Sidebar

Thứ Năm
25.04.2024

Nguy cơ trở thành "Hơi Công Giáo"

theriskofbecomingjustslightlycatholic1514751
 ĐGH Phanxicô gặp TT Joe Biden tại Vatican vào ngày 29/10/2021
(Ảnh của Vatican Media / UPI / MaxPPP)


Sự phản đối của giới Công giáo đối với tổng thống Joe Biden và Đức Giáo Hoàng Phanxicô có ý nghĩa gì đối với tương lai của Giáo Hội ở Hoa Kỳ?

Cuộc gặp gần đây của Tổng thống Joe Biden với Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã làm thêm sự thù nghịchCánh hữu Công giáo Cánh hữu thay thế (nhóm Alt-right) Hoa Kỳ đang đối với vị Giám mục hiện tại của Rôma.

Trên thực tế, sự thù nghịch đó thậm chí còn trở nên độc hại và mang tính hình tượng hơn.

Ngay cả một giám mục người Mỹ còn gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô là "con rắn", một lời nói nhảm gợi nhớ đến những kẻ chống Công giáo vào thế kỷ XI nhằm chống lại quyền của Đức giáo hoàng và dòng Tên.

Việc đồng hóa với động vật như thế nhằm hạ uy tín Đức Giáo Hoàng. Đây là một sự tiếp nhận kỳ lạ đối với Thông điệp Laudato si' của Đức Phanxicô.

Nhưng đáng buồn thay, đó lại là sự tiếp nhận duy nhất ở một số nơi. (Vị giám mục được đề cập sau đó đã xóa dòng tweet xúc phạm và xin lỗi, nhưng ông vẫn tiếp tục tweet một cách luận chiến về cuộc gặp của Đức Giáo Hoàng với tổng thống Biden.)

Nhiều người tự hỏi điều gì có thể xảy ra dưới thời những người tiền nhiệm của Đức Phanxicô, nếu các giám mục Công giáo công khai xúc phạm và tỏ ra khinh thường Đức Giáo Hoàng - điều mà Bộ giáo luật (can. 1373) coi là một trong số "tội ác chống lại quyền và tự do của Giáo Hội".

Nhưng hiện tượng này đã trở nên quá lớn để có thể xử lý dựa trêncái nhìn từ giáo luật. Điều này là một sự bê bối, không chỉ còn giới hạn trong những trường hợp cá biệt. Giờ đây, nó đã trở thành một sự cố định trong mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất của cánh hữu Công giáo Hoa Kỳ và Đức Giáo Hoàng hiện tại.

Sự thù nghịch của Cánh hữu Công giáo và Cực hữu bắt đầu, không phải với cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 của Biden, mà là hơn bảy năm trước đó với việc bầu chọn Đức Phanxicô làm Giám mục Rôma.

Những người đã từng thề hứa bảo vệ truyền thống lại phá bỏ nó đi

Đó là phản ứng điên cuồng của những kẻ khi thấy quỹ đạo Công giáo, cả ở Hoa Kỳ và trên toàn cầu, không theo những gì mà họ hình dung ra. Họ không chỉ coi Công giáo là một tôn giáo bảo thủ tự nhiên, mà còn bảo thủ theo cách của Công giáo bảo thủ ở Hoa Kỳ.

Trở lại với cuộc tranh cử tổng thống năm 2004 của John Kerry, cũng là một người Công giáo, quyền Công giáo ở Mỹ đã mạnh mẽ yêu cầu từ chối Bí tích Thánh Thể đối với các chính trị gia ủng hộ việc phá thai hợp pháp.

Họ viện dẫn Bộ Giáo luật. Nhưng họ không đề cập đến rằng giáo huấn về sự hiệp thông được coi là "thuốc chữa bệnh cho tội nhân" là giáo lý của Giáo Hội chứ không phải là một sự đổi mới của Đức Giáo Hoàng hiện tại.

