Sidebar

Thứ Sáu
19.04.2024

Lãnh và sống phép Rửa

 

8 tháng 1

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa

LÃNH VÀ SỐNG PHÉP RỬA

Cùng với toàn thể Giáo hội, chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa.

Chúng ta biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Ngài là Đấng vô tội và luôn trung thành chu toàn thánh ý Chúa Cha trong suốt cuộc đời trần thế. Vậy mà tại sao Chúa Giêsu lại chịu phép Rửa bởi Gioan ở sông Giođan? Bởi vì Chúa Giêsu không tự cho mình cao trọng vượt trên người khác, Ngài muốn chứng tỏ cho chúng ta biết rằng Ngài luôn luôn liên đới với hết mọi người, bằng cách sống trung thành với lề luật và chia sẻ thân phận làm người trong mọi chiều hướng.

Chúa Giê-su là Thiên Chúa xuống làm người để cứu chuộc nhân loại, Ngài hoàn toàn vô tội, nghĩa là không vướng phải một khuyết điểm hay một tội lỗi nào, dù là nhỏ nhất. Ngài trong sạch hoàn toàn, và tuy có bị cám dỗ, Ngài không bao giờ sa ngã hay để ma quỉ chiến thắng. Thế mà trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su lại chịu phép rửa bởi ông Gio-an, người tiền hô cho Ngài. Theo sự thường, đúng ra Ngài không nên chịu phép rửa, vì phép rửa là một dấu hiệu sám hối, chỉ dành cho những kẻ có tội. Có tội lỗi thì mới cần sám hối, có dơ bẩn thì mới cần tẩy rửa, còn”ai đã sạch rồi, thì không cần phải rửa" (Ga 13:10).

Thế nhưng rồi ta thấy Chúa Giêsu yêu cầu ông Gioan Tẩy giả làm phép rửa cho Ngài; lý do được nêu lên là để làm trọn ý của Thiên Chúa (c.15). Phép rửa mà Ngài muốn lãnh nhận không phải là điều xa lạ đối với bối cảnh văn hoá Đức Giêsu đã nhận làm bối cảnh văn hoá của mình. Nhưng ý nghĩa của phép rửa ấy so với phép rửa Đức Giêsu truyền cho các môn đệ thực hiện cho muôn dân (Mt 28,19), ý nghĩa ấy có những đặc sắc nào?

Khi xin Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho mình, Chúa Giêsu muốn làm gương cho mọi người thấy rằng mọi người đều phải thống hối vì con người là loài thụ tạo, con người yếu hèn,tội lỗi, nếu không sám hối ăn năn, con người sẽ không nhận lãnh được ơn cứu độ,con người không lãnh nhận được hồng ân của Chúa. Phép rửa của Gioan chỉ là một dấu chỉ, một khởi điểm, chỉ là một bước đầu tiên trong một cuộc hành trình đức tin,một cuộc hành trình xem ra thật gay go nếu không có Chúa Thánh Thần trợ giúp, hướng dẫn và dắt đi. Phép rửa của Gioan chỉ cho thấy dân chúng đang muốn bắt đầu bằng một cuộc sống mới, một cuộc đổi đời, một cuộc thay rễ tận gốc, tận căn.

Gioan ẩy Giả đã soi dẫn cho ta hay: ”Ông rửa bằng nước để giúp mọi  người thấy thiện chí của họ là thống hối ăn năn để chuẩn bị cho phép rửa thứ hai là Thánh Thần và lửa mà Chúa sẽ đem đến cho nhân loại” (Mt 3,11). Gioan cho hay thời cũ,thời chuẩn bị,thời dọn đàng đã chấm dứt một thời mới đang xuất hiện với Chúa Giêsu.Chúa Giêsu làm phép rửa tái sinh trong Chúa Thánh Thần. Ngài nói với các môn đệ trước khi về trời: ”Anh em hãy đi khắp mút cùng trái đất, rao giảng cho họ về Nước Trời.Hãy rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28.19). Lãnh nhận phép rửa của Chúa Giêsu, con người được tham dự vào đời sống Thần Linh của Người.

Trước thời Đức Kitô. - Phép rửa bằng nước khá thịnh hành tại Ai cập, Babilon, Ấn độ và trong một số tôn giáo gốc Hy lạp. Phép rửa ấy từng được thực hiện tại bờ sông Nilô, sông An Phát (Euphrate), sông Giang tử (Gange) của Ấn độ nhằm mục đích thanh tẩy người khỏi những bất xứng về luân lý hoặc về nghi lễ, đôi khi để tăng sinh lực và mang lại tính bất tử.

Riêng trong tôn giáo Israel - Dìm mình trong nước là phương tiện thanh tẩy theo luật dạy đối với người phong hủi (Lv 14,8), đối với ô uế về giới tính (Lv 15,16-18). Các đồ vật phải được rửa trước khi dùng (Lv 11,32-40). Ngoài những bó buộc theo Luật, các thầy thông luật còn đưa ra một số điều buộc khác như rửa tay, rửa chén bát, rảy nước trên những đồ mua ở chợ về v.v…(x.Mc 7,1-5).

