Sidebar

Thứ Hai
09.09.2024

ĐHY Parolin trao giải thưởng “Kinh tế và Xã hội”

dhy-parolin-trao-giai-thuong-kinh-te-va-xa-hoi
 Lễ trao giải thưởng 

Hôm thứ Năm 16/12, Tổ chức Centesimus Annus Pro Pontifice - Bách Chu Niên vì Giáo hoàng đã tổ chức trao giải thưởng “Kinh tế và Xã hội”, cho hai tác giả đã có những phẩm nghiên cứu và áp dụng Học thuyết Xã hội của Giáo hội trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.

 

Ngoài Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh chủ trì lễ trao giải, tại buổi lễ còn có sự hiện diện của Đức Hồng y Reinhard Marx và Đức Hồng y Silvano Maria Tomasi.

Giải giải thưởng “Kinh tế và Xã hội” do Tổ chức Centesimus Annus Pro Pontifice thiết lập, nhằm ghi nhận những tác phẩm với những đóng góp độc đáo trong việc nghiên cứu và áp dụng Học thuyết Xã hội của Giáo hội, đồng thời công nhận về tính đúng đắn và dễ hiểu của giáo lý đối với công chúng.

Với số tiền thưởng là 20 ngàn euro, hai tác phẩm được chọn trong số 30 tác phẩm của 13 quốc gia trên 4 châu lục. Người được nhận giải thưởng năm nay là tu sĩ Dòng Tên: Patrick Riordan cho cuốn sách năm 2017 “Recovering Common Goods - Phục hồi Công ích”; và Jaime Tatay cho cuốn sách năm 2018 “Integral ecology and the Catholic reception of the sustainability challenge: 1891 (Rerum Novarum) – 2015 (Laudato si’) – Sinh thái toàn diện và sự tiếp thu của Công giáo về thách đố bền vững: 1891 (Rerum Novarum) - 2015 (Laudato si’)”.

Trong buổi lễ cũng có phần trao hai học bổng đầu tiên dành cho các nhà nghiên cứu trẻ trị giá 20 ngàn euro. Những người nhận được học bổng là Sofia Horsfall, sinh viên của Đại học La Sapienza ở Roma, nghiên cứu về tài chính và tính bền vững của môi trường; và Erminia Florio, nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ tại HEC Montreal, đang nghiên cứu tác động của các chiến dịch thông tin đối với ý định rời bỏ quê hương của những người trẻ.

Phát biểu tại buổi lễ, Đức Hồng y Parolin nhấn mạnh rằng, không có tiến bộ công nghệ nào có thể coi là tiêu chí giá trị. Theo Đức Hồng y, là sẽ là cái bẫy khi tin rằng tiến bộ của kiến thức khoa học và kỹ thuật là đủ để giải quyết bất kỳ vấn đề được lựa chọn nào. Điều này dẫn đến nguy cơ nhân loại nhìn mọi thứ bằng sự thờ ơ và chẳng quan trọng. Chính vì lẽ đó mà Giáo huấn Xã hội của Giáo hội đưa ra một đóng góp quan trọng trong cái nhìn hướng đích dưới lăng kính đạo đức.

Theo Ngọc Yến - Vatican News (17/12/2021)

296    17-12-2021