Công đồng Trentô (Khóa XXII) đã tuyên bố rõ ràng rằng, trong Bí tích Thánh Thể, Chúa “tha thứ cho những việc làm sai trái và tội lỗi, ngay cả những tội trọng” - crimina et peccata etiam ingentia dimittit (xem Denzinger, 1743). Một bộ phận người Công giáo đã phớt lờ truyền thống này để trừng phạt tổng thống Biden nhằm thúc đẩy một chương trìnhủng hộ sự sống (và một nền văn hóa ủng hộ sự sống thực sự đang cấp bách một cách bi thảm ở Hoa Kỳ). Họ làm như thế là cố ý hay thiếu hiểu biết về ý thức hệ? Thường thì đó là kết quả của sự thiếu hiểu biết thực sự.

Những gì chúng ta thấy trong các cuộc tranh luận giữa những người Công giáo Hoa Kỳ - cả trong môi trường nội bộ Giáo Hội và tại quảng trường công cộng - là sự sụp đổ của ý thức về truyền thống.

Nó đã bị thay thế bằng một quan niệm hoặc ý tưởng về truyền thống tôn giáo có lợi về mặt chính trị, nhưng không thực sự là Công giáo.

Đây là một trong những hậu quả của cuộc khủng hoảng t việc tiếp nhận một cách sai lầm tri thức và thần học của Công đồng Vatican II và giáo lý của công đồng này về Giáo Hội.

Một cuộc khủng hoảng Giáo Hội trên "sensus Ecclesiae"

Rõ ràng là người Công giáo có rất ít kiến thức về các tổ chức của Giáo Hội. Trong trường hợp các mối quan hệ giữa tổng thống Hoa Kỳ và Đức giáo hoàng, chúng ta đã thấy được sự hoàn toàn thiếu hiểu biết đó về sự khác biệt tồn tại giữa Giám mục Rôma, Vatican, Tòa thánh, Giáo Hội hoàn vũ, và các chức năng và vai trò của từng loại này.

Trong thế giới nhỏ bé nhưng rộng lớn mà chúng ta gọi là "Rôma" hay "Vatican". Một số thứ đã trở nên phức tạp hơn từ thời Thánh Phêrô, Julius II và Piô IX.

Bây giờ Vatican là một chính quyền nhà nước và một chính phủ Giáo Hội với một dịch vụ ngoại giao. Bên trong lãnh thổ nhỏ bé đó là một cụm nhà thờ, tu viện, cơ quan hành chính, ngân hàng, khu du lịch, bảo tàng, bưu điện, sở cứu hỏa, thậm chí là nhà tù và nhiều hơn thế nữa.

Đây là điều mà cả Đức Phanxicô và Tổng thống Biden đều biết rõ. Một số hệ tư tưởng thuộc phe Công giáo cũng biết điều đó, nhưng họ chọn cách giấu kín điều đó với những người theo và những người bảo trợ của họ.

Đây không phải là một cuộc khủng hoảng thần học về những giáo lý truyền thống về phá thai và Bí tích Thánh Thể, những điều không cần bàn cãi. Nhưng đây là một cuộc khủng hoảng thần học về sensus Ecclesiae, một cuộc khủng hoảng Giáo Hội học về "cảm thức của Giáo Hội". Điều này có nguy cơ bị bẻ cong - ngay cả chính các giám mục của Giáo Hội - trước những nhu cầu tức thời của chính trị Giáo Hội và đảng phái.

Chỉ "hơi Công giáo"

Những kẻ thua cuộc trong cuộc nội chiến ở Ireland lên nắm quyền vào năm 1932. Một trong những người lãnh đạo là một người đàn ông tên là Sean Francis Lemass. Vài năm trước đó, ông đã được hỏi liệu đảng chính trị của ông, Fianna Fáil, có hoàn toàn cam kết với các lý tưởng dân chủ hay không. Ông trả lời rằng đảng của ông "hơi hợp hiến".

Chúng ta có thể sử dụng phép loại suy cho các vòng tròn có ảnh hưởng trong Công giáo Hoa Kỳ.

