Sidebar

Thứ Sáu
29.03.2024

Hãy vui luôn trong Chúa!

adventwreathjoy
Ảnh: widcombe.church


Anh em hãy vui luôn trong Chúa! Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hãy vui lên!” Những lời này của Thánh Phaolô đã làm nên lời ca nhập lễ của phụng vụ Thánh Lễ ngày Chúa nhật thứ ba Mùa Vọng, một mệnh lệnh được lặp đi lặp lại hướng tới một niềm vui “mà thế gian không thể ban tặng” (x. Ga 14,27). Câu của Thánh Gioan thực chất là việc nói về bình an, nhưng tình yêu, niềm vui và bình an luôn đi liền với nhau như ba hoa trái đầu tiên của Chúa Thánh Thần.

Bạn có biết đến trải nghiệm về niềm vui trong lòng mình hay không? Tôi không nói về hạnh phúc, thứ mà hầu hết mọi người đều tìm kiếm và thứ đó phụ thuộc vào hoàn cảnh của thế giới mà họ đang sống. Hoàn cảnh thì dao động và thường không ổn định. Có một bài thánh ca tiếng Anh với những câu từ như sau, Chẳng phải suối nguồn ủi an của chúng con ngẫu nhiên mà có, niềm trông cậy của chúng con là chính là Ngài, lạy Vua các vua. Niềm vui không phải là thành quả của sự may rủi hay hoàn cảnh. Niềm vui đến từ Thánh Thần của Thiên Chúa niềm vui này tồn tại trong gian truânsầu khổ.

Hai bài đọc đầu tiên tiếp nối và củng cố lời ca nhập lễ của phụng vụ. Đoạn văn của ngôn sứ Sôphônia trong bài đọc thứ nhất bắt đầu bằng việc lặp lại bốn lần mệnh lệnh hãy vui mừng; và đoạn văn này cũng kết thúc với điều tương tự, nhưng giờ đây đã được điều chỉnh thành một lời khẳng định: chính Thiên Chúa là Đấng vui mừng vì chúng ta. Phần trung tâm của bài đọc này mang đến cơ sở cho niềm vui của chúng ta. Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô tạo ra mối liên hệ cơ bản giữa niềm vui và sự bình an. Chính sự gần gũi với Thiên Chúa, cả theo ý nghĩa về cảm xúc, lẫn theo phương diện thời gian phụng vụ đang trôi qua nhanh chóng, giúp chúng ta vui mừng và nhận biết một sự bình an “vượt mọi trí hiểu” (Pl 4,7).

Ngược lại, bài Phúc Âm lại đang mang đến một thách thức. Làm thế nào chúng ta có thể mở lòng đón nhận niềm vui của Thiên Chúa? Gioan Tẩy Giả đưa ra lời khuyên cụ thể cho mọi người nói chung (“đám đông”): họ nên chia sẻ những gì họ có với người khác; đối với những người trong giới kinh doanh và quản lý (“người thu thuế”): không trục lợi; đối với giới công quyền và chính quyền (binh lính): hành động theo công lý và bình đẳng. Trong khi Gioan Tẩy Giả làm phép rửa bằng nước, thì Đấng sắp đến sẽ làm phép rửa “bằng Chúa Thánh Thần và bằng lửa. Phần cuối của bản văn kết thúc trong lửa: sự thanh tẩy đau đớn mà tất cả chúng ta cần phải có, một cuộc thanh tẩy vốn là công việc của Chúa Thánh Thần, Đấng đồng thời cũng là lửa và dầu: “ngọn lửa sống động, một tình yêu thương dịu ngọt và đích thực”. Cuộc thanh tẩy như thế sẽ dẫn đến việc vượt ra khỏi nền luân lý về sự công bình của Gioan Tẩy Giả để đi đến chỗ “quá mức” nơi “lòng yêu thương kẻ thù.

Trong ngày Chúa nhật được gọi là “Gaudete” (vui mừng!), chúng ta hướng đến việc hoàn tất niềm mong chờ của Mùa Vọng. Có thể một số người nào đó trong chúng ta, những người đang phải chịu đựng những đau khổ nhất định vào thời điểm này, sẽ thấy lời công bố về niềm vui là không thuyết phục, bởi vì nỗi đau mà họ đang chịu cứ như ngọn lửa đang ngự trị trong cuộc đời họdường như có rất ít cái gọi là “sự dịu ngọt”. Chỉ có một sự thân tình sâu xa với Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta đang chờ đợi mới có thể giúp chúng ta ở trong vòng vây của ngọn lửa này mà vẫn tìm thấy ở đó một sự bình an “vượt quá mọi trí hiểu”.


Tác giả: Cha Edmund Power
OSB - Nguồn: 
L'Osservatore Romano (10/12/2021)
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

686    12-12-2021