Sidebar

Thứ Sáu
29.03.2024

Nhà tiên phong trong lĩnh vực truyền thông vô tuyến

Cha Roberto Landell de Moura chào đời vào ngày 21.1.1861 tại TP Porto Alegre, thủ phủ bang Rio Grande do Sul của Brazil. Từ nhỏ, cậu bé Landell đã theo học các trường của dòng Tên và thể hiện tài năng rất sớm trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Ðến năm 1879, cậu đăng ký học trường bách khoa trong nước. Trước tài năng của em trai, một trong các người anh khuyên Landell nên đến Rome nếu muốn tiếp tục tìm hiểu ơn gọi và cùng lúc đó thỏa sức theo đuổi đam mê nghiên cứu tại Ðại học Giáo hoàng Gregory. Ðược đấng sáng lập dòng Tên, thánh Inhaxiô Loyola thành lập vào năm 1551, đây là trường đại học uy tín về lĩnh vực thần học và khoa học tự nhiên của Ý, với hệ thống phòng thí nghiệm và môi trường giáo dục hơn hẳn quê nhà của Landell.

1123456789101112131415161718192021222324252627282930313233343536373839404142434445464748495051525354555657585960616263646566676869707172737475767778798081828384858687888990919293949596979899
 Trong quá trình mục vụ tại giáo xứ, vị linh mục trẻ tuổi vẫn theo đuổi đam mê khoa học

 

Nuôi dưỡng đam mê khoa học

Sau khi hoàn tất việc học và được truyền chức linh mục tại Rome, cha Landell quay về nước vào năm 1886, lúc mới 25 tuổi, và một thời gian sau trở thành cha sở ở một giáo xứ tại São Paulo. Trong quá trình mục vụ tại giáo xứ, vị linh mục trẻ tuổi vẫn theo đuổi đam mê nghiên cứu và luôn cập nhật các tri thức mới nhất của khoa học hiện đại. Ngài đặt ra hai mục tiêu: khuếch trương nền tảng kiến thức kỹ thuật - khoa học ở quê nhà và chứng tỏ nền giáo dục vật lý phổ thông hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Giáo hội.

2123
 Cha Landell (giữa) trong một dịp giới thiệu thành quả nghiên cứu với công chúng

 

Vào thời điểm đó, các phương tiện liên lạc được sử dụng là điện báo do Samuel Morse phát minh vào năm 1837, và điện thoại được Graham Bell giới thiệu trước công chúng vào năm 1876. Thách thức kế tiếp là làm sao truyền dẫn tín hiệu âm thanh mà không nhờ vào sự hỗ trợ của dây điện. Trong lúc du học ở châu Âu, cha Landell đích thân chứng kiến nhiều nhà phát minh tìm cách cải thiện những thiết bị liên lạc không dây. Nổi bật trong số đó là thiết bị photophone của nhà phát minh Graham Bell. Ðây là chiếc điện thoại không dây, sử dụng âm thanh để điều chỉnh chùm ánh sáng tập trung vào tế bào quang điện, từ đó chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện thoại. Ông Bell công bố rộng rãi chiếc Photophone vào năm 1881 và mở phòng thí nghiệm ở Pháp để cải thiện nó. Nhà phát minh người Mỹ, Amos Dolbear, giáo sư của Ðại học Tufts, bang Massachusetts, đã mang chiếc điện thoại này về châu Âu vào năm 1882.

Cùng lúc đó, các nhà phát minh nổi tiếng đương thời là Thomas Edison, Lucius Phelps (Mỹ), và chuyên gia Willoughby Smith (Anh) đã xây dựng một hệ thống truyền tin vô tuyến kết nối liên lạc với các đoàn tàu lửa đang di chuyển. Linh mục Landell cũng theo dõi các cuộc thí nghiệm của nhà vật lý người Ðức Heinrich Hertz liên quan đến sóng vô tuyến và bộ tách sóng vô tuyến xuất phát từ bàn tay của nhà phát minh người Pháp Edouard Branly. Ðây là thiết bị đầu tiên trong lịch sử có thể tiếp sóng vô tuyến trong không gian.

3112345678910111213

 

Người đầu tiên thành công

Theo chân các nhà khoa học đi trước, linh mục người Brazil cho rằng mình đủ kỹ năng để chế tạo một hệ thống điện thoại không dây, với mục tiêu truyền dẫn giọng nói của con người vượt qua khoảng cách từ 8 đến 12km mà không sử dụng bất kỳ sợi dây nào. Thế là cha Landell bắt tay lắp ráp nguyên mẫu thiết bị trong phòng thí nghiệm của mình vào khoảng năm 1893, và đầu năm 1894 đã thử nghiệm tại São Paulo. Phát minh của ngài là sự kết hợp của 3 hệ thống điện thoại không dây khác nhau. Thiết bị đầu tiên là Esophone, loại điện thoại có loa ở hai đầu và một cặp kính viễn vọng. Hệ thống thứ hai là phiên bản của Photophone, một lần nữa sử dụng kính viễn vọng để sắp xếp bộ phận phản xạ và tiếp âm. Cuối cùng là Radiographone, thiết bị thu phát sóng vô tuyến thô sơ.

41234567891011121314151617181920212223242526272829303132333435363738394041424344454647484950515253545556575859606162636465666768697071727374757677787980818283848586878889
 Một bài báo vinh danh vị linh mục 


Cha đã thực hiện thí nghiệm trước sự chứng kiến của các nhà báo và Tổng lãnh sự Anh C.P. Lupton, theo nhật báo Jornal do Commercio. Các điểm thu phát và tiếp nhận là trên các ngọn đồi ở ngoại ô phía bắc Sao Paulo, gọi là Santana và Paulista, cách nhau 8 km. Có thể nói, nhiều nhà khoa học thời đó đã tìm cách truyền sóng âm bằng đường vô tuyến, nhưng cha Landell là người đầu tiên thành công. Không dừng lại ở đó, ngài còn tạo ra thiết bị dẫn truyền âm thanh thông qua sóng quang, mà cái tên hiện nay là cáp quang.

5123456789101112131415161718192021222324252627282930313233343536373839404142434445464748495051525354555657585960616263646566676869707172737475767778798081828384858687
 Con tem ở Brazil vinh danh vị linh mục 

 

Bất chấp những thành tựu trên, cha Landell vấp phải nhiều phản đối tại Brazil và không nhận được sự ủng hộ về phía chính phủ để quảng bá công nghệ mới tại quốc gia Nam Mỹ này. Vị linh mục quyết định đến Mỹ vào năm 1901. Tờ The New York Herald dành những lời có cánh cho ngài, và cha Landell cũng nhận được sự hoan nghênh nồng nhiệt từ cộng đồng khoa học gia tại xứ sở cờ hoa. Trước khi cha quay về Rio de Janeiro, chính phủ Mỹ cũng cấp 3 bằng sáng chế cho linh mục Brazil, khi đó được gọi là điện thoại không dây, điện báo không dây và thiết bị truyền phát sóng vô tuyến.

Khi trở về, cha Landell một lần nữa quyết định thử tìm kiếm sự giúp đỡ của chính quyền, nhưng Tổng thống Brazil lúc đó là Rodrigues Alves từ chối. Ngài phá hủy mọi thiết bị, quay về quê nhà Porto Alegre và tìm thấy sự an bình khi phục vụ xứ nhà cho đến khi qua đời vào năm 1928.

Theo HỒNG HOANG - Báo Công Giáo và Dân Tộc (23/8/2021)

495    23-08-2021