Sidebar

Thứ Bảy
27.04.2024

Thân gởi Cha...

 

pst24010120adobestock47583192copy930x450
 Adobe Stock


Một thỉnh cầu qua thư về việc dành ưu tiên cho các bài giảng.

Thân gởi Cha trong Chúa Kitô:

Con là một kẻ hành hương mệt mỏi, và con đã phải mất nhiều năm mới chuyển từ Canterbury (nơi con đã phục vụ với tư cách linh mục trong nhiều năm) đến Rôma. Đó là một cuộc hành trình gian khổ, được kết thúc bằng cuộc “vật lộn” mãnh liệt và bền bỉ với Thiên Chúa về nhiều ưu tiên, nguyên tắc và thực hành của Công giáo Rôma.

Nhưng bây giờ nơi mái nhà nàyđón nhận sự thay đổi như một đứa trẻ, con lắng nghe và học hỏi - bất chấp hơn 20 năm chăm chỉ nghiên cứu thần học, Giáo hội học và phụng vụ Công giáo trước đó. Và con còn nhiều điều để học hỏi. Tất cả chúng ta, cùng nhau, còn có rất nhiều điều để học hỏi.

Nếu được hỏi rằng con nhớ về điều gì khi người Anh giáo, thì đó sẽ là điều này: Con nhớ về việc những bài giảng tốt đẹp, vững vàng, chất lượngcó sức đánh động. Nhận thức được nhiều trách nhiệm nơi một Cha sở, chắc chắn con hiểu rõ được những khó khăn liên quan đến việc chuẩn bị bài giảng. Có nhiều điều cản trở để một bài giảng được chuẩn bị kỹ lưỡng và trình bày chỉn chu. Tuy nhiên, dù có khó khăn nhưng đây là điều mà các linh mục vẫn phải thực hiện. Trong tư cách là thừa tác viên của Lời Chúa và các bí tích, các linh mục bị áp lực phải xây dựnggiáo xứ, thúc đẩy mọi người đi ra và mang về những người lạc lối. Lời Chúa được rao giảngmột cách trung thành và Tiệc Thánh được cử hành đúng cách giúp hoàn thành những ưu tiên này. Và các linh mục làm việc cùng nhau, luôn luôn cùng nhau. Các linh mục được đặc ân và được bổ nhiệm để đảm nhận những trách nhiệm như vậy.

Văn kiện Dei Verbum của Công đồng Vaticanô II dạy rằng: “Giáo Hội luôn luôn tôn kính Kinh Thánh như tôn kính Mình Thánh Chúa” (số 21). Ở đây, chúng ta đọc thấy rằng Giáo Hội đề cao việc rao giảng Lời Chúa. Đó là một ưu tiên. Đó là một thực hành có kỷ luật. Đó là một trách nhiệm thánh thiêng. Các linh mục phải ưu tiên và thực hành việcgiảng dạy như một phần kỷ luật hàng ngày của mình. Và, cụ thể hơn, giữa nhiều khó khăn, việc dành ưu tiên cho trách nhiệm giảng dạy có thể là một sự tử đạo - một sự hy sinh.

Văn kiện Dei Verbum, phù hợp với trình thuật trên đường Emmaus, khẳng định rằng Lời Chúacác bí tích là những điều cần thiết để hình thành nên những con tim được bừng cháy và những đôi mắt mù lòa được mở sáng trước tiềm năng phục sinh từ toàn bộ sự tự mặc khải của Thiên Chúa. Chúng ta có muốn giáo dân của mìnhbừng cháy” lòng khao khát Thiên Chúa không? Chúng ta có muốn họ “nhìn thấy” và trải nghiệm Chúa Giêsu một cách sâu sắc hơn không? Nếu chúng ta làm như vậy, như con cho là thế, thì Lời Chúa và bí tích phải được cử hành cách cẩn thận trong tinh thần cầu nguyện. Vì thế, linh mục cần phải dấn thân cho Lời Chúa cũng như các bí tích. Việc công bốrao giảng Lời Chúa là những điều cần thiết trong phụng vụ.

Những ưu tiên mang tính chức năng

Khi xem xét ơn gọi cao cả và thánh thiện của Cha, cũng như đã phục vụ với tư cách linh mục trong nhiều năm, con đưa ra năm ưu tiên mang tính chức năng sau đây.

