Sidebar

Thứ Sáu
29.03.2024

Hãy trở nên những mục tử nhân lành như lòng Chúa mong muốn

 

CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH B

 

LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH

 

Cv 4, 8-12,   1 Ga 3, 1-2 , Ga 10, 11-18

 

Kính thưa Cộng Đoàn,

 

 Vào thời Chúa Giêsu, thì cái nghề chăn chiên là một cái nghề phổ biến tại Palestine. Và cái nghề chăn chiên này nó mang một cái đặc thù, nó khác những cái nghề khác lắm.

 

Khi mà người chăn chiên lãnh lấy đàn chiên từ chủ, thì người chăn chiên phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về đàn chiên mà mình được trao phó. Nếu mà có chuyện gì xảy ra cho đàn chiên, thì người chăn chiên phải trưng dẫn bằng cớ để chứng minh rằng là mình không có lỗi, để mà cho con chiên nó phải bị tàn tật, hay con chiên nó bị giết chết.

 

Luật pháp thời đó quy định rất là rõ ràng:  ở trong sách xuất hành chương 22 câu 12

 

Nếu mà con vật  bị thú rừng xé chết, thì người lãnh giữ chiên phải đem xác chết của con chiên ra làm bằng chứng.

 

Thế đấy, cái nghề chăn chiên xem ra nó là một cái nghề rất là đặc biệt,   tức là khi mà chấp nhận vào cái nghề chăn chiên là chấp nhận sẵn sàng hi sinh, chết để bảo vệ, để che chở đoàn chiên, chấp nhận liều mình để cứu đoàn chiên và nhất là khi mà chúng bị trộm cướp hay là bị thú dữ tấn công.  Và như thế với cái đặc thù của nghề chăn chiên như vậy thì ta có thể gọi cái nghề chăn chiên là một ơn gọi.

 

Ơn gọi, chứ không phải là một cái nghề kiếm kế sinh nhai. Nếu mà đi chăn những  vật khác thì không phải vất vả như cái nghề chăn chiên vậy.

 

 Và một cái người mục tử như thế, mà gọi là Mục Tử nhân lành đúng nghĩa thì không có cái mối bận tâm nào khác ngoài các con chiên. Buổi sáng thì vui sướng để mà đưa đoàn chiên đi tới tìm đồng cỏ xanh tươi, buổi tối thì đưa chiên về nghỉ ngơi. Những người mà Mục Tử chẳng đặng đừng thì họ coi sóc  đoàn chiên của họ như người làm thuê, khi mà thấy sói đến thì người đó bỏ chiên mà chạy.

 

Ngược lại với người làm thuê , không phải rằng là một cái người  đi chăn bình thường, mà là  người  đi chăn để mà được trả công, để mà hưởng công, hưởng lương, để mà nghĩ tới tiền bạc.

 

Nhưng mà cái người Mục Tử nhân lành đó là cái người Mục Tử biết chiên của mình.

 

Còn nhớ ở trong thời Cựu Ước, thì hình ảnh người mục tử được áp dụng cho các nhà vua. Mà hình ảnh của người mục tử và con chiên là hình ảnh rất quen thuộc. Để mà chúng ta thấy cái mối tương quan giữa Thiên Chúa và dân của Ngài tuyển chọn tức là dân Israen. Ngài hướng dẫn, Ngài   bảo vệ, Ngài nuôi dưỡng dân Israen.

 

Thế nhưng rồi, ta thấy kinh nghiệm của dân Israel  và các nhà lãnh đạo là một cái kinh nghiệm đáng tiếc, kinh nghiệm đáng buồn. Có nhiều nhà vua chỉ rắp  tâm  gọi là bóc lột, và thậm chí giết chiên, để rồi có những ngôn sứ chỉ thẳng vào mặt các vua với ngôn ngữ nặng nề để mà chỉ trích sự cái sự gian ác của các vua; thay vì họ nuôi dưỡng, họ ôm ấp họ ấp ủ chiên, thì họ lại bóc lột và thậm chí giết chiên.

 

Và ngày hôm nay trong ngày Chúa nhật  4 Phục sinh còn gọi là Chúa nhật Chúa chiên lành, thì Chúa Giêsu đã dùng cái hình ảnh của người mục tử để mà nói về mình, để diễn tả về mình, về người Mục Tử nhân lành.  

 

Người Mục Tử nhân lành là gì? là người mục tử biết rõ từng con chiên của mình, cũng như biết để mà chiêm nhận, biết để mà đi theo.