Về phương diện Giáo Hội học và sự hiệp thông của họ với toàn thể Giáo Hội, họ đã thể hiện và tiếp tục thể hiện mức độ khinh miệt đối với Giám mục Rôma, điều đó khiến chúng ta phải nói rằng họ giờ chỉ là "hơi Công giáo".

Vấn đề không nằm ở Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng liên quan đến một vấn nạn lớn hơn nhiều.

Cũng giống như cách mà các mối quan tâm về xã hội và chính trị đã định hình nền thần học đương đại đến mức mọi lĩnh vực thần học đã trở thành thần học chính trị. Hiện nay trong bối cảnh Hoa Kỳ, Giáo Hội học Công giáo đã mang hình dáng của một nền Giáo Hội học chính trị, mang tính bè phái, và do đó, nó mang những đặc điểm phi Công giáo.

Trong nền văn hóa Công giáo cụ thể ấy, động lực chính trị sẽ qua đi vào một lúc nào đó, nhưng phong trào tôn giáo sẽ kéo dài một chút hoặc lâu hơn, cũng bởi vì "cuộc chiến văn hóa" của Mỹ đã lan ra toàn cầu.

Những phản ứng chống lại triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô chứng tỏ rằng chúng ta đã qua thời điểm mà chủ nghĩa Tân bảo thủ và chủ nghĩa Tân truyền thống của Công giáo Hoa Kỳ có thể bị loại bỏ như một cơn sốt đang qua đi, một thứ sẽ có tuổi thọ ngắn như mùa chính trị tạo ra nó.

Tiêu chuẩn cơ bản cho những người Công giáo còn lại

Nó là một cái gì đó khác. Đó là một phong trào tôn giáo trong Giáo Hội Công Giáo và cần phải được đối xử như vậy. Giáo Hội cần nhắc nhở họ về một số điều cơ bản của Giáo Hội học Công giáo để tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo.

Bắt đầu với ba điều sau:

Đầu tiên là phải có sự thống nhất giữa các mục tiêu, phương pháp và hành vi để thể hiện sự thống nhất giữa đời sống của mình và đức tin được tuyên xưng. Dưới sự bảo trợ của các nhà lãnh đạo chính trị, Công giáo sẽ không bao giờ được đối đãi tốt. Lý do là vì đời sống riêng tư của họ biểu hiện sự khinh miệt đáng kể đối với các giá trị Công giáo và sự tốt lành của con người.

Thứ hai là phải có sự thừa nhận và chấp nhận nhiều cách thích hợp để sống theo đạo Công giáo.

Thứ ba là phải có ý thức hiệp thông hữu hình với các giám mục và Giám mục Roma, Đức giáo hoàng.

Hiến chương của Giáo Hội theo Vatican II, Lumen Gentium, quy định, nhóm giám mục và các giám mục riêng lẻ không có thẩm quyền trừ khi họ hiệp thông với Giáo hoàng Rôma, Người kế vị thánh Phêrô.

Cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống của Giáo Hội thể chế đã làm suy yếu “cảm thức về Giáo Hội” của chúng ta. Nhưng điều ấy lại mang  một nguy cơ tạo ra sự sai tương đương ở đây.

Người bất đồng chính kiến Công giáo tự do-tiến bộ chưa bao giờ tỏ ra khinh thường các tiêu chí cơ bản của sự hiệp thông trong Giáo Hội Công giáo.

Tranh cãi về tổng thống Joe Biden và việc rước lễ là quan trọng. Nhưng không phải vì đó là về tổng thống Mỹ. Nó quan trọng là vì đó là câu chuyện về những người giả danh là bảo thủ và theo chủ nghĩa truyền thống lại bắt nạt sự không bảo thủ và phi truyền thống.

Tác giả: Massimo Faggioli - Nguồn: international.la-croix.com (07/11/2021)
Chuyển ngữ: Pl. Nguyễn Thanh Trà

384    11-11-2021