Sidebar

Thứ Bảy
20.04.2024

Suy niệm: Sự cám dỗ của Chúa Giêsu

camdo


Khi quyết định rời gia đình ở Nazareth và trở thành một nhà giảng
thuyết lưu động, Đức Giêsu đã đến gặp Gioan Tẩy Giả để được ông làm phép rửa cho tại sông Giođan, và để đồng hóa mình với dân chúng khi họ xưng thú tội lỗi(Lc 3, 7). Thánh Luca cho biết rằng, sau khi chịu phép rửa, đang khi Đức Giêsu cầu nguyện, thì tầng trời mở ra và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng như chim bồ câu, lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con(Lc 3,21-22). Sau sự chứng nhận và khen ngợi này của Cha trên trời, Đức Giêsu đầy Thánh Thần và Người được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu quỷ cám dỗ(Lc 4: 1-2). Tường thuật Kinh thánh về sự cám dỗ của Đức Giêsu như được mô tả trong Phúc Âm Luca đã được Giáo Hội chọn là bài Tin mừng cho Thánh lễ Chúa nhật Thứ nhất Mùa Chay năm C. Điều này giúp chúng ta có một suy tưthích hợp để tiếp cận Mùa Chay như một thời gian để suy tư, sám hối và cầu nguyện.

Ý tưởng về việc Đức Giêsu bị cám dỗ cho chúng ta thấy Đức Chúa là một con người, một con người đích thực khi bị cám dỗ, như thế nào. Tất nhiên, ý tưởng cơ bản không phải là bị xúi giục hoặc khuyến khích phạm tội, mà là bị thử thách” - nghĩa gốc của từ peirazo trong tiếng Hy Lạp - và có cơ hội để lựa chọn đúng và làm đẹp lòng Thiên Chúa. Một số nhà chú giải xem trình thuật Phúc Âm về việc Đức Giêsu bị thử thách và chiến thắng những cám dỗ của Satan là một tương phản với thử thách của Ađam và Êva trong Vườn Địa Đàng, một thử thách mà nguyên tổ đã thất bại (St 3). Tuy nhiên, sự cám dỗ của Đức Giêsu gợi lại nhiều hơn đến truyền thống rằng trong 40 năm dân Israel, sau khi được giải thoát khỏi Ai Cập, đã bị thử thách trong sa mạc Sinai, và họ liên tục thất bại khi Thiên Chúa cố gắng rèn luyện họ thành dân của Ngài trước khi ban cho họ Đất hứa. Giờ đây, Đức Giêsu đại diện cho dân của Người, và đến lượt, Người đương đầu với những thách đố và thử thách mà Satan đặt ra khi Người chuẩn bị khởi đầu sứ mạng đem Thiên Chúa trở lại với Israel và đưa Israel trở về với Thiên Chúa.

Lập kế hoạch cho sứ mạng

Nhìn dưới góc độ con người hơn, giai đoạn Đức Giêsu ở trong hoang địa sau khi được Chúa Cha chứng nhận có thể được xem như là khoảng thời gian để Người lập kế hoạch cho sứ mạng và cầu nguyện để được hướng dẫn về chương trình mà Người chuẩn bị thực hiện với tư cách là một ngôn sứ và nhà giảng thuyết lưu động. Tin Mừng Luca cho thấy Đức Giêsu thường xuyên lui tới một nơi yên tĩnh để cầu nguyện và cầu xin sự hướng dẫn từ Cha trên trời (ví dụ Lc 5,16; 6, 12), đặc biệt là vào lúc bắt đầu sứ mạng khi phải nhận định các lựa chọn cũng như các bước sẽ thực hiện. Mục đích chính trong sứ mạng của Đức Giêsu là gì? Làm sao để thuyết phục người nghe về tình yêu của Thiên Chúa dành cho họ và về việc Thiên Chúa khẳng định sự hiện diện và quyền lực vương giả của Ngườicho dân Israel, và sau cùng cho toàn khắp thế giới? Đức Giêsu mô tả mục đích bao quát này nhưsự xuất hiện của vương quốc, hoặc vương quyền, của Thiên Chúa.