Điều đáng lưu ý là các thầy Pharisêu còn thiết lập một số nghi thức về trong sạch, trong đó có nghi thức làm phép rửa cho người tân tòng muốn nhập đạo Do thái. Nghi thức này nhằm mục đích thanh tẩy người tân tòng mới trở lại, lý do vì người đó xuất xứ từ thế giới ngoại đạo là thế giới mà người Do thái kể là ô uế (Ga 18,28; Cv 10,28).

Phép rửa do ông Gioan Tẩy giả được thực hiện trong nước sống Giođan đối với những người nhờ nghe ông giảng nên thống hối ăn năn và xưng thú các tội của mình.

Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích này để tất cả chúng ta có được sự sống mới. Ngài giao bí tích thánh tẩy cho Hội Thánh của Ngài cùng với Tin Mừng: ”Các con hãy đi dạy dỗ muôn dân, thánh tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con.” (Mt 28,19).

Do đó thánh Phêrô đã khuyến cáo đám đông nghe Ngài trong ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: ”Hãy hối cải và mỗi người trong anh em hãy chịu thánh tẩy nhân danh Đức Giêsu Kitô, để được tha thứ các tội lỗi, và anh em sẽ được lãnh ơn Thánh Thần.” Vậy những ai đã lãnh nhận lời tông đồ Phêrô thì chịu thánh tẩy... (Cv 2, 38).

Mỗi người Kitô hữu khi lãnh nhận bí tích rửa tội là được tháp nhập với Đức Kitô, Adam mới,Đấng tới mang ơn cứu độ cho mọi người. Lãnh nhận bí tích rửa tội, người Kitô hữu được dính liền vào thân nho: ”Thầy là cây nho, chúng con là nhành …"Người Kitô hữu trở thành cộng tác viên đắc lực để xây dựng trời mới, đất mới, xây dựng thời hòa bình,trật tự mới. Như Chúa Giêsu,khi ta lãnh nhận bí tích rửa tội: trời cũng mở ra, Thánh Thần cũng xuống trên ta và Thiên Chúa Cha cũng tuyên phán với mỗi người chúng ta: ”Đây là con Ta, hôm nay Ta đã sinh ra con” (Tv 2, 7).

Hai điều tối quan trọng để được Thiên Chúa tha tội là sám hối và đền tội. Thiếu một trong hai thì tội không thể tha được. Vì đại diện cho cả một nhân loại tội lỗi, Ngài đã tự coi mình là tội lỗi, nên Ngài thấy cần phải biểu lộ sự sám hối qua nghi thức rửa tội của Gio-an. Ngài cũng đại diện cho cả nhân loại khi đền tội cho họ bằng cái chết thảm thương trên thập giá vào trưa thứ sáu trước lễ Vượt Qua năm Ngài 33 tuổi. Như vậy giữa việc rửa tội hôm nay và cái chết của Ngài có một tương quan sâu sắc và đầy ý nghĩa.

Chúng ta ai nấy đều có tội không nhiều thì ít, thế mà rất nhiều khi ta lại không muốn nhìn nhận mình là kẻ có tội. Ta tìm đủ cách để người khác nghĩ về ta tốt hơn thực trạng hay bản chất của ta. Nhiều khi ta còn giả hình để người khác lầm tưởng rằng ta rất tốt, ta vô tội. Nếu có ai nói xấu ta, thậm chí rất đúng, ta cũng tỏ ra bực bội hay thù ghét người ấy. Ta không muốn nhìn nhận thực trạng xấu xa của mình.

Trong những cuộc tranh luận, nhiều khi ta thấy mình sai trái, đuối lý, nhưng ta không có can đảm nhận phần sai trái về phía mình, mà cứ cãi chầy cãi cối để khỏi phải nhận lỗi, thậm chí còn kết án ngược lại cho người khác. Như thế, ta đã tự chứng tỏ mình thiếu thành thực và không ngay thẳng.

Đức Giê-su vô tội hoàn toàn, nhưng Ngài sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cả nhân loại về phía mình. Ngài đã hành xử như một kẻ có tội cần phải sám hối, phải xin lỗi trước mặt Thiên Chúa bằng nghi thức rửa tội. Không chỉ như thế, Ngài còn sẵn sàng đền bù với giá cao nhất là mạng sống của Ngài những tội lỗi mà Ngài đã tự qui về cho mình thay cho cả nhân loại. Hành động của Ngài thật hết sức anh hùng và dũng cảm.

 

Biến cố phép rửa, cùng với giáo huấn của Hội Thánh đòi hỏi chúng ta nhìn lại lối sống đức tin hôm nay. Có lẽ nó không còn cái sinh lực của thời cha ông chúng ta mới đón nhận Tin Mừng: một lối sống tập trung chia sẻ Thánh Thần canh tân và đổi mới, để kiến tạo nên những cộng đòan vang đội lời tán tạ hồng ân và vinh quang Thiên Chúa. Cộng đòan của chúng ta giống như các gia đình Kitô hữu hôm nay có khuynh hướng khép kín, không còn muốn trách nhiệm về người khác

2124    07-01-2018