Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã viết “Các phương pháp phải thích nghi với lứa tuổi, với văn hoá…” (THLBTM số 44). Vì thế, chúng ta cần biết về tâm lý lứa tuổi.

Tâm lý là đời sống con người với những hành vi, cử chỉ biểu lộ qua thể xác, tinh thần, xã hội tính.

– Ích lợi của học biết tâm lý lứa tuổi
 Để đi sâu vào sư phạm giáo lý được phân chia theo giai đoạn khác nhau của cuộc đời
 Để trình bày giáo lý cách dễ dàng

– Để áp dụng tâm lý vào việc huấn giáo, ta cùng xem xét trên các đặc tính chung sau:
TUỔI ẤU NHI
TUỔI THIẾU NHI
TUỔI THIẾU NIÊN
TUỔI THANH NIÊN

I. TUỔI ẤU NHI – LỚP KHAI TÂM- XƯNG TÔI (4-7 TUỔI)
A. Đặc tính tâm lý
1. Tư tưởng:
– Gắn liền với tình cảm
– Hay thắc mắc
– Dựa vào đối tượng bên ngoài để suy nghĩ
2. Tình cảm
– Lệ thuộc – phát triển ở nơi cha mẹ
– Biểu lộ tình cảm qua cử chỉ
– Tình cảm là nhu cầu lớn lên
3. Nhân cách
– Bắt đầu phát triển
– Lấy người lớn làm mẫu mực
4. Xã hội tính:
– Có tương quan thế giới con người và sự vật
– Ý thức cái tôi
– Nảy sinh tình bạn
5. Hành động
– Hành động theo tình cảm
– Thích hoạt động tay chân.
B. Sự phát triển luân lý – đức tin
1. Luân lý
– Ý thức luân lý đi liền với ý thức luân lý của cha mẹ
– Căn bản là đời sống tình cảm
– Nặng tình cảm: vâng lời, làm việc để vui lòng
– Lương tâm chớm nở
2. Đức Tin
– Ý thức Thiên Chúa là Đấng toàn năng, che chở, làm trẻ lớn lên.
– Cảm thấy phải tin Chúa, nghe Chúa và theo Chúa.
C. Phương pháp giáo dục
– Phương pháp giảng dạy: Quy nạp, trực giác, vẽ….
D. Mục tiêu huấn giáo:
– Huấn luyện lương tâm Kitô giáo
– Trực tiếp giới thiệu Chúa Kitô
– Huấn giáo khai tâm
– Chuẩn bị xưng tội rước lễ
– Đào tạo thái độ tôn giáo, phát huy tâm tình thờ lạy

II. TUỔI THIẾU NHI – LỚP THÊM SỨC (8-12 TUỔI)
A. Đặc tính tâm lý
1. Tư tưởng:
– Hướng ngoại, bắt đầu suy luận
– Tư tưởng đi liền hành động
– Tư tưởng dựa vào sự kiện khách quan
2. Tình cảm
– Tình cảm gắn liền hành động
– Thích thi đua, khen thưởng
– Nhạy cảm, vui buồn ngắn ngủi
3. Nhân cách
– Hướng ngoại
– Phân biệt phái tính
– Hình thành nhân cách cá biệt, tập làm người lớn
4. Xã hội tính:
– Tuổi thích nghi
– Phát triển tính đồng đội
– Dễ hợp tác
5. Hành động
– Tuổi thực nghiệm
– Dồi dào sinh lực
– Hành động mang tính bộ phát, bất kể hậu quả.
B. Sự phát triển luân lý – đức tin
1. Luân lý
– Căn bản lý trí đang phát triển
– Có tính thực hành cụ thể
– Có tính bắt chước

– Tìm lý do bào chữa để tự bảo vệ
3. Đức Tin
– Thiên Chúa là Đấng an bài trật tự, lập luật, truyền lệnh
– Đức Kitô, Đấng quyền năng
C. Phương pháp giáo dục
– Giảng giải:
 Dựa vào sự kiện đưa tới chân lý
 Gần gũi đời sống
 Quy các chân lý về điểm chính
– Sinh hoạt:
 Vẽ, hát, đặt câu hỏi, sinh hoạt tập thể
 Tra cứu, sưu tầm, cầu nguyện
 Đố vui KT- GL
– Kỷ luật đi đôi với tình thương
D. Mục tiêu huấn giáo:
– Trình bày Chúa Kitô qua những hình ảnh cụ thể
– Trình bày Chúa Thánh Thần yêu thương, tăng sức
– Chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Thêm sức
– Trình bày sự kiện chính trong lịch sử cứu độ