Đức Giêsu sẽ hình thành và truyền đạt sứ điệp này một cách hiệu quả cho những thính giả như thế nào? Liệu Người sẽ đe dọa mang lửa và diêm sinh, giống như Gioan Tẩy giả thường làm (Lc 3,7-9), hoặc Người sẽ áp dụng một mô hình tiếp cận với mọi người cách nhẹ nhàng ít nghiêm khắc hơn; một cách tiếp cận nhằm xóa bỏ áp bức bất công, đồng thời đón nhận tội nhân và những người lầm lạc trong xã hội, mà Luca cho biết là Gioan Tẩy giả dường như thấy khó hiểu, nếu không muốn nói là thấy mâu thuẫn (Lc 7,18-23)? Sau đó, trong Bài giảng ở một chỗ Đất bằng (6,17-49) của Luca được xem là tương đương với Bài giảng trên núi của Mátthêu (Mt 5-7), Đức Giêsu được chochủ yếu khích lệ người nghèo, người đói, những người bị bắt bớ vì danh Người hãy vui mừng vì được Thiên Chúa sủng ái, trái lại, Người cảnh báo những người thoả mãn với sự giàu có, sung túc và nghĩ cẩn thận về việc họ phải đối mặt với một tương lai rất khác. Tuy vậy, Đức Giêsu chọn cách giảng dạy chủ yếu thông qua các dụ ngôn: những câu chuyện ngắn hoặc nhữnh hình ảnh minh hoạ về cuộc sống hàng ngày được sự áp dụng cho những bài học về đạo đức hoặc luân lý, và kết thúc bằng cách đưa ra một thách thức chói tai đối với người nghe về cách họ cần hành động trong những tình huống tương tự.

Ngoài ra, như Luca cho thấy, Đức Giêsu quyết định việc Người sẽ dùng quyền năng chữa bệnh và làm phép lạ để minh chứng rằng vương quốc của Thiên Chúa không chỉ sắp đến, mà đã đến rồi với sự hiện diện và những lời nói, hành động mang tính biến đổi của chính Người. Như Đức Giêsu đã khẳng định: "Vì này, Triều Ðại Thiên Chúa đang ở giữa các ngươi" (17, 21). Những tài năng Thiên Chúa ban cho Đức Giêsu là vì người khác, để đáp ứng nhu cầu thiêng liêng của họ và dẫn tới vương quốc của Thiên Chúa; Những tài năng này chắc chắn không được sử dụng vì lợi ích vật chất của Đức Giêsu, chẳng hạn như để làm ra bánh nơi hoang địa nhằm thỏa mãn cơn đói do việc Người nhịn ăn, điều mà theo Luca, Satan đã gợi ý cho Đức Giêsu như trong cám dỗ đầu tiên (4,3-4). Người đàn ông này có thực sự là Con Thiên Chúa” như tiếng nói đã phát ra từ Trời không? Nếu Người là con Thiên Chúa, như ma quỷ muốn tìm hiểu, thì tại sao Người phải chịu đói trong hoang địa khi Người có thể dễ dàng biến đá thành bánh? Xét cho cùng, Thiên Chúa đã cung cấp bánh cho dân Israel trong sa mạc một cách kỳ diệu (Xh 16, 3-4, 15). Khi Đức Giêsu chấp nhận cuộc thử thách đầu tiên này, có lẽ hầu như chỉ là sự phân tâm khi nghĩ tới và lập kế hoạch cho sứ mạng của Người, Luca cho thấy Đức Giêsu đã phản bác lại bằng cách trích dẫn lời khẳng định của Môsê về manna trong sa mạc (Đnl 8, 3), rằng có nhiều thứ cần cho sự sống hơn bánh ăn: Người ta không sống chỉ bởi bánh (Lc 4, 4). Tin Mừng Gioan nói rõ, đối với Đức Giêsu, Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Ðấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người(Ga 4, 34).

