Sidebar

Thứ Tư
24.04.2024

Nepal hướng đến việc ngăn cấm truyền bá Tin Mừng và chuyển đổi tôn giáo

 

Nepal hướng đến việc ngăn cấm truyền bá Tin Mừng và chuyển đổi tôn giáo

Các công dân và người nước ngoài sẽ phải đối mặt với án phạt tối đa là 5 năm tù đối với việc cố gắng  thuyết phục ai đó chuyển đổi tôn giáo

Tổng thống Nepal dự kiến sẽ phê chuẩn một dự luật vốn sẽ nhăn cấm bất cứ nỗ lực nào nhằm cải hóa một người đó để theo một tôn giáo khác, cùng với việc “làm ảnh hưởng đến quan điểm tôn giáo”.

MIAMI, FL - DECEMBER 21: A child holds rosary beads as she prays during a service at St. Rose of Lima School, for the victims of the school shooting one week ago in Newtown, Connecticut on December 21, 2012 in Miami, Florida. Across the country people marked the one week point since the shooting at Sandy Hook Elementary School in Newtown, Connecticut that killed 26 people. (Photo by Joe Raedle/Getty Images)

Quốc hội nước này đã thông qua dự luật, vốn sẽ ngăn cấm một cách có hiệu quả việc truyền bá Tin Mừng, hôm 8 tháng 8 vừa qua vì những lo ngại phát sinh đối với việc đàn áp các nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt là nhóm Công giáo nhỏ bé ở nước này.

Bất cứ ai bị kết án theo luật mới, kể cả du khách nước ngoài, có thể bị phạt đến 5 năm tù đối với việc tìm cách chuyển đổi tôn giáo của một người nào đó hoặc “ngầm phá hoại tôn giáo, tín ngưỡng hay niềm tin mà bất kỳ một giai cấp, nhóm sắc tộc hay cộng đồng nào nhận ra .

Bất cứ ai “làm ảnh hưởng đến quan điểm tôn giáo” cũng phải đối mặt với án phạt 2 năm tù và 2.000 rupi tiền phạt.

Mặc dù dự luật không đề cập đến bất kỳ nhóm tôn giáo nào cụ thể, nó cũng tương tự như luật báng bổ của Pakistan, vốn bị lạm dụng để sách nhiễu các nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt là các Kitô hữu. Nepal với hơn 80% theo đạo Hindu, các Kitô hữu chỉ chiếm 1% dân số.

Nhóm tự do ngôn luận quốc tế Liên minh Bảo vệ Tự do (Alliance for Defending Freedom, viết tắt là ADF) cho hay vào năm 2016, 8 Kitô hữu đã bị bắt tại Nepal sau khi chia sẻ một cuốn truyện tranh về Chúa Giêsu với trẻ em.

Kể từ khi lật đổ chế độ quân chủ vào năm 2008, chế độ cộng hòa Nepal ngày càng trở nên độc tài. Chính phủ của đất nước này đã bị thống trị bởi chủ nghĩa cộng sản theo tư tưởng Mao Trạch Đông và Lenin, những người đã cố gắng thiết lập một chính phủ ổn định.

Hiến pháp mới, cuối cùng đã được thông qua vào năm 2015, đã ngăn cấm bất kỳ nỗ lực nào nhằm chuyển đổi một người từ tôn giáo này sang tôn giáo khác, nhưng luật này chưa được ban hành chính thức cho đến tận bây giờ.

Tehmina Arora, cố vấn pháp lý và giám đốc nhóm ADF Ấn Độ, cho biết: “Pháp luật quốc tế và các hiệp ước về quyền con người đã ký kết việc bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số. Các hiệp ước này rõ ràng cho phép việc cải đạo, thực hiện các công việc truyền giáo, và việc thờ phượng công khai. Nepal có nguy cơ trở lại với một xã hội toàn trị, mà trong đó các quyền cá nhân đang bị hạn chế một cách nghiêm trọng”.

 

 

M T chuyển ngữ

825    26-08-2017