Sidebar

Thứ Năm
18.04.2024

Edith Stein, Léon Bloy, và tại sao chúng ta lại phó mình cho thập giá

xxx
 Shutterstock I Nattapat.J


Lời kêu gọi
phó mình cho Đức Kitô và vác lấy thập giá là chìa khóa để đổi mới bộ mặt của trái đất.

Tư cách môn đ của chúng ta sẽ đổi mới thế giới. Không phải theo nghĩa chúng ta là nguyên nhân của sự đổi mới. Chúa Giêsu đã chết vì tội lỗi của chúng ta một lần và mãi mãi. Chính ân sủng của Người đã đổi mới thế giới.

Nhưng đừng nhầm lẫn, chúng ta là công cụ của Người.

Thánh Edith Stein, còn được biết đến là Thánh Têrêxa Bênêđicta Thánh Giá viết rằng, “Đây là một tiếng kêu cảnh báo không thể coi thường: Hãy phó mình không giới hạn cho Thiên Chúa là Đấng đã kêu gọi chúng ta. Việc này là điều đòi buộc đối với chúng ta để bộ mặt của trái đất có thể được đổi mới.” Chúng ta, trong tư cách là người môn đệ, phải quy phục Thiên Chúa, quy phục những kế hoạch mà Người dành cho chúng ta. Sau đó và chỉ sau đó, cái thế giới khao khát, mệt mỏi và hao mòn mới này mới được một chút thời gian nghỉ ngơi.

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta một lần nữa hãy phó mình cho Người. Người nói với mỗi người chúng ta: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” (Mc 8,34Gì chặt lấy thập giá, đósự phó mình; đó là môn đ đích thực.

Là biển chỉ đường, chứ không phải là điểm dừng

Tuy nhiên, thập giá không phải là đích điểm. Những người Kitô hữu chúng ta không nên bị nhầm lẫn với những kẻ tự bạo. Thánh Edith Stein nói: “Thập giá tự nó không phải là điểm dừng.”

Thánh nữ tiếp tục, "Thập giá đứng trên cao và vẫy gọi con người về phía đỉnh." Thập giá không phải là điều mà chúng ta hằng mong ước. Chúng ta khao khát được lên thiên đàng, được kết hợp với Thiên Chúa và các thánh. Tuy nhiên, thập giá là vũ khí. Nó là biểu tượng lôi kéo chúng ta đến gần Thiên Chúa.

Khi dõi theo thập giá, chúng ta có thể bước theo Chúa Giêsu Kitô và tìm kiếm Người.

Nhưng còn nhiều hơn thế. Chúa Giêsu tiếp tục trong Tin Mừng, “Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.” (Mc 8,35) Thánh Edith Stein giải thích, “Đức Kitô đã ban sự sống của mình để mở ra cho nhân loại một lối vào sự sống vĩnh cửu.” Thánh nữ tiếp tục, “Vì vậy, để giành được sự sống vĩnh cửu, nhân loại có bổn phận hy sinh những gì thuộc về trái đất.”

Phó mình cho Thiên Chúa nghĩa là lướt qua các mục tiêu và giá trị của thế giới này. Thập giá, cột dẫn đường của thiên đàng, báo hiệu con đường chúng ta phải theo trong tư cách là người môn đệ. Đó là một con đường của hy sinh, của từ bỏ. Chúng ta phải thường xuyên mong muốn được chết với Chúa Kitô, để được sống lại với Người.

Hai cây thập giá

Nhà thơ người Pháp Léon Bloy, trong các tác phẩm của mình, đã đối chiếu hai cây thập giá. Bloy nhớ lại rằng trước khi Thánh Joan xứ Arc bị đưa đi tử hình, ngài đã yêu cầu một cây thánh giá để chiêm ngắm. Một tên lính đã tạo hình một cây thánh giá bằng gỗ đơn cho ngài từ hai mảnh gỗ. Thánh Joan đã cầu nguyện trước biểu tượng khiêm nhường này trong những giây phút cuối cùng của mình.

So sánh cây thập giá bằng gỗ với một cây thập giá khác. Thập giá bằng gỗ của Chúa Kitô, được các tín hữu suy tôn vào Thứ Sáu Tuần Thánh, trái ngược với thập giá bằng sắt, khi đó là biểu tượng của uy thế quân sự, được trao để tôn vinh "những kẻ giết người và những kẻ bạo loạn như phần thưởng cho tội ác của chúng,như Bloy nói.

Khi cất lên ngòi bút giữa một châu Âu đang chìm trong chiến tranh và xung đột, Bloy đã xưng đức tin của mình vào cây thập giá bằng gỗ. “Sự kinh hoàng trong thời đại của chúng ta có một dấu chỉ khải huyềncon người có thể thấy trước rằng nó sẽ ngày càng rõ ràng hơn. Nhưng Thập giá bằng sắt cuối cùng cũng sẽ bị đánh bại bởi Thập giá bằng gỗ, vì Thập giá này là sự lựa chọn của Thiên Chúa và là dấu chỉ tình yêu của Người.

Chúng ta không cần theo đuổi những chính kiến của Bloy để nắm bắt được sự hiểu biết của ông về cây thập giá bằng gỗ. Như ông ấy nói, “Thập giá của những người khốn khổ và lang thang, Thập giá dịu dàng của những con đường quê cũ kỹ, Thập giá chào đón của những người khốn khổ, của những người bị thương, của những người với bàn chân rướm máu, của những trái tim ướt đẫm nước mắt, của những người đã bị rắn trong sa mạc cắn và những người được chữa khỏi vết thương bằng cách nhìn vào nó, Thập giá của cảnh khốn cùng và Vinh quang.”

Đây là thập giá mà trước đó chúng ta quy phục. Thập giá đồng thời là gánh nặng và tự do của chúng ta.

Thập giá trong cuộc đời chúng ta

Thánh Lễ là sự biến đổi cái chết của Chúa Giêsu trở thành hiện thực đối với chúng ta. Hy tế của Thiên Chúa trên đồi Canvê, trong Thánh Lễ, trở thành hiện tại đối với chúng ta ở đây và bây giờ. Tham gia với lòng tận tụy và hăng say, tham dự Thánh Lễ và hiệp nhất tâm hồn chúng ta với hy tế của linh mục, là chấp nhận thập giá và mang những ân sủng của nó vào đời sống của chúng ta với tư cách là người môn đệ.

Chúng ta hãy chọn lấy cây thập giá bằng gỗ. Thập giá của sự quy phục, thập giá của Chúa Giêsu, thập giá của thân phận người môn đệ. Bởi vì khi chúng ta ôm lấy thập giá, khi chúng ta phó mặc thử thách và đau khổ, khi chúng ta phó mặc nỗi sợ hãi, hy vọng và ước mơ của mình, thì chúng ta được giải thoát. Chúng ta được giải phóng. Và trong tự do, chúng ta có thể đổi mới bộ mặt của trái đất.

Tác giả: Lm. Patrick Briscoe, OP - Nguồn: aleteia.org (12/9/2021)
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

427    13-09-2021