Sidebar

Thứ Năm
25.04.2024

Sự khác biệt giữa “Thánh lễ Latin” và “Thánh lễ bằng tiếng Latin” là gì?

Thánh Lễ theo Nghi thức Rôma luôn có thể được cử hành bằng tiếng Latin, nhưng khác với "Thánh Lễ Latin".

7123456789101112131415161718192021222324252627282930313233343536373839404142434445464748495051525354555657585960616263646566676869707172737475767778798081828384858687888990
Kể từ Công đồng Vatican
ô II, người Công giáo thường nhầm lẫn “Thánh lễ bằng tiếng Latin” (Mass in Latin) với “Thánh lễ Latin” (The Latin Mass), vì nghĩ rằng chúng là cùng một phụng vụ.

Tuy nhiên, hai cụm từ đó dùng để chỉ về những Thánh Lễ khác nhau, mặc dù chúng có những điểm tương đồng.

Thánh lễ bằng tiếng Latinh (Mass in Latin)

Theo Nghi Lễ Rôma của Giáo Hội Công Giáo, Thánh Lễ đã được cử hành bằng ngôn ngữ Latin kể từ thế kỷ thứ 3. Ban đầu Thánh Lễ chủ yếu được cử hành bằng tiếng Hy Lạp, là ngôn ngữ chung của hầu hết các Kitô hữu thời sơ khai.

Tiếng Latin vẫn là ngôn ngữ mặc định của Thánh Lễ cho đến Công đồng Vaticanô II, khi tiếng bản ngữ (ngôn ngữ của một địa phương cụ thể) được đề nghị thay thế các phần cụ thể của Thánh Lễ.

Tuy nhiên, mặc dù theo thói quen thông thường, tiếng bản ngữ thay thế tiếng Latin, nhưng tiếng bản ngữ không "bãi bỏ" ngôn ngữ này.

Các linh mục vẫn có thể cử hành những gì thường được gọi là “Novus Ordo”, “Thánh Lễ mới” hoặc “Thánh Lễ hiện đại” bằng ngôn ngữ Latin.

Đây là một yêu cầu cụ thể từ Công đồng Vaticanô II, trong đó yêu cầu rằng, “Việc sử dụng ngôn ngữ Latin phải được duy trì trong các Nghi Lễ Latin” (Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh, số 36).

Công đồng Vaticanô II cũng khuyến khích giáo dân học tiếng Latin, để họ có thể hiểu rõ hơn những lời của linh mục.

Thánh Lễ Latin (The Latin Mass)

Khi người Công Giáo sử dụng thuật ngữ “Thánh Lễ Latin”, họ đặc biệt đề cập đến Thánh Lễ như nó đã được cử hành trước Công đồng Vaticanô II.

Các tên gọi khác của nó bao gồm “Thánh Lễ Triđentinô” hoặc “Hình thức Đặc biệt”. Thánh lễ này được cử hành theo Sách Lễ Rôma do Đức Gioan XXIII san định năm 1962.

Thánh Lễ này có nguồn gốc từ một Sách Lễ được Đức Giáo Hoàng Piô V phê chuẩn vào năm 1570, một kết quả của Công đồng Trentô (do đó có tên là “Thánh Lễ Triđentinô”).

Tiếng Latin là ngôn ngữ độc quyền của Thánh Lễ này, và các tục lệ của Thánh Lễ này có hơi khác so với Thánh Lễ theo Hình thức Thông thường, mặc dù về bản chất, đó là cùng một cử hành.

Cả hai kiểu Thánh Lđều vẫn có giá trị trong Giáo hội Công giáo, mặc dù tài liệu mới nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho phép các Giám mục địa phương giám sát “Thánh Lễ Latin” chặt chẽ hơn.

Tác giả: Philip Kosloski - Nguồn: aleteia.org (27/8/2021)
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

2051    28-08-2021