III. TUỔI THIẾU NIÊN – LỚP SỐNG ĐẠO (13-16 TUỔI)
A. Đặc tính tâm lý
1. Tư tưởng:
– Tuổi ước mơ: Chủ quan, dễ xa rời thực tế
– Ý thức giá trị tinh thần, tự do chớm nở, giằng co giữa “Trẻ -Lớn”
2. Tình cảm
– Đa cảm, mộng mơ, chú ý thân xác
– Tuổi bất ổn, nhạy cảm trước ảnh hưởng ngoài gia đình
3. Nhân cách
– Tuổi giao thời, khó dạy
– Xác định cái tôi, khép kín
– Tuổi ngưỡng mộ gương anh hùng, lý tưởng
– Khao khát tự do, quảng đại, hy sinh, bản lĩnh
4. Xã hội tính:
– Thích làm việc cá nhân
– Hướng về những giá trị giải phóng con người
– Chọn lọc bạn bè, lập nhóm, “băng”
5. Hành động
– Muốn làm người lớn
– Nam thích biểu dương sức mạnh
– Nữ hướng nội tâm, thích làm dáng
– Hành động theo nhóm
– Hăng say với việc khi hợp gu
B. Sự phát triển luân lý – đức tin
1. Luân lý
– Ý thức về cái tôi: chủ quan trong suy nghĩ
– Khước từ luật áp đặt, lưu ý luật lương tâm
– Thích bắt chước khuôn mẫu lý tưởng
– Luân lý tự phát: Quảng đại, nhiệt tình
2. Đức Tin
– Chuyển từ đức tin xã hội đến đức tin cá biệt
– Thiên Chúa, Đấng giải thoát cho con người sống tự do
– Thiên Chúa, Đấng soi sáng chỉ đường, Ngài là giá trị duy nhất và tuyệt đối

C. Phương pháp giáo dục
– Phương pháp năng động thực hành
– Đặt vấn đề tham quan, chia sẻ
D. Mục tiêu huấn giáo
– Gợi lên lý tưởng sống trình bày gương anh hùng
– Khơi dậy niềm hy vọng qua những giá trị cao đẹp của KTG
– Giúp trẻ xác định giá trị luân lý cách quân bình
– Xác định về tội, trách nhiệm cá nhân trong chọn lựa

IV. TUỔI THANH NIÊN – LỚP VÀO ĐỜI (17-20 TUỔI)
A. Đặc tính tâm lý
1. Tư tưởng
– Tuổi hội nhập vào đời sống xã hội
– Suy tư khách quan, dễ hoài nghi – đặt vấn đề
– Say mê lý tưởng – giá trị tinh thần, biết chọn giải trí lành mạnh
2. Tình cảm
– Dễ hăng hái, sáng suốt, dễ khủng hoảng, dễ quạo
– Bị giằng co bản thân – gia đình – xã hội trong lựa chọn
– Dễ cảm thông – muốn được cảm thông.
3. Nhân cách
– Bắt đầu trưởng thành, lãnh trách nhiệm
– Can đảm chọn lựa lý tưởng sống.
4. Xã hội tính:
– Hội nhập vào thế giới người lớn
– Phát triển tương quan với tha nhân, cởi mở
5. Hành động
– Thực hiện những giá trị đã thủ đắc vào cuộc sống thực tế
– Thử nghiệm để hội nhập
– Sẽ thành công nếu dung hòa lý tưởng với thực tế.
E. Sự phát triển luân lý – đức tin
1. Luân lý
– Ý thức giá trị tinh thần
– Dễ hội nhập xã hội, phát triển cái tôi
– Ưa thích cụ thể hóa lý tưởng
– Tự do dấn thân
– Hào hiệp, quảng đại
2. Đức Tin
– Tiêu cực: Bớt chủ quan, bớt nhiệt tình, nhưng cụ thể
– Tích cực: Đức tin cụ thể, mang chiều kích xã hội,
– Tìm Chúa Kitô ngay trong Giáo Hội
3. Phương pháp giáo dục

– Giảng dạy: Dẫn vào sinh hoạt trách nhiệm họ đạo
– Sinh hoạt: Thảo luận, chia sẻ, họp nhóm
– Kỷ luật: Thông cảm, cần giải thích hợp lý
4. Mục tiêu huấn giáo
– Huấn giáo hội nhập: Văn hóa, xã hội, Giáo hội

– Chuẩn bị vào đời
– Trách nhiệm ơn gọi làm người – làm Kitô hữu.
– Đức tin là dấn thân trong cả đạo – đời

Nữ tu Maria Bùi Thị Bích Mai