Sidebar

Thứ Ba
23.04.2024

Mối lợi gấp đôi của việc làm từ thiện

 

Hôm nay chúng ta tiếp tục bài giáo lý của Đức Phanxicô về Mùa Chay năm 2018. Sau sự thật và cầu nguyện, chúng ta phân tích việc làm từ thiện như một khí cụ ưu tiên để thánh hóa trong mùa phụng vụ này. 

Cho tiền có lợi ích gì?

Còn hơn là một việc làm đơn thuần có tính cách kinh tế, việc làm từ thiện trước hết và trên hết có lợi cho người chia sẻ. Theo truyền thống thần học đạo đức, việc làm từ thiện là một hành vi của lòng quảng đại, có nghĩa là “qua việc làm từ thiện, chúng ta làm điều tốt cho tất cả các của cải bên ngoài đã được ban để hỗ trợ cho cuộc sống chúng ta” (Tổng luận thần học, 2a, 2ae, art.1). Trong thế giới chúng ta, nơi tội lỗi để lại khắp nơi các vết tích của kinh tế thì bổn phận tín hữu kitô là giúp đỡ người anh em, nạn nhân của một sự bất công nào đó hay của xã hội. Ngoài ra, khi việc làm từ thiện được làm bởi tình yêu Chúa Kitô thì sẽ giúp chúng ta “làm điều tốt cho của cải bên ngoài” theo nghĩa chúng ta dùng của cải cho các lý do cao thượng, là “không bám dính vào những chuyện chóng qua, để cột chúng ta lại không cho chúng ta thấy những chuyện không trôi qua”.

Nhưng ngoài việc hướng chúng ta “về với Chúa”, việc làm từ thiện còn làm cho chúng ta chú ý hơn đến giây phút hiện tại. Ở thời buổi của các trang mạng xã hội, chúng ta thường xuyên bị các trang quảng cáo, các loại chiêu mộ đủ mọi hình thức lôi cuốn, thì việc làm từ thiện giúp chúng ta có cái nhìn chú tâm vào gia tài đích thực là Chúa Kitô Hiện diện nơi mọi người và đặc biệt nơi những người đang thiếu thốn. Vì thế, qua việc không bám dính vào của cải, khi chúng ta cho tiền bạc, chúng ta cụ thể nói, chúng ta tích trử trên trời gia tài của một tâm hồn gần với, thích ứng với tấm lòng dịu dàng của một Thiên Chúa trọn lòng thương xót.

Một sự phân định cần thiết

Các lợi ích của việc làm từ thiện không chỉ duy nhất về mặt thiêng liêng. Trên thực tế, cho tiền bạc không phải tự nó là cùng đích. Việc làm từ thiện phải được phân định trước để nguồn tiền được dùng một cách có ý thức, có nghĩa là để làm vinh danh Chúa hơn. Trong mùa phụng vụ này, chúng ta nên nghĩ đến các ưu tiên của mình khi cho. Chúng ta thật sự có ý thức một cách khẩn cấp sứ mạng của Giáo hội ngày hôm nay và các nhu cầu của Giáo hội không? Là người công giáo, chúng ta có xác tín như Mẹ Têrêxa đã xác tín, những người nghèo thật sự là những người: “Ở trong các thành phố lớn của những nước giàu có”. Có nghĩa là những người không ý thức ngay cả sự mong manh của mình, và thường thay vì phó thác vào bàn tay Quan phòng của Chúa thì lại thích đè bẹp anh chị em mình để có chỗ ưu tiên không?

Ước mong mùa phụng vụ này là dịp giúp chúng ta suy niệm lại sự dấn thân của mình trong sứ mạng của Giáo hội ngày hôm nay và bây giờ.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

852    30-04-2018