Sidebar

Thứ Năm
28.03.2024

Hội nghị toàn thể năm 2022 của Liên Hiệp quốc tế các Bề trên tổng quyền Dòng nữ

hn1
 Khoảng 520 nữ tu tham dự buổi khai mạc Hội nghị toàn thể 3 năm một lần của Hiệp hội Quốc tế các Bề trên Tổng quyền

Hội nghị toàn thể của Liên Hiệp quốc tế các Bề trên Tổng quyền Dòng nữ (UISG), diễn ra từ ngày 26/5/2022 tại Rôma, với sự tham dự của hơn 700 Bề trên các dòng nữ đến từ Châu lục, trong đó, khoảng 520 người hiện diện trực tiếp, và số còn lại kết nối trực tuyến.

Diễn ra khi Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XVI về tính Hiệp hành đang trong "giai đoạn lắng nghe”, và trong bối cảnh chiến tranh đang bùng phát ở Ukraine cũng như tại các khu vực xung đột khác trên thế giới, Hội nghị lần này có chủ đề "Đón nhận sự dễ bị tổn thương trong tiến trình Hiệp hành”.

Tổng cộng sẽ có 10 diễn giả tập trung vào 5 chủ đề chính: Tính dễ bị tổn thươngTiến trình Hiệp hành; Đời sống tu trì và tính Hiệp hành; Các lãnh vực ngoại biên, và Được kêu gọi đề biến đổi.

Sáng ngày 2/5, khi khai mạc Hội nghị, nữ tu Jolanda Kafka, Chủ tịch UISG, nhắc các nữ tu rằng hành trình phía trước của Hội nghị được bắt nguồn từ “Ánh sáng của Chúa Kitô, niềm hy vọng của chúng ta, và Chúng ta đang cử hành sự sống, và điều đó khiến chúng ta tràn ngập niềm vui”. Do đó, công việc được thực hiện trong “Hội nghị” này sẽ đến được với “Hội nghị” lớn hơn của Giáo Hội.

hn2
 Nữ tu Jolanda Kafka, Chủ tịch UISG, khai mạc Hội nghị

 Sơ Jolanda Kafka, người Ba Lan, Bề trên tổng quyền dòng Claretian Missionary Sisters, đã mời tất cả nữ tu hiện diện mở rộng vòng tay tạo thành một vòng ôm lớn. Cử chỉ này không chỉ là biểu tượng của thước đo được sử dụng để tạo khoảng cách xã hội trong đại dịch Covid, mà còn là lời nhắc nhở rằng mọi người đón nhận thế giớinơi những người mà các nữ tu phục vụ, vốnnhững người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.

hn3
 Các nữ tu tham dự Hội nghị UISG, dang rộng vòng tay đón nhận thế giới

Tuy nhiên, Sơ Jolanda Kafka nhấn mạnh, mỗi Dòng tu cần phải đáp lại tiếng kêu khóc của Thiên Chúa trong những người túng thiếu và yếu đuối", nhưng chúng ta lại thường “đứng về phía người nghèo từ một vị thế quyền lực”. Hiện nay, đời sống tu trì cũng đang "trải qua một giai đoạn khủng hoảng". Các nữ tu phải "giải thích lại việc thực hành quyền lãnh đạo - sứ mệnh của quyền bính là phục vụ - theo tinh thần của Phúc âm và Thượng hội đồng".

Sau khi cất cao bài hát chủ đề của Hội nghị, các tham dự viên dành một chút thời gian để cầu nguyện với sự hướng dẫn của Sơ Paula Jordão, dòng Verbum Dei Missionary Fraternity, Tây Ban Nha.

hn4
 Nữ tu Paula Jordão khai mạc Hội nghị với bài hát chủ đề

Trong lời cầu nguyện, Sơ Paula Jordão nói lên khao khát của các nữ tu là "ôm lấy những vết thương của nhân loại":

Lạy Chúa, Chúa biết chúng con là những người nghèo và dễ bị tổn thương. Nhưng chúng con xác tín rằng ân sủng của Chúa làm cho chúng con mạnh mẽ, làm cho chúng con nên mới. Vì vậy, xin hãy sai chúng con ra đi đến với thế giới.