Một vấn đề chiến lược quan trọng khác mà Đức Giêsu sẽ phải cân nhắc đó là về phía aiNgười nên chỉ đạo sứ mệnh của mình để mang lại vương quốc của Thiên Chúa. Chẳng hạn, Người có nên cố gắng làm việc thông qua các cơ quan tôn giáo và dân sự, bằng cách nhắm đến mục tiêu chuyển đổi quyền lực và thu hút sự thành lập của người Do Thái và Rôma theo những cách đã từng cám dỗ Giáo Hội qua nhiều thế kỷ, và do đó thông qua những quyền lực được chọntìm cách gây ảnh hưởng lên đám đông dân chúng không? Lựa chọn này xem ra có vẻ giống với cám dỗ thứ hai mà Thánh Luca để Satan đặt ra với Đức Giêsu: cho Người thấy tất cả các nước thiên hạvà đề nghị là sẽ trao cho Người toàn quyền cai trị, với điều kiện trước hếtNgười phải thờ lạy chúng, kẻ đã tuyên bố sở hữu tất cả quyền hành này (4, 5-7). Dĩ nhiên, điều đó không đúng sự thật, vì ma quỷ không thực sự được trao quyền cai quản các vương quốc trần gian như chúng đã tuyên bố - Tin mừng Gioan 8, 44 nhắc nhớ rằng ma quỉkẻ nói dối và là cha sự gian dối- nhưng đề nghị này là điều mà chúng ta quen gọi là món hời của nhóm Faustian, là những người bán linh hồn cho ma quỷ để đổi lấy những lợi ích to lớn, đã bị Đức Giêsu phản bác, một lần nữa bằng việc trích dẫn Kinh Thánh: Ngươi phải bái lạy Ðức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi(4, 8). Thực ra, quyết định chiến lược của Đức Giêsu là đảm nhận vai trò truyền thống của ngôn sứ Israel (7, 17; 24, 19) và hành động như một ý thức đối với những người có quyền thế và quyền lực trên người khác, thay vì đồng hoá hoặc nên một với họ. Đức Giêsu đã áp dụng một cách tiếp cận tương tự theo cách mà Người nói với đám đông dân chúng mà Người sẽ thu hút, bằng cách tôn trọng mọi người trong dân Chúa và nói trực tiếp với từng người dựa theo quyền lợi và phẩm giá bất khả xâm phạm của họ, thay vì cố gắng thao túng họ và chiếm lấy lòng trung thành của họ một cách gián tiếp.

Tiếp đến, vậy thì ai sẽ là người trong đám đông này mà Đức Giêsu sẽ rao giảng? Liệu Người có rao giảng với mọi người một cách đại trà, kể cả những người thuộc dân ngoại, hay là Người cần tập trung vào dân Israel, hoặc thậm chí giới hạnvào những người đồng hương Galilê của Người mà thôi? Mục đích cuối cùng của Đức Giêsu, như sau này trong Luca diễn tả, là Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa(13, 29); Trong quyển thứ hai của Luca, sách Công vụ Tông đồ, được dành để mô tả sự bành trướng của Giáo Hội giữa người Do Thái và dân ngoại xung quanh Địa Trung Hải. Tuy nhiên, ban đầu, Đức Giêsu dường như đã quyết định tập trung vào người Do Thái, giảng dạy dân chúng trong các làng mạc và hội đường của họ (4, 44), và không trực tiếp tập trung vào các dân ngoại, kể cả người Roma, mặc dù dường như Đức Giêsu đã chuẩn bị để đưa ra những ngoại lệ, như với việc chữa lành cho đầy tớ của viên bách quản ở Caphácnaum (7, 1-10). Sau cùng, mục đích đầu tiên của Đức Giêsu là cứu độ và đổi mới dân Israel như Người đã tuyên bố trong bữa tiệc ly với các môn đ trước cuộc tử nạn, bằng cách thiết lập một giao ước mới giữa Israel với Thiên Chúa (22, 20). Kế đến, vận mệnh phổ quát của Israel mới sẽ được phát triển dưới sự hướng dẫn và gợi hứng của Thánh Thần, như Luca đã đề ra trong sách Công vụ tông đồ.

Thu hút một lượng người đi theo

Không nghi ngờ gì nữa, Đức Giêsu đã thấy, hoặc ít nhất là hy vọng, chắc chắn rằng ở những nơi mà Người dự định đến thăm, Người sẽ thu hút được đám đông môn đệ và những người ủng hộ, những người đàn ông và phụ nữ hoan nghênh lời giảng dạy của Người, vốn là những lời rất khác với sự khinh khi và gánh nặng mà họ phải chịu từ những lời dạy của các nhà lãnh đạo tôn giáo hiện tại của họ.

