có giám mục mới nào được bổ nhiệm ở Trung Quốc.
Đức Hồng Parolin mô tả thỏa thuận Trung quốc là “một trường hợp chung của lịch sử Trung Hoa”, vì nó được quy định giữa hai bên vẫn không công nhận lẫn nhau.
Ngài nói rằng điều quan trọng bây giờ là “tạo cho thỏa thuận có hiệu lực.”
Đức Hồng y cũng nói rằng thỏa thuận Trung quốc đã đến “điểm cuối của một con đường dài. Cuối cùng, chúng ta đã thành công và chúng ta hy vọng rằng thỏa thuận này sẽ mang lại kết quả vì lợi ích của Giáo hội và của đất nước này.”
Đức Hồng y Parolin nói rằng Giáo hội Công giáo không yêu cầu các quốc gia hành động như những người bảo vệ đức tin, mà là để bảo đảm sự tự do để có thể hoàn thành sứ mệnh.
Những thỏa thuận ngoại giao của Vatican có hai mục tiêu: bảo vệ tự do tôn giáo, và bảo vệ quyền tự do của Giáo hội, đồng thời giúp Giáo hội Công giáo đóng góp cho sự phát triển tinh thần và vật chất của quốc gia, và thúc đẩy hòa bình.
Tự do tôn giáo, Đức Hồng y Parolin nói, là một nguyên tắc quan trọng trong những thỏa thuận với các quốc gia nơi mà đạo Công giáo là thiểu số hoặc ở các quốc gia không có truyền thống Kitô giáo. Bộ trưởng Ngoại giao Vatican đã đưa ra điển hình về những thỏa thuận với Tunisia (1964), Moroc (1983-1984), Israel (1993), Kazakhstan (1998), Tổ chức Giải phóng Palestine (2000), Azerbaijan (2011), Chad (2013) và Palestine (2015).
Đức Hồng y Parolin cũng lưu ý rằng “việc đàm phán thỏa thuận với các quốc gia có truyền thống Chính thống cho đến bây giờ vẫn chưa được thực hiện, và không có thỏa thuận nào với các nước Anglo-Saxon (như Anh và Hoa Kỳ), chủ yếu là vì sự hiểu biết văn hóa khác, hơn là vì quan điểm chống Giáo hội.”
Ngài nói thêm rằng Tòa Thánh không có một mô hình cố định nào cho những thỏa thuận ngoại giao, và giải thích ngắn gọn về thủ tục tiệm cận họ: một khi Tòa Thánh biết rằng một nhà nước sẵn sàng đàm phán một thỏa thuận, nó ủy quyền cho một phái đoàn do sứ thần Tòa Thánh địa phương chủ trì và bao gồm một số giám mục địa phương và các chuyên gia giáo luật chủ trì.
Sau đó, phái đoàn xác định các chủ đề quan tâm chính của thỏa thuận và soạn thảo một văn bản, được giám sát và phê chuẩn bởi Bộ trưởng Ngoại giao. Các vấn đề pháp lý là vấn đề đầu tiên được thảo luận, vì chúng bao gồm quyền tự do của Giáo hội và việc thực thi thờ phượng.
Sau khi mọi vấn đề được giải quyết, thỏa thuận được ký kết và phê chuẩn.
Đức Hồng y Parolin cũng lưu ý rằng các hội đồng giám mục, với sự ủy quyền của Tòa Thánh, cũng có thể đưa ra thỏa thuận với các quốc gia, mặc dù đây là những thỏa thuận riêng và không phải là thỏa thuận pháp lý được công nhận trên bình diện quốc tế.
Bộ trưởng Ngoại giao Vatican nói thêm rằng các thỏa thuận cũng có thể được thẩm vấn, và nhắc lại rằng Hồng y Agostino Casaroli, một nhà ngoại giao kỳ cựu là Bộ trưởng Ngoại giao Vatican từ năm 1979 đến 1990, đã từng nói rằng các thỏa thuận không phải là một “modus vivendi” mà thay vào đó là một “modus non moriendi” (không phải là phương pháp thuộc về sự sống, mà là một phương pháp thuộc về bất tử).
Đức Hồng y Parolin nói rằng các thỏa thuận ngoại giao là một phần trong những nỗ lực của Tòa Thánh, nhằm thiết lập mối quan hệ tốt hơn với các quốc gia và điều chỉnh sự sống của Giáo hội, cố gắng tránh xã hội dân sự nhảy vào các vấn đề của Giáo hội.
Bộ trưởng Ngoại giao Vatican cũng đề cập đến cái gọi là “gentlemen’s agreements,” vì đó là một “thỏa thuận giữa hai quốc gia trên cơ sở bằng lời danh dự, không chính thức giữa hai bên.”
Ngài đã đề cập đến “gentlemen’s agreement” giữa Tòa Thánh và Việt Nam, nơi diễn ra cuộc họp của các giám mục theo một thủ tục được thỏa thuận bằng lời với chính phủ.
Các chi tiết của thỏa thuận miệng đó chưa bao giờ được tiết lộ.
Theo nguồn tin của CNA nói rằng Tòa Thánh - Việt Nam thỏa thuận bổ nhiệm các giám mục hoạt động theo cách này: có một vòng tham vấn với các giám mục và giáo sĩ, sau đó, Sứ Thần Tòa Thánh trình bày một bộ ba ứng viên có thể cho Đức Giáo hoàng; Đức Giáo hoàng đưa ra quyết định của mình, và sau đó, quyết định này được thông tri tới chính phủ Việt Nam, mà phải được sự phê chuẩn.
Đôi khi, Việt Nam đã được mô tả như là một mô hình có thể cho việc bổ nhiệm các giám mục giống Trung Quốc. Tuy nhiên, dường như đây không phải là mô hình, bởi vì chính phủ Trung quốc muốn giữ quyền kiểm soát nhiều đối với việc bổ nhiệm giám mục hơn là mô hình cho phép.
Nguyễn Minh Sơn
435 05-03-2019