Sidebar

Thứ Sáu
29.03.2024

Đôi chút tâm tình ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

 tamtinh

Tiên họ
c lễ, hậu học văn.

Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

Không thầy đố mày làm nên...

Gần đến ngày tết thầy cô 20/11, tôi lại bồi hồi nhớ về kỷ niệm thuở thiếu thời. Trong gia đình, người thầy đầu đời của ta là cha mẹ, đến tuổi đến trường là thầy cô. Cô mầm non dạy ta lễ nghĩa đi thưa - về trình, dạy cầm chén, muỗng, nĩa khi ngồi vào bàn ăn sao cho đúng cách, dạy biết cảm ơn khi ai cho ta quà bánh kẹo,dạy ta nhận dạng sắc màu, dạy giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, dạy tự lập trong mọi việc nhỏ của cá nhân ta.

Những việc cơ bản này ở nhà cha mẹ đã dạy bé xíu, mới chập chững biết đi, biết nói, nhưng lắm khi ta lại bỏ ngoài tai lời cha mẹ chỉ dạy, chắc có lẽ do ỷ lại ở nhà ông bà, cha mẹ thương yêu, cưng chìu, nên muốn gì là làm đó. Đến trường, đến lớp lại sợ thầy cô mà răm rắp vâng lời và làm theo lời dạy... Hết mầm non đến bậc tiểu học, người vất vả nhất trong quá trình học tập của ta trong suốt quãng đời học sinh, sinh viên là các thầy cô năm lớp một. Thầy cô lớp một dạy ta nhận dạng mặt chữ, con số, cầm tay dạy nắn nót từng nét chữ, các phép cộng, trừ, nhân, chia, uốn nắn ta để “nhìn nét chữ biết nết người. Kể sao cho hết bao vất vả của thầy cô từ lớp mầm non đến tuổi tiểu học, vì khi ấy ta còn bé ngây thơ, trong sáng, điều gì cũng không biết, không hiểu, ngỡ ngàng trước tất cả mọi sự vật chung quanh, chút gì cũng hỏi, cũng mè nheo khóc nhè với thầy cô, chuyện cỏn con “cũng hờn, cũng mécTa hỏi thầy cô giải thích, ta chưa hiểu rõ chuyện đó lắm, vậy là cứ theo hỏi hoài thắc mắc hoài đến khi hiểu mới thôi. Thật phảo kính phục lòng kiên nhẫn, sự dịu dàng của thầy cô mầm non và bậc tiểu học. Ôi một tâm hồn đơn sơ trong trắng tuổi thiếu nhi hồn nhiên, ai cũng đã tri qua!

Hết bậc tiểu học, ta lên cấp hai, khi đó ta đã lớn khôn hơn rồi, có chút kinh nghiệm của việc tự giác học và chơi, ý thức được việc kính thầy, mến bạn: khi chơi, khi học đã biết nhường nhịn bạn, ít khi “méc thầy méc cô chuyện nọ chuyện kia như thời mầm non và tiểu học. Khi ấy, ta chỉ chuyên tâm phấn đấu trong việc học hànhSau đó là thời cấp ba và đại học, 12 năm tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng, rồi 4 năm, 5 năm, hay 6 năm thời sinh viên tùy vào nghành nghề ta chọn học. Lễ nghĩa, kiến thức, và ngành nghề tất cả đều là do công ơn dìu dắt và dạy dỗ của thầy cô. Người gieo mầm kiến thức và nhân cách làm người cho ta.

Thế nhưng sau khi rời ghế nhà trường, được bao người nhớ đến thầy cô ngày xưa của mình, được mấy người biết đến thăm hỏi sức khỏe thầy cô mỗi dịp ngày lễ, ngày tết? Có nhớ, có thương cũng chỉ là số ít, như hạt cát vùi trong sa mạc... Nghĩ lại mới thấy phải thương thầy cô nhiều hơn, thầy cô như người lái đò đưa khách sang sông, đò cập bến, hành khách ra đi, nào mấy ai nhớ đến người đưa đò đã chèo chống con đò giữa dòng đời bão tố vẫn phải vững tay chèo để con đò an toàn cập bến sau mỗi năm học, để không một học sinh nào phải ngồi lại lớp cũ. Có những học sinh cá biệt thích quậy phá hơn ham học, thầy cô vẫn phải dằn lòng mà dạy dỗ và tha thứ nhiều lần... Nếu thầy cô nào nóng tánh lỡ tay đánh học sinh của mình một vài roi, thì chúng ta, những người học sinh và những bậc phụ huynh cũng phải thấu hiểu và thông cảm: đó chẳng phải là vì ghét bỏ học sinh đâu! Thầy cô đã răn đe bằng những hình thức phạt nhe như: bắt chép phạt,viết kiểm điểm, mời phụ huynh. Nhưng học sinh vẫn không khá hơn về đạo đức, không chịu sửa đổi thái độ học tập, thì lắm lúc thầy cô đánh một, hai roi (trong chừng mực giới hạn cho phép) cũng là lẽ thường. Ta không được oán hận tìm cách trả thù ám hại thầy cô.

Thầy cô ví như người lái đò đưa hành khách sang sông sau mỗi đoạn sông dài, chẳng mong hành khách quay lại đền ơn đáp nghĩa. Thầy cô chỉ mong đào tạo được những lớp trẻ ưu tú nên người, để học sinh của mình cống hiến sức khỏe và kiến thức xây dựng một xã hội văn minh giàu mạnh, thoát nghèo, giàu tình người.

Gần tới ngày 20/11 rồi, ngày lễ tri ân thầy cô giáo, tôi muốn gởi tới tất cả mọi người một thông điệp rằngHãy nhớ về thầy cô! Nếu ta không đến viếng thăm được, thì điện thoại hỏi thăm cũng làm thầy cô cảm thấy rất vui và mãn nguyện rồi. Dân tộc Việt Nam ta là có truyền thống cao đẹp là “tôn sư, trọng đạo. Ai ơi nhớ lấy câu này: Muốn sang thì bắt cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu mến thầy!

Tác giả: Maria Sơn Hà Cẩm Tú

1174    16-11-2021