Đức Giêsu biết rằng sẽ một số người đồng cảm với sứ điệp của mình hơn những người khác; liệu Người có nên kêu gọi một số người trong số này gia nhập nhóm, và thậm chí, mời một số người chia sẻ sứ mạng rao giảng Nước Thiên Chúa(9, 2) không? Qua các tường thuật về việc Đức Giêsu kêu gọi 12 tông đồ, chẳng hạn như trong Lc 5, 10-11,hoặc ngay cả bản văn ngắn gọn hơn của Mc 1,16-20, người ta có thể dễ dàng có ấn tượng rằng việc chọn Nhóm Mười Hai đã được Đức Giêsu thực hiện hoàn toàn bất ngờ và không có bất kỳ sự chuẩn bị nào. Tuy nhiên, trong Luca, có vẻ như ít nhất là Đức Giêsu đã biết Simôn, vì trong một dịp trước đó, Đức Giêsu đã đến thăm nhà Simôn và chữa bệnh sốt cho mẹ vợ của ông (4, 38-39). Có vẻ như chỉ sau này, Đức Giêsu đã chọn 12 người từ nhóm các môn đ đông hơn để trở thành các tông đồ” (tiếng Hy Lạp có nghĩa là “được sai đi, Lc 6, 13). Dựa trên con số 12, nhóm môn đthân cận này gợi nh về 12 chi tộc của Israel và về việc thực hiện quyền lãnh đạo phục vụ (22, 26-7) trong Israel mới mà Đức Giêsu công bố rằng Người đang thiết lập (22, 28 -30). Điều này ngụ ý rằng Đức Giêsu đã biết những người này là môn đồ, và Người có lý do sau khi dành một đêm cầu nguyện (6, 12-13) đã chọn và mời từng người trong số họ tham gia vào nhóm thân cận của mình. Không phải Nhóm Mười Hai là những người đặc biệt ấn tượng, ít nhất là trước khi họ nhận được Thánh Thần của Đức Giêsu vào Lễ Ngũ Tuần (Lc 24, 49). Sau đó trong Tin Mừng, Đức Giêsu dạy họ cầu nguyện để họ không bị sa chước cám dỗ (11, 4) - thực ra, Lc 22, 3 cho biết rằng Satan đã thành công trong việc chiến thắng Giuđa - và Đức Giêsu đã có dịp giải thích cho Simon Phêrô rằng Satan đã xin được sàng các tông đồ của Người như người ta sàng gạo, nhưng Người đã cầu nguyện cho họ để họ khỏi mất lòng tin (22, 31). Chính trong trường hợp này, Đức Giêsu có thể giải thích cho những môn đệ thân thiết về việc Người thỉnh thoảng cũng bị ma quỷ cám dỗ, kể cả trong những ngày đầu lập kế hoạch và cầu nguyện trong sa mạc.

Trong số rất nhiều môn đệ sẽ bị lôi cuốn đi theo Đức Giêsu, chúng ta thấy trong Lc 8, 1-3 rằng, khi Người đi rao giảng khắp các thành phố và làng mạc, Người đã đi cùng với mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnhnhiều phụ nữ khác”, và họ đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Ðức Giêsu và các môn đệ(8, 3). Do đó, điều này sẽ giải quyết một câu hỏi khác mà Ðức Giêsu có thể cảm thấy cần phải xem xét trong kế hoạch của mình: nếu Người tập hợp một nhóm gồm những người thường xuyên đi cùng mình, thì nguồn lực sẽ lấy từ đâu để nuôi sống, cung cấp và chăm sóc họ trong cuộc hành trình? (x. Ga, 13, 29, cho chúng ta biết rằng Giuđa là thủ quỹ của túi tiền chung).

