Sidebar

Thứ Bảy
12.10.2024

Năm vị Giáo hoàng người xứ Syria

web3saintgregorythegreatwiki
 Public Domain


Trước
Đức Phanxicô, Đức Ggôr III (Giáo hoàng từ năm 731 đến năm 741) là vị Giáo hoàng cuối cùng không phải người thuộc châu Âu. Có năm vị Giáo hoàng người xứ Syria trước ngài.

Mọi người đều biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô là vị Giáo hoàng người Châu Mỹ Latinh đầu tiên. Ít được biết đến hơn, ngàingười Kitô hữu đầu tiên từ bên ngoài châu Âu trở thành Giáo hoàng trong suốt 13 thế kỷ. Trước Đức Phanxicô, Đức Ggôr III (Gregory III) là vị Giáo hoàng cuối cùng không phải người thuộc châu Âu — và là một trong năm vị xứ Syria từng được mệnh danh là người kế vị Thánh Phêrô trong lịch sử Kitô giáo.

Vị Giáo hoàng người xứ Syria đầu tiên (và vị Giáo hoàng thứ mười một trong lịch sử Giáo Hội) là Thánh Anicetô (St. Anicetus). Sinh ra tại thị trấn Emesa thuộc xứ Syria (ngày nay là Homs), ngài đã trị vì trong 11 năm, từ 155 đến 166. Theo Thánh Irênê, ngài đã xác nhận cách rõ ràng việc cử hành Lễ Phục Sinh vào các ngày Chúa Nhật cho người Công giáo Rôma - nhưng vẫn cho phép Giáo đoàn Smyrna kỷ niệm biến cố này vào ngày 14 tháng Nisan (tháng đầu tiên của mùa xuân theo lịch Do Thái), bất kể ngày này là ngày nào trong tuần. Cuốn Liber Pontificalis (sách ghi chép về tiểu sử các Đức Giáo hoàng từ thời thánh Phêrô đến thế kỷ 15) cũng nói rõ rằng Đức Anicetô cấm các linh mục để tóc dài, có lẽ để phân biệt họ với những người dị giáo theo thuyết Ngộ đạo vốn thực hành như vậy.

Năm thế kỷ sau, năm 685, Đức Gioan V (John V) đã được chỉ định làm Giáo hoàng. Sinh ra tại Antiôkia (Antioch), ngài có một triều đại giáo hoàng ngắn ngủi nhưng khá sung mãn về mặt chính trị: ngài qua đời trên giường của mình sau khi lên ngôi giáo hoàng chưa đầy một năm. Là người đầu tiên có nguồn gốc từ phương Đông trong số 10 vị giáo hoàng liên tiếp trước đó, ngài đã tìm được cách để hòa giải thành phố Rôma với Đế quốc Byzantine, phê chuẩn các hiệp ước hòa bình giữa người Hy Lạp và Ả Rập, tăng cường các nguồn lực kinh tế do chính quyền Kitô giáo quản lý, và bổ nhiệm các giám mục người Rôma ở các đảo khác nhau thuộc Địa Trung Hải.

Hai năm sau, vào năm 687, Thánh Sergiô I (St. Sergius I) đã được bổ nhiệm làm Giáo hoàng, do đó trở thành giám mục người xứ Syria thứ ba của Rôma. Cũng được sinh ra ở Antiôkia, ngài được cho là đã đưa kinh Lạy Chiên Thiên Chúa (Agnus Dei) vào trong Thánh Lễ, và thiết lập Lễ Nến (Candlemas), được mừng vào ngày 2 tháng 2, nhằm kỷ niệm chuyến viếng thăm của Đức Trinh Nữ Maria đến Giêrusalem để dâng Chúa Giêsu là con đầu lòng của mình. Mặc dù sinh ra ở Palermo (Sicily), nhưng Đức Giáo Hoàng Sergiô I lại thuộc một gia đình người xứ Syria.

websaintapr17popeanicetuspublicdomain
Vi Giáo hoàng người xứ Syria đầu tiên (và vị Giáo hoàng thứ mười một trong lịch sử Giáo Hội) là Thánh Anicetô.
Cuốn Liber Pontificalis cũng nói rõ rằng Đức Anicetô cấm các linh mục để tóc dài,
có lẽ 
là để phân biệt họ với những người dị giáo theo thuyết Ngộ đạo vốn thực hành như vậy.
Public Domain

 

Bảy năm sau khi ngài qua đời, Ngai toà của Thánh Phêrô lại một lần nữa được chiếm giữ bởi một người xứ Syria, Đức Sisinniô (Sisinnius), sinh ra ở Syria vào năm 650 và được bầu làm Giáo hoàng vào năm 708. Cương vị Giáo hoàng của ngài là một trong những cương vị ngắn ngủi nhất trong lịch sử Kitô giáo: ngài chỉ trị vì 21 ngày, và chủ yếu được nhớ đến vì đã gây quỹ để khôi phục các bức tường Rôma - một cuộc trùng tu được thực hiện bởi Đức Grêgôriô II (Gregory II) vài năm sau đó.

