Sidebar

Thứ Tư
24.04.2024

Tại sao Thánh Agnes lại được miêu tả cùng với một con chiên?

st-agnes
 Public Domain


Kể từ thế kỷ thứ
IV, tác phẩm nghệ thuật đã cho thấy Thánh Agnes đang đứng bên cạnh hoặc ôm lấy một con chiên.

Thánh Agnes (Anê) thành Rome, có lễ kính vào ngày 21 tháng 01, thường được miêu tả trong nghệ thuật tôn giáo với một con chiên (cừu non).

Không chỉ vậy, mỗi năm những con chiên được chúc lành vào ngày lễ của thánh nữlông của chúng được sử dụng để làm pallium, một loại lễ phục giống như khăn quàng cổ màu trắng được đeo bên ngoài áo lễ của một Tổng Giám mục.

Trước hết, mối liên hệ chính giữa Thánh Agnes thành Rome và những con chiên là tên của thánh nữ, “Agnes”. Trong tiếng Latinh con chiên là agnus, và kết quả là tên của thánh nữ có nghĩa là “con chiên”.

Hơn nữa, có một câu chuyện thời trung cổ từ cuốn Huyền thoại Vàng son (Golden Legend) củng cố mối liên hệ này, gợi lại một sự kiện xảy ra sau cái chết của thánh nữ.

May mắn thay, khi những người bạn của Thánh Agnes đến thăm ngôi mộ của thánh nữ vào một đêm, họ đã nhìn thấy vô số trinh nữ mặc lễ phục bằng vàng và bạc, và một ánh sáng rực rỡ chiếu sáng trước mặt họ, và ở phía bên phải là một con chiên trắng hơn tuyết, và cũng nhìn thấy Thánh Agnes trong số các trinh nữ, người đã nói với cha mẹ mình rằng: “Hãy nhớ là đừng than khóc con như con đã chết nữa, nhưng hãy vui mừng với con, vì với tất cả các trinh nữ này, Chúa Giêsu Kitô đã ban cho con điều tuyệt vời nhất là ở lạicư ngụ, cũng như cùng được kết hợp với Người trên thiên đàng, Người là Đấngcon đã yêu mến trên trần gian với trọn tâm can.

Trong câu chuyện này, sự hiện diện của một con chiên tượng trưng cho sự thuần khiết, và ám chỉ đến sự thuần khiết trong cuộc đời của thánh nữ.

Kể từ đó, Thánh Agnes hầu như luôn được miêu tả với một con chiên, và những con chiên tiếp tục được chúc lành vào ngày lễ của thánh nữ.

 

Tác giả: Philip Kosloski - Nguồn: Aleteia (20/01/2023)
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

520    21-01-2023