1. Ưu tiên cho việc rao giảng, phù hợp với ơn gọi của Chalinh mục đoàn. Là một linh mục, Cha cần phải được đào luyện. Cha cần phải đầu tư thời gian để chuẩn bị. Cha không được chỉ xuất hiện và giảng dạy với hy vọng rằng chính bí tích sẽ đảm nhận việc gánh vác toàn bộtrách nhiệm về mặt phụng vụ. Các linh mục phải rèn luyện đức tính siêng năng để chuẩn bị trọn vẹn cho bài giảng. Nếu việc rao giảng Lời Chúa được so sánh với một lời mời ăn tối, liệu Cha có mời thực khách của mình dùng những thứ thức ăn thừa thải chưa được nấu nướng kỹ càng cũng như chưa được chuẩn bị tươm tất hay không? Con nghĩ là không. Một nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng cho việc chuẩn bị bài giảng.

2. Ưu tiên cho việc chuẩn bị bằng cách chuyển tải trước sự hiểu biết về Kinh Thánh của Cha. Các linh mục thường dành thời gian để xác định và đưa ra những ưu tiên của mình. Nhưng thời gian là món quà của Thiên Chúa mà Người muốn chúng ta sử dụng một cách khôn ngoan. Đặc biệt nhất, một linh mục phải ưu tiên việc chuẩn bị bài giảng bằng cách cố ý dành thời gian để chuẩn bị. Hãy đặt lịch hẹn với chính mình cho việc chuẩn bị. Hãy lên lịch cho việc này. Dành chỗ cho nó. Hãyấn định nó trong thời gian biểu. Hãy nói với vị phụ tá của Cha về những khoảng thời gian này. Hãy hướng dẫn giáo dân của Cha về những khoảng thời gian này (mọi thứ “không phải” là trường hợp khẩn cấp). Ngoài những trường hợp khẩn cấp thực sự, những khoảng thời gian đã định trước như thế phải được thiết lập gìn giữ cách cố định để chuẩn bị cho bài giảng. Và cụ thể hơn, việc chuẩn bị một thông điệp cho ngày Thứ Bảy/Chủ Nhật chỉ ngay vào một đêm trước khi nó được truyền đi là điều không khôn ngoan và không thể chấp nhận được.

3. Ưu tiên cho việc cầu nguyện có mục đích. Là một linh mục, Phụng vụ Giờ kinh là một trong những trách nhiệm chính của Cha. Giống như các thánh tông đồ, Cha có nghĩa vụ thánh liêng đối với “Lời Chúa và cầu nguyện”. Các linh mục phải là những con người của cầu nguyện! Không có cầu nguyện, thì cũng chẳng có sức mạnh! Nhưng còn nhiều hơn thế nữa. Ngoài các Giờ kinh Phụng vụ, việc cầu nguyện phải được ưu tiên nhằm để chuẩn bị bài giảng. Nếu một linh mục thật sự cầu nguyện tốt - và điều này vốn cần thời gian để nghiền ngẫm - thì ngài sẽ giảng tốt. Các linh mục cần phải cầu nguyện với bài giảng của mình trước khi thi hành việc rao giảng. Không có cầu nguyện, thì bài giảng cũng chẳng có sức đánh động.

4. Ưu tiên cho việc tập luyện với bài giảng. Không phải ai cũng có khả năng thuyết giảng mà không cần thực hành. Luyện tập, luyện tập, luyện tập tạo nên sự hoàn hảo. Là một phần của việc chuẩn bị, các linh mục cần phải tập giảng lớn tiếng. Khi chúng ta nói to điều gì đó, nó giúp chúng ta nghe thấy điểm yếu nằm ở đâu. Luyện tập giúp chúng ta giải quyết được những chỗ gồ ghề. Luyện tập chính là sự chuẩn bị. Giáo dân xứng đáng được nghe và thấy một bài giảng “có chất lượng tốt”. Khi con bắt đầu chuẩn bị bài giảng cho giáo xứ của mình, con phải mất khoảng 20 giờ mỗi tuần. Đó là rất nhiều thời gian! Khi con phát triển phong cách của mình và ghi nhớ những ưu tiên ở trên, giờ đây con mất khoảng 5 hoặc 6 giờ để chuẩn bị. Mỗi người mỗi khác. Sự chuẩn bị của con sẽ khác với của Cha. Việc chuẩn bị bài giảng nên mất bao nhiêu thời gian? Mất đủ thời gian để làm tốt điều đó. (Các bài giảng hàng ngày, đòi hỏi những ưu tiên và cách thực hành khác nhau, cần được bàn thảo riêng).