Sau khi qua đời, Đức Sisinniô đã được một người xứ Syria khác thay thế: Đức Constantinô I (Constantine I). Một số nhà sử học tin rằng các ngài là anh em của nhau. Sinh ra tại thành phố cổ Tyre (hiện nay là Lebanon, nhưng vẫn còn là một phần thuộc Nhà Rashidun (Rashidun Caliphate) của xứ Syria), ngài đảm nhận cương vị giáo hoàng từ năm 708 đến năm 715. Ngài là người có cuộc viếng thăm trong tư cách Giáo hoàng cuối cùng đến vùng Constantinople mãi cho đến năm 1967, khi Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI (Paul VI) thực hiện một chuyến Tông du đến Istanbul, Ephesus và Smyrna.

Đức Grêgôriô III (Gregory III) là người cuối cùng trong danh sách các Đức Giáo hoàng thuộc xứ Syria. Sinh ra ở Syria trong thời kỳ của Nhà Umayyad (Umayyad Caliphate), ngài làm Giáo hoàng từ năm 731 đến năm 741. Ngài là vị Giáo hoàng cuối cùng từ một quốc gia không thuộc châu Âu cho đến khi Jorge Mario Bergoglio, Đức Giáo Hoàng Phanxicô người Argentina, được tôn phong vào năm 2013.


Những hình ảnh dưới đây mang đến vẻ đẹp cổ kính của các nhà thờ bị “lãng quên” ở xứ Syria ngày nay.


Qalb Lozeh

Nằm trong ngôi làng có một thời trù phú là Qalb Lozeh, nhà thờ này có niên đại từ năm 460, thuộc Chính quyền Idlib, là một trong những nhà thờ được bảo tồn tốt nhất từ thời kỳ đầu của Đế quốc Byzantine. Được biết đến là “tổ tiên” của Nhà thờ Đức Bà Paris, nhà sử học và nhà thám hiểm nghệ thuật Gertrude Bell vào đầu những năm 1900 đã xem Qalb Lozeh là ngôi nhà thờ đầu tiên theo phong cách Romanesque. Bà khẳng định rằng “vẻ đẹp thuần khiết và giản dị của Romanesque được sinh ra ở Bắc Syria.”

qalblozew1
 © Bertramz |Wikipedia|CC BY-SA 3.0


Những ẩn sĩ của Thánh Simeon (St. Simeon Stylites)

Có niên đại từ thế kỷ thứ 5, Nhà thờ Những ẩn sĩ của Thánh Simeon được xây dựng theo lệnh của Hoàng đế Byzantine để kỷ niệm cuộc đời của Thánh Simeon, một ẩn sĩ đã dành phần lớn cuộc đời mình sống trên một cột cao 10 feet (stylus, trong Tiếng Hy Lạp) và rao giảng cho đám đông tín hữu hai lần một ngày. Địa điểm này đã từng là nơi tọa lạc của một khu phức hợp tu viện với bốn nhà thờ được xây dựng ở mỗi bên của một sơ đồ hình chữ thập, với một hình bát giác ở trung tâm đánh dấu nơi có cây cột Thánh Simeon. Ngày nay, chỉ còn lại ngôi nhà thờ, với những gì còn sót lại của hàng cột.

saintsimeonsyriabernardgagnoncc
 © BERNARD GAGNON | CC BY-SA 3.0

 

Tu viện thánh Daniel (Monastery of St. Daniel)

Có niên đại từ thế kỷ thứ 6, Tu viện Thánh Daniel được dựng lên và được đặt tên để vinh danh một ẩn sĩ khác, người đã dành phần lớn cuộc đời mình để cầu nguyện trên đỉnh của một cây cột. Ngày nay, Thánh Daniel được các Giáo hội Chính thống giáo Đông phương, Công Giáo Rôma và Công giáo Đông phương mừng kính vào ngày 11 tháng 12.

monasteryofsaintdanielflickr1
 © Hovic | Flickr CC BY-NC-SA 2.0

 

Deirouni

Được toạ lạc giữa các địa điểm Baqirha và Deir Qeita, ngôi nhà thờ có từ thời Byzantine của xứ Deirouni có lẽ thuộc về một khu phức hợp tu viện rộng lớn hơn. Ngày nay, chỉ còn lại tòa nhà này với những trang trí chạm khắc bằng đá tinh xảo xung quanh các cửa sổ.

deirounimonsterywiki
 © Frank Kidner | Dumbarton Oaks | CC BY-SA 4.0



Tác giả: Daniel Esparza - Nguồn: aleteia.org (18/9/2021)
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

637    19-09-2021