 

Và thứ 2, người Mục Tử nhân lành là cái người quan tâm đến đoàn chiên và đặc biệt quan tâm đến những con chiên bị đau ốm, thương tích, hay là lạc đàn.

 

Và thứ ba, người mục tử đó sẵn sàng hiến mạng sống của mình đương đầu với  sói  dữ,  thú  dữ gì để mà bảo vệ đoàn chiên.

 Và chúng ta thấy, nhìn cuộc đời của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã mang lấy trong mình cái đặc tính của Người Mục Tử rất tuyệt vời đó! Chúa Giêsu là một người mục tử nhân lành cũng có nghĩa là mục tử xinh đẹp. Nhân  lành không có phải có nghĩa là  theo nghĩa tình cảm êm ái hay dịu dàng nhưng là chân chính, nhưng là đích thực. Mà cái từ ngữ này gợi lên  rằng Chúa Giêsu không chỉ là những người làm việc có hiệu năng, nhưng Chúa Giêsu có một nhân cách xinh đẹp toàn diện, duyên dáng, hấp dẫn, cộng với cái tài lãnh đạo đầy uy lực và quyền năng của Người. Chúa Giêsu đã trở nên tư cách của một người Mục Tử nhân lành, chứ không phải là người Mục Tử đi vuốt ve các con chiên. Nhưng chính là tình yêu và sự đồng cảm của Ngài đối với những con chiên mà được Ngài trao phó. Chúa Giêsu có một cái cảm thức rất là đặc biệt về các con chiên, các con chiên thuộc về Người.  Chính vì thế, Chúa Giêsu là người đáng tin cậy, và Chúa Giêsu là người chu toàn trách nhiệm của mình với đoàn chiên được trao phó.

 

Động lực căn bản để mà hướng dẫn Người Mục tử nhân lành đó là tình yêu. Và người nào mà yêu thương thật sự thì muốn  ban tặng  cả đời sống của mình chứ không muốn đón nhận. Tình yêu chân thật có nghĩa là tình yêu sẵn sàng chấp nhận hi sinh cả mạng sống mình,  sự dấn thân không biên giới của Người Mục Tử nhân lành nhằm đưa lại cái sự sống như CHÚA Giêsu nói: « tôi đến để cho chiến được sống và sống dồi dào. Sự dấn thân này không có giới hạn sự dấn thân này Không Biên Giới cái biết  mà Chúa Giêsu biết ở đàn chiên đó là sự biết đó được thể hiện trong hiến dâng mạng sống mình cho người mình yêu.   Đặc biệt chúng ta được mời gọi để nhìn lên Người Mục Tử nhân lành để chúng ta được soi chiếu.  Mời gọi để được soi chiếu cái hình ảnh Người Mục Tử nhân lành là người Mục Tử biết chiên. « Biết»đây! không phải là biết về lý trí, nhưng là cái biết về cái tình cảm, biết về cái cảm nhận sâu xa.

 

Chúng ta thấy tuyệt vời, Nơi tâm tình của nhạc sĩ Xuân Quỳnh:

 

Chỉ có thuyền mới hiểu,

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu!  

 

Những ngày không gặp nhau,

biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau,

lòng thuyền đau- rạn vỡ .

 

Nếu mà thuyền không gần biển thì cảm thấy một cái sự thiếu thốn. Nếu mà biển mà không có thuyền và thuyền mà không có biển thì coi như cái sự hiện diện của thuyền và biển coi như vô nghĩa. Cái biết đó là cái biết: thuyền đi đâu về đâu. Những ngày không gặp nhau lòng thuyền đau rạn vỡ! Tuyệt vời!

 

Cái biết đó chính là cái biết của tình yêu. Đó là cái biết của tâm sự. Đó là cái biết của sự dấn thân, cái biết của sự hi sinh.  Giống như cái biết của chồng biết vợ, vợ biết chồng, của người mẹ biết con, của người con biết mẹ. «Tôi biết chiên tôi như Chúa Cha biết tôi. »

 

Chúa Giêsu phải chấp nhận đau khổ, và Chúa Cha đã hiểu được sự đau khổ đó. Và rồi cái  biết cái sự đau khổ đó đã kết nên cuộc đời dâng hiến của người tử nhân lành,    nhân vật dám hi sinh tính mạng của mình . 

 

Và chúng ta được mời gọi đi theo Chúa Giêsu trong hình ảnh của Người Mục Tử nhân lành, Người Mục Tử nhân lành là hình ảnh nói về sự chăm sóc, yêu thương:  có trách nhiệm, có hướng dẫn, có chở che ,có an ủi, có bảo vệ.