Gặp sự chống đối

Khi lên kế hoạch cho sứ mạng, Ðức Giêsu hẳn nhận thức rõ rằng Người sẽ gặp phải sự chống đối từ những cá nhân thù địch và với đủ loại quyền lợi bất di bất dịch được trao cho dân Israel, và Người sẽ trải nghiệm sự thất vọng, sự chống đối, thất bại và cuối cùng là bị chối bỏ. Có lẽ, với chút cảm thức về sứ mạng trong tương lai, Ðức Giêsu đã nghiên cứu kỹ lịch sử dân tộc và am hiểu về các truyền thống liên quan đến Lề Luật và các ngôn sứ, gợi nhớ về một chàng trai trẻ thông minh đã gây ấn tượng mạnh với các thày dạy, khi vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi, tại đền thờ Giêrusalem nhiều năm trước (Lc 2, 46 - 47). Vì vậy, Ðức Giêsu cũng biết, một ngôn sứ mà chết ngoài thành Giêrusalem thì không được (13, 33), điều này cho thấy toàn bộ nửa sau của Phúc Âm Luca tập trung vào cuộc hành trình kiên quyết của Ðức Giêsu lên Giêrusalem và mong ước sẽ chết ở đó (9, 51-3; 18, 31-33).

Để chống lại những điềm báo như vậy cho tương lai, có lẽ điều người ta mong muốn là một sự kiện ngoạn mục mà dân chúng và giới lãnh đạo Israel không thể bỏ qua, một sự kiện sẽ xác minh căn tính của Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa - một sự kiện giống như kiểu xuất hiện trên nóc đền thờ Giêrusalem trong một bữa tiệc lớn trước sự chứng kiến ​​của đám đông và bất ngờ gieo mình xuống và được Cha yêu thương bảo vệ an toàn. Suy cho cùng, người Do Thái sẽ đòi hỏi thường xuyên rằng Đấng Mêsia được công bố này phải tạo ra một dấu chỉ thuyết phục về chân tính đích thực của Người (11, 16), như quả thực ma quỷ giờ đây đề xuất trong phần ba của sự cám dỗ theo Luca (4, 9-11): nếu Thiên Chúa thực sự là Cha của Người, hãy để Ðức Giêsu gieo mình xuống từ chóp đền thờ Giêrusalem, tin tưởng vào sự bảo vệ của các thiên sứ của Thiên Chúa đểnâng ngài lên một cách an toàn, như được tuyên bố trong Thánh vịnh 91, 11.

Rõ ràng là giờ đây ma quỷ đã học cách trích dẫn Kinh Thánh cho mục đích của hắn, nhưng hắn không thành công hơn 2 lần cám dỗ trước đã được ghi lại. Thánh Luca đã chọn một thứ tự khác với Matthêu 4, 5-7 để cho đây là cám dỗ thứ ba và cao điểm nhất, tập trung vào Giêrusalem, thủ đô của quốc gia, nơi sẽ là trọng tâm và cao điểm trong toàn bộ sứ vụ trần thế của Ðức Giêsu đối với Israel (9, 51- 53). Nhưng khi đương đầu với sự tưởng tượng cuối cùng và dường như vô cùng nguy hiểm này, lời đáp trả quyết liệt duy nhất của Ðức Giêsu (4, 12) âm hưởng lại điềudân Israel trong sa mạc đã thử thách Thiên Chúa, "Lại có lời chép: Ngươi chớ thử thách Ðức Chúa là Thiên Chúa của ngươi" (Đnl 6, 16).

Bây giờ thì sao?

Như tôi đã và đang làm cố gắng khám phá tư duy con người của Ðức Giêsu trong đoạn Tin Mừng Luca này là đặt mình đối diện với mầu nhiệm sâu xa của Ngôi Lời trở nên xác phàm (Ga 1,14), Thiên Chúa trong hình hài một con người. Nhưng đó là hình hài con người đích thực, chứ không phải là hình thức giả tạo hay theo ảo thân thuyết, và vì vậy, chúng ta được mời gọi tôn kính chính nhân tính của Ðức Giêsu trong khi cố gắng tìm hiểu và đánh giá cao nhân tính ấy. Thánh Luca kết thúc tường thuật về sự cám dỗ của Ðức Giêsu bằng cách nhận xét rằng Sau khi đã soay hết cách để cảm dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ đợi thời cơ" (4, 13). Điều này có thể ngụ ý rằng Thánh Luca chỉ mô tả 3 trong số các đề xuất mà ma quỷ thử thách Ðức Giêsu sau đó và sau này; và chắc chắn sẽ có nhiều lựa chọn khác xảy ra với Ðức Giêsu khi Người khám phá và đánh giá nhiều cách thức tiến hành khác nhau, chấp nhận hoặc từ chối chúng khi Người lên kế hoạch và dự đoán sứ mạng thần linh của mình. Phúc Âm cho thấy rằng Satan sẽ trở lại để gây tai họa cho Ðức Giêsu, và Người sẽ phải chịu đựng những nghi ngờ và bối rối trong những tháng sắp tới, lên đến đỉnh điểm là cảnh tượng đau buồn trong vườn Cây Dầu khi lặp lại những lời trước đó của Người với Phêrô (22, 31-32), Ðức Giêsu đã hai lần khuyên những môn đệ thân tín nhất cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ (22, 40- 46), và khi Người đau đớn khi cầu nguyện với Chúa Cha về điều Người lo sợ sắp xảy ra cho mình (22, 41-44).