5. Trang bị các phương tiện hỗ trợ cho việc rao giảng. Theo ý kiến của con, việc tham khảo các bài dẫn giải trước khi tiếp cận với bản văn là một thực hành rất nguy hại. Theo quan điểm hạn hẹp của con, có vẻ như đó là sự lười biếng. Các linh mục phải tự mình chu toàn phận vụ được giao phó một cách chăm chỉ trước khi tham khảo ý kiến người khác về các bản văn. Một khi linh mục đã đầu tư con tim, tâm hồn, khối óc và sức lực của mình, thì ngài có thể tham khảo ý kiến của những nhà bình luận có học thức và đạo đức khác. Mặc dù vậy, điều quan trọng là linh mục phải có sẵn một số nguồn lực khẩn cấp trong tầm tay. Điều này giúp bớt đi gánh nặng trong các trường hợp khẩn cấp thật sự khi không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được sự chuẩn bị lâu dài và chăm chỉ. Mặc dù nhiều bài viết có thể hữu ích, nhưng con chân thành giới thiệu cuốn dẫn giải “Lời Chúa” trong Sách Bài Đọc gồm bốn tập của Tiến sĩ John Bergsma. Nó dễ đọc hiểu, dễ tiếp cận, có đầy đủ thông tin và hoàn toàn chính thống.

Các linh mục là thừa tác viên của lời nói và bí tích, nhưng không chỉ lời nói và bí tích mà thôi. Chúng ta cần có cả đôi cánh để bay lượn thật tốt. Vì vậy, điều bắt buộc là các linh mục phải nghiêm túc sống ơn gọi của mình. Đó sẽ luôn là một thách thức, nhưng việc giảng dạy chẳng phải là một phần đặc sủng của Cha với tư cách là một linh mục hay sao? Thân gởi Cha yêu dấu, vì Chúa Giêsu, xin hãy chuẩn bị bài giảng.

--------------------------------------

Vị giảng thuyết là con người của sự thánh thiện

Các Giám mục Hoa Kỳ, trong tài liệu “Rao giảng Mầu nhiệm Đức tin: Bài giảng Chúa Nhật”, khuyên rằng: “Để rao giảng Tin Mừng một cách đích thực cho cộng đoàn Kitô hữu, vị giảng thuyết nên cố gắng sống một cuộc đời thánh thiện. Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu, Chúa Giêsu mạnh mẽ nhắm đến những nhà lãnh đạo tôn giáo ‘giảng mà không thực hành’, những người ‘buộc những gánh nặng khó vác và đặt trên vai người ta, nhưng... chẳng nhấc ngón tay lên để lay chuyển chúng’ (Mt 23:3-4). Cố gắng truyền giáo bằng lời nói và gương sáng cho những ai cần phục hồi đức tin mà không nhận thức được nhu cầu đổi mới không ngừng về mặt thiêng liêng của bản thân sẽ là vô ích. Vị giảng thuyết khiêm tốn và tự tin tìm kiếm ánh sáng và cảm hứng từ Chúa Thánh Thần trong việc chuẩn bị bài giảng sẽ rao giảng Lời Chúa một cách rõ ràng, chính trực và hiệu quả hơn. Ngược lại, điều này giúp ngài và những người nghe tham gia đầy đủ và tích cực hơn, với sự hiểu biết và đức tin chân thực hơn vào Bí tích Thánh Thể.”


Tác giả: Dr. Donald P. Richmond
* - Nguồn: The Priest (15/12/2023)
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

-----------------------

* Tiến sĩ Donald P. Richmond, một tác giả và người vẽ tranh minh họa được xuất bản rộng rãi, ông còn là một Hiến sinh thuộc Dòng Bênêđictô.

263    07-02-2024