Sidebar

Thứ Tư
24.04.2024

Tại sao cầu nguyện là điều thiết yếu để nuôi dưỡng sự hiệp nhất Kitô giáo?

hiepnhat
 PATRICK HERTZOG | AFP


Thánh Gioan Phaolô II tin rằng cầu nguyện là một phần quan trọng thiết yếu trong việc thiết lập sự hiệp nhất của các Kitô hữu, và
ngài đã thực hiện những gì mà mình đã rao giảng.

Mặc dù đối thoại giữa các Kitô hữu là quan trọng, nhưng Thánh Gioan Phaolô II tin rằng cầu nguyện đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu cuối cùng là thiết lập sự hiệp nhất Kitô giáo.

Ngài giải thích những suy nghĩ của mình trong Thông điệp Ut unum sint (Xin cho tất cả nên một).

Tình yêu được Thiên Chúa trao ban chính nguồn hiệp thông trọn hảo - sự hiệp nhất của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần - để chúng ta có thể kín múc từ nguồn này sức mạnh để xây dựng sự hiệp thông giữa các cá nhân và cộng đồng, hoặc để tái thiết lập sự hiệp thông giữa các Kitô hữu vẫn còn chia rẽ. Tình yêu là dòng chảy ngầm vĩ đại mang lại sự sống và tiếp thêm sức mạnh cho phong trào hướng tới sự hiệp nhất.

Tình yêu này được thể hiện cách trọn vẹn nhất trong việc cầu nguyện chung. Khi những anh chị em chưa hiệp thông trọn vẹn với nhau cùng nhau cầu nguyện, Công đồng Vaticanô II xác định lời cầu nguyện của họ là linh hồn của toàn bộ phong trào đại kết. Lời cầu nguyện này là “một phương tiện rất hữu hiệu để xin ơn hiệp nhất,” “một biểu hiện đích thực của những mối dây liên kết ngay lúc này đang ràng buộc người Công giáo với những người anh em ly khai của họ”. (số 21)

Đây là một trong những lý do tại sao Thánh Gioan Phaolô II luôn cầu nguyện với các Kitô hữu ngoài Công giáo ở bất cứ nơi nào ngài đến.

Các chuyến viếng thăm của tôi hầu như luôn bao gồm một cuộc gặp gỡ đại kết và cầu nguyện chung với các anh chị em của chúng ta, những người đang tìm kiếm sự hiệp nhất trong Chúa Kitô và trong Giáo Hội của Người. Với niềm xúc động sâu sắc, tôi nhớ đã cùng cầu nguyện với Đức Tổng Giám mục Anh giáo tại Nhà thờ Chánh tòa Canterbury (29 tháng 5 năm 1982); trong tòa nhà tráng lệ đó, tôi đã nhìn thấy “một bằng chứng hùng hồn cho những năm dài của cả di sản chung lẫn những năm chia rẽ đáng buồn của chúng ta sau đó.” Tôi cũng không thể quên các cuộc họp mặt được tổ chức ở các nước Scandinavi và Bắc Âu (01-10 tháng 6 năm 1989), ở Bắc và Nam Mỹ và Châu Phi, và tại trụ sở của Hội đồng Giáo hội Thế giới. (số 24)

Nếu chúng ta muốn thiết lập sự hiệp nhất đích thựcbền lâu giữa các Kitô hữu trên trần gian, chúng ta cần cùng nhau cầu nguyện cho sự hiệp nhất đó và cầu xin Thiên Chúa chữa lành những vết thương của sự chia rẽ.

 unity


Tác giả: Philip Kosloski - Nguồn: Aleteia (19/01/2023)
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

354    21-01-2023