, với sự hiệp nhất trong đa dạng, mọi người cùng cầu nguyện "Kinh lạy Cha" bằng ngôn ngữ của mình, cầu xin ân sủng và phúc lành của Chúa trong những ngày Hội nghị.

Sau đó, Hội nghị bắt đầu Ngày thứ nhất với việc thảo luận về Tình trạng dễ bị Tổn thương như một hành trình dẫn vào Tương lai.

Biến đổi để đạt tới cách thức hiện hữu mới

Để phân tích khía cạnh đầu tiên của chủ đề, Tiến sĩ Ted Dunn, một tác giả và là nhà tâm lý học lâm sàng người Mỹ,đã giúp tham dự viên khám phá động lực của sự biến đổi.

Trong bài thuyết trình kéo dài 45 phút, Tiến sĩ Ted Dunn đã thẳng thắn đánh giá về những thách thức mà đời sống tu trì, đặc biệt là các nhà lãnh đạo dòngtu phải đối diện.

Toàn bộ địa cầu của chúng ta đang ở bờ vực của một quá trình biến đổi lớn mà chúng ta, như là một loài sinh vật, chịu trách nhiệm một phần trong việc tạo ra sự biến đổi này. Số phận của hành tinh, của nhân loại và của gần 10 triệu loài sinh vật khác sống trong ngôi nhà chung đều liên kết với nhau. Chúng ta sẽ phát triển thành một cách thức hiện hữu mới, hoặc sẽ tiến tới sự tuyệt chủng.

Tiến sĩ Ted Dunn cho rằng:

Chúng ta có trách nhiệm đạo đức để tính đến những thiệt hại mà chúng ta đã gây ra, và làm mọi thứ trong khả năng của mình để biến đổi cuộc sống của chúng ta. Mặc dù không có gì đảm bảo, nhưng tôi tin rằng chúng ta có khả năng biến đổi cuộc khủng hoảng này và hỗ trợ mang lại bước nhảy vọt tiến hóa tiếp theo trong câu chuyện sáng tạo đang diễn ra.

Ông cũng ghi nhận những thách đố đối với các dòng tu và đời sống tu trì, bao gồm sự thay đổi về số nhân sự, về thời gian và năng lượng cần thiết để duy trì cuộc sống của Hội dòng, nhưng lại có rất ít thời gian để định hướng tương lai.

hn5
 Tiến sĩ Ted Dunn đang trình bày: Sự sợ hãi không nên là cơ sở cho các quyết định mà các dòng tu đưa ra trong những thời điểm bấp bênh.

Phân tích sự khác biệt giữa "thay đổi" và "biến đổi", ông lưu ý rằng biến đổi đòi hỏi "công việc tâm hồn".

Đời sống tu trì không chết, nó đang biến đổi, giống như nó đã trải qua nhiều vòng đời thay đổi kể từ thời Chúa Giêsu. Sự phủ nhận kéo dài cho đến gần đây đang mờ dần và cho phép các cách tiếp cận chủ động hơn để thích nghi và thay đổi.

Đời sống tu trì sẽ sống lại, Nhưng có những lựa chọn khó khăn ở phía trước và không có bản sửa lỗi nhanh chóng hoặc các giải pháp có sẵn. Tất cả những lựa chọn chị em có đều đòi hỏi sự chăm chỉ. Không có cách nào thoát khỏi nó.

Tiến sĩ Ted Dunn cũng cho biết,

Hầu hết các cộng đoàn tu trì sẽ không đưa ra được những lựa chọn khó khăn cần thiết để biến đổi, không thể sử dụng tinh thần cảm xúc và kỷ luật tinh thần cần thiết để đưa ra những lựa chọn khó khăn để biến đổi cuộc sống của họ. Thay vào đó, họ sẽ chọn con đường mòn ít sức đề kháng nhất. Sự bức thiết cần phải quan tâm đến các thành viên của họ, lên kế hoạch làm gì với đất đai và các tòa nhà của họ, và chỉ đơn giản là để duy trì cuộc sống vì nó đang lấp đầy lịch của họ và làm lu mờ công việc sâu sắc hơn.

Ông nói thêm,

Vô tình, từng chút một, các cộng đoàn đưa ra những lựa chọn do sợ hãi thúc đẩy nhiều hơn là bởi lòng can đảm, những lựa chọn mà tất cả đều đảm bảo cho sự sụp đổ của họ.