 

Hôm nay chúng ta lại nhìn thấy mỗi người chúng ta, trong vai trò là người Mục Tử. Mỗi người chúng ta, không phải là linh mục tu sĩ mới là người Mục Tử, nhưng khi chúng ta lãnh nhận bí tích rửa tội, chúng ta mang trong mình trách nhiệm của người mục tử.  Chúng ta có là người mục tử như thế nào?  Đó là sự trả lời của mỗi chúng ta.

 

Chúng ta có biết được cái người mà Chúa trao phó, cái người mà Chúa gửi đến cho chúng ta là người vợ, người chồng, người cha, người mẹ trong gia đình chúng ta hay không?

 

Ngày hôm nay dường như cái biết đó nó chỉ còn ở cái biết ở bên ngoài, nhưng người ta không còn cảm thức về nhau.

 

Một cái báo động đỏ về đời sống gia đình : vợ sống chung với chồng đó, nhưng mà không có cái cảm thức  về  chồng, cha mẹ sống chung với con cái đó, nhưng không có cái cảm thấy con cái nữa.  Và điều đáng tiếc rằng ngày hôm nay có một số mục tử sống không như là những mục tử như lòng Chúa mong muốn. Những mục tử chỉ suốt ngày chỉ biết vun vén cho mình, chỉ biết lo cho mình và quên đi cái sự đau khổ, cái đời sống khó khăn của con chiên. Và đó là một thách đố của mỗi người chúng ta.  

 

Chúng ta không ngồi đó để chúng ta lên án các mục tử.  Chúng ta không có lên án ai cả ! bởi vì mỗi người chúng ta vẫn mang trong mình cái thân phận yếu đuối của con người.  Chúng ta được mời gọi lên,  nhìn Đấng chăn chiên lành tuyệt vời, và hoàn hảo:  Đó là Chúa Giêsu.

 

Chúng ta có dám dấn thân, chúng ta có dám hi sinh mạng sống mình vì người mình yêu. Chúng ta có can đảm để mà bước theo Đức Kitô hay không? Đó là câu trả lời của mỗi người chúng ta.

 

Ngày hôm nay chúng ta cầu nguyện cho các linh mục là những mục tử được mời gọi cách riêng để chăm sóc cho đoàn chiên.  Và chúng ta cùng cầu nguyện cho mỗi người chúng ta, để trong cái bổn phận là người Mục Tử, chúng ta được Chúa trao phó cho những người này, người kia là những người chồng người vợ, người con trong gia đình.  Chúng ta  có biết, chúng ta có dám hi sinh, hi sinh  tính mạng mình vì người mình yêu hay không hay Chúng ta là những người chăn thuê hay chúng ta là những người mục tử Gian ác như các vua ở trong Cựu Ước đã ăn thịt con chiên của mình,  đã giết mạng sống con chiên của mình thay mình thí mạng sống mình vì người mình yêu. 

Chúng ta nhìn thấy Chúa Giêsu, một con người đã đến trong trần gian này sống trong vai trò một mục tử, một cái vai trò Mục Tử rất là tuyệt vời. Chúa Giêsu đã dám chấp nhận hy sinh đến giọt máu cuối cùng, đổ giọt máu cuối cùng mình để cho nhân loại được sống và sống dồi dào.

 

 Xin Chúa thêm ơn cho mỗi người chúng ta, và đặc biệt chúng ta cầu nguyện cho các mục tử ngày hôm nay dưới cơn sóng xô của Tiền bạc, của Quyền Lực của Danh Vọng. Để chúng ta cầu nguyện cho các ngài, để các ngài nhìn lên Chúa Giêsu chính là vị mục tử nhân lành, đặc biệt là mục tử nhân lành hoàn hảo để các linh mục bước theo Chúa Giêsu dấn thân với Chúa Giêsu.  

 

Và xin cho các ngài biết từng  con chiên trong họ đạo của mình, biết từng con người khổ đau và biết băng bó những con người bị bỏ rơi, biết yêu thương và biết chấp nhận hi sinh tính mạng của mình để lo cho đoàn chiên.

 

Có như thế, các linh mục mới trở thành những mục tử như lòng Chúa mong muốn.  Và có như thế chúng ta mới hoàn thành sứ mạng là Mục Tử mà Chúa trao phó cho mỗi người chúng ta. Amen.

 

 
 
1488    22-04-2018