Sau khi kết thúc mô tả việc Ðức Giêsu bị thử thách trong hoang địa, Luca bắt đầu tường thuật việc Người trở về Galilê đầy quyền năng của Thần Khí(4, 14). Thánh Luca trình bàymột quang cảnh ấn tượng cho thấy hoạt động của Ðức Giêsu vào ngày Sabát tại hội đường ở Nazaret, nơi Người sinh trưởng, có thể được xem như là một ví dụ điển hình của chương trình rao giảng mà Ðức Giêsu khởi sự. Người đứng lên đọc Sách Thánh, và người ta trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Không biết đây là đoạn văn Ðức Giêsu tự chọn hay là người ta đưa cho Người, nhưng thực sự, chẳng thể có đoạn văn nào hay hơn hoặc thích hợp hơn để tóm tắt sứ mạng và vai trò của Ðức Giêsu trong kế hoạch của Chúa Cha, bằng những lời đầy an ủi của vị ngôn sứ vĩ đại của Israel: Thần Khí Chúa đã xức dầu cho vị ngôn sứ để ngài loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, mang lại ánh sáng cho người mù, trả lại tự do cho người bị áp bức, “công bố một năm hồng ân của Chúa (4, 16-19). Kết thúc bài đọc, Ðức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” (4, 20 -21). Giờ đây, Ðức Giêsu vững bước trên hành trình sứ mạng của mình.

Khi suy tư và cầu nguyện về sự cám dỗ của Ðức Giêsu theo Thánh Luca, chắc hẳn  chúng ta được mời gọi để duyệt xét cách mình sẽ chọn hành xử như thế nào trong 6 tuần lễ kế tiếp để chuẩn bị cho việc tưởng niệm sự phục sinh của Đức Chúa. Với việc suy ngẫm về những thử thách, tức là những cơ hội nào có thể đến hoặc xảy ra với chúng ta. Việc thử thách đầu tiên và rõ ràng nhất sẽ là, liệu chúng ta có nên từ bỏ điều gì đóhoặc tiếp tục điều gì đó” cho Mùa Chay này hay không. Đây là thời điểm đặc biệt thích hợp để chúng ta lắng nghe lời mời gọi “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9, 23). Vấn đề ở chỗ, “từ bỏ chính mìnhkhông phải là phủ nhận một số điều gì đó của mình, mà là phủ nhận hoặc phủ định bản thân như là trung tâm của cuộc sống và mối bận tâm của chúng ta, như Đức Giêsu mời gọi các môn đ của Người. Chúng ta có thể noi theo Đức Giêsu khi cầu xin quyền năng của Thánh Thần hoạt động trong cuộc đời chúng ta, và giúp chúng ta có những lựa chọn đúng đắn.

 

Tác giả: Jack Mahoney, SJ - Nguồn: Thinking Faith (18/02/2010)
Lược dịch: Nt. Anna Ngọc Diệp, OP - 
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
------------------------------

Cha Jack Mahoney, SJ, Dòng Tên, là Giáo sư danh dự về Thần học Xã hội và Luân lý tại Đại học London. Cha là tác giả của cuốn The Making of Moral Theology: A Study of the Roman Catholic TraditionOxford, 1987.

1063    06-03-2022