Một tỷ lệ phần trăm cộng đoàn nhỏ hơn "sẽ lắng nghe lời mời sâu sắc hơn. Họ sẽ tìm cách biến đổi cuộc sống của mình và biện phân lời kêu gọi của Thiên Chúa đối với cuộc sống mới”. Những cộng đoàn đó sẽ lên kế hoạch cho những thay đổi bên ngoài mà họ cần và cũng "mở cửa cuộc sống của họ cho một cuộc hành trình hướng nội, xuyên qua đêm đen của tâm hồn".

Trong khi đó, Một số sẽ đợi cho đến khi quá muộn và đến khi thức dậy, họ sẽ cạn kiệt nguồn lực và ý chí của họ để thay đổi.

Những người khác sẽ chỉ thực hiện những thay đổi tăng dần, tin rằng họ đang làm những gì cần thiết chỉ để khám phá ra những thay đổi an toàn, những thay đổi nhỏ của họ gần như là chưa đủ. Và một số cộng đoàn kiên cường nhất sẽ thực hiện thành công khúc cua này và mang lại cuộc sống mới. Họ sẽ góp tay vào việc tạo điều kiện cho sự xuất hiện của một đời sống tu trì mới.

Để kết thúc bài thuyết trình, Tiến sĩ Ted Dunn nhắc nhở những nữ tu hiện nay rằng: “Việc đón nhận sự dễ bị tổn thương là một phần của công việc biến đổi nội tâm và giữa các cá nhân”. Và “thế giới không chỉ cần chị em hy vọng mà còn cần sự tham gia tích cực của chị em như là tác nhân của sự biến đổi.

Phiên họp buổi chiều được dành để nghe những chứng từ cá nhân của ba nữ tu về cuộc đấu tranh của họ đối với sự dễ bị tổn thương theo những góc cạnh và hoàn cảnh khác nhau.

Tôi đã học cách để đặt mình trong tay Chúa

Trước hết là chứng từ của nữ tu Carmen Mora Sena, Bề trên tổng quyền Dòng Sisters of Charity of Saint Anne.

Trong bài chia sẻ, Sơ Sena cho biết tính dễ bị tổn thương đã luôn ở bên Sơ trong suốt cuộc đời như là một tu sĩ, nhưng cảm thức được tính dễ bị tổn thương ấy sâu sắc nhất khi trở thành Bề trên tổng quyền Dòng, ngay trong giai đoạn đại dịch Covid bùng phát. Điều này có nghĩa là, Sơ thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo của mình “từ khía cạnh dễ bị tổn thương, và tin rằng đây là cách thế lãnh đạo mà đời sống tu trì ngày nay rất cần.

Sơ Sena bộc bạch:

Khi Covid tấn công, chúng tôi sợ mở máy tính và thấy thêm cáo phó của những chị em đã qua đời, có khi 9 nữ tu đã qua đời trong 1 tháng, không phải là các chị cao niên, mà thậm chí cả những thành viên trẻ tuổi. Covid cũng đưa ra những thách thức đối với cách các chị em quản lý các hoạt động khác nhau trong việc chăm sóc sức khỏe và giáo dục, khiến các dự án đã chờ đợi từ lâu bị đình trệ, ngay cả nó cũng cản trở việc các chị em trong giai đoạn khấn tạm lập lại lời khấn.

Trong bối cảnh này,

Tôi đã tập sống với sự bấp bênh, nhờ đó,tôi hiểu rõ hơn sự yếu đuối và dễ bị tổn thương của người khác. Khi học cách chấp nhận giới hạn của mình là không thể có mọi thứ 'trong tầm kiểm soát', nhưng chấp nhận thực tế như nó xảy ra, và phó thác trong tay Chúa.

VớiSena, những bài học này rất quan trọng trên lộ trình dẫn đến sự Hiệp hành: "Một mình, chúng ta không thể vượt qua được. Chúng ta phải đi cùng nhau, và phải để Thiên Chúa nắm lấy dây cương”.

Kitô giáo, tôn giáo của sự dễ bị tổn thương

Tiếp theo, nữ tu Anne Falola, Dòng Our Lady of Apostles, bắt đầu chứng từ của mình khi khẳng định: “Kitô giáo là một tôn giáo của những người dễ bị tổn thương. Do đó, không có cách nào khác để trở thành Kitô hữu ngoài việc dễ bị tổn thương”. Chính những mô hình đem theo bên mình như là một nhà truyền giáo từ Châu Phi đến Châu Mỹ Latinh, đã giúp Falola định hướng kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực truyền giáo.

Thực thế, cho đến khi đến Argentina, Sơ Anne Falola chưa từng quan tâmđến vấn đề chủng tộc, nhưng khi trở thành một nhà truyền giáo, Sơ phải cân nhắc điều đó và bắt đầu nhận ra rằng sự dễ bị tổn thương cũng chính là sức mạnh của mình.

Sống theo kenosis -sự huỷ mình ra không của Chúa Kitô - đặt người nữ tu vào vị trí dễ bị tổn thương, và "nhà truyền giáo phải trở thành một nhóm thiểu số dễ bị tổn thương". Sơ Anne Falola nhấn mạnh:

Một lần nữa, Chúa Giêsu dạy chúng ta tầm quan trọng của tính dễ bị tổn thương không chỉ như một lý tưởng của đời sống thiêng liêng, mà còn như một công cụ đối với sứ mệnh.

Bám vào thánh giá

Cuối cùng, nữ tu Siham Zgheib, Bề trên một cộng đoàn Franciscan Missionaries of Mary, chia sẻ trực tuyến với Hội nghị từ Aleppo, một thành phố vẫn đang phục hồi sau nhiều năm chiến tranh tại Syria.

Khi chia sẻ hành trình của cộng đoàn khi đối diện với cuộc xung đột vũ trang kéo dài nhiều năm đã khắc sâu cấu trúc xã hội của Syria và khiến mọi người trong nước dễ bị tổn thương, Sơ Siham cho biết:

Đối diện với nguy cơ bị bắt cóc, hãm hiếp, tra tấn, buộc phải đeo mạng che mặt, mối quan tâm duy nhất của tôi là không làm suy yếu và phủ nhận đức tin của mình. Và, việc tôn thờ trước Thánh Thể đã nâng đỡ đức tin của tôi vào thời điểm mà bạo lực ngăn cản tôi nhìn thấy ánh sáng của sự hiện diện của Chúa.

Khi phải đối mặt với quyết định từ năm 2014 đến năm 2016 về việc nên rời đi hay ở lại Syria, cộng đoàn đã chọn ở lại, tìm kiếm sức mạnh và sự sống bằng cách "bám vào thánh giá và rút sức mạnh từ sự tổn thương của thánh giá".

Hơn thế, mỗi khi phải đối diện với việc ở lại hay rời khỏi Aleppo, câu trả lời của cộng đoàn luôn lặp lại lời của chính vị sáng lập dòng: “Trong thời kỳ tăm tối, chúng tôi sẽ không thay đổi quyết định mà chúng tôi đã đưa ra trong ánh sáng. Vì thế, dù sợ hãi, nhưng cộng đoàn vẫn chọn ở lại nơi nguy hiễm này, vì việc ở lại trở thành biểu tượng hy vọng cho phụ nữ và trẻ em, vốn là những người dễ bị tổn thươngnhất khi phải sống trong bối cảnh của chiến tranh.

Với chứng từ của nữ tu Siham, ngày thứ nhất của Hội nghị toàn thể đã khép lại.

Được biết Liên Hiệp quốc tế các Bề trên Tổng quyền được thành lập năm 1965, như một diễn đàn dành cho các Bề trên Tổng quyền dòng nữ Công giáo gặp gỡ, tạo cầu nối qua bất chấp khoảng cách địa lý và sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa để cùng hiệp thông. Hiện nay, Liên Hiệp có khoảng 1.900 Bề trên thành viên có các nhà trụ sở tại 97 nước trên thế giới, trong đó có 25 nước Âu châu, 16 nước Á châu, 30 nước Mỹ châu, 22 Phi châu và 4 nước Châu Đại Dương.

 

Tác giả: Nt. Anna Ngọc Diệp, OP - Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Theo: globalsistersreport.org (02/5/2022) ; (29/4/2022) và vaticannews.va (02/5/2022)

480    04-05-2022