Sidebar

Thứ Bảy
27.04.2024

Thần Khí Đức Kitô Được ban cho Hội Thánh ‘Chủ đích của Thần khí’ (1)

 

 

Thần khí không nhằm lợi ích của riêng Ngài: Ngài cho mối nối ráp lại, Ngài hành động chỉ vì Cha và Con. Sự hiện diện của Ngài là sự hiệp thông của các đương sự, là chất dầu thấm vào cái Tôi biến nó thành “quan hệ tính” Thần khí hiện diện để sáng tạo các quan hệ, đến mức làm cho ‘Đức Kitô sống trong ta’.

  • Đức Kitô và Thần khí qui tụ Hôi Thánh là cốt để Thánh hóa Hội Thánh. Hội Thánh được Thần khí tập họp
  • Trong một không gian siêu Thánh: Thân Thể Đức Kitô.
  • Trong một Giờ (phút) thánh hóa mọi sự: (giờ Đức Kitô bước vào sự hiệp thông trọn vẹn với Cha trong sự duy nhất về Thần khí.

Hội Thánh sinh ra trong mầu nhiệm vượt qua, trong chính lúc Cha và Con tiếp xúc với nhau ở điểm Thần khí vọt ra.

  • Hội Thánh được Thánh hóa.

Khi được hiến Thánh:

  • Sự thánh là thực tại thần linh của môt mình Thiên Chúa.
  • Thọ tạo được nên thánh bằng sự hiến thánh:
    • Đức Yêsu được hiến thánh bởi Cha, nên của lễ tinh tuyền được dâng lên Thiên Chúa.
    • Hội Thánh cũng là thánh khi kết hiệp với Đức Kitô vượt qua và nên của lễ được hiến thánh trong Thần khí, nên của lễ thánh thiện trong cuộc hiến thánh của Đức Kitô.

Khi nên đền thờ Thần khí cư ngụ:

  • Vì sự thánh lộ rõ nhất trong các phạm trù phụng tự, nên Phaolô coi Hội Thánh và tín hữu như Đền thờ Thần khí cư ngụ.
  • Nhưng hình ảnh đền thờ có sắc thái tĩnh, cần được bổ sung bằng hình ảnh lễ hy tế: Hội Thánh là Thân thế Đức Kitô trong sự hiệp thông với cuộc tử nạn phục sinh của Ngài, để nên lễ vật sát tế.
  • Vậy tĩnh đi đôi với động: bản thể và biến cố đan kết với nhau.
    • Bản thân Đức Kitô thành biến cố cứu độ, thành cuộc Vượt qua của ta (1 C 5, 7).
    • Thần khí là tình yêu, là ngọn lửa tại hữu, biến những con người thành lễ toàn thiêu sống động.
  • Hình ảnh đền thờ có Ý nghĩa gì ?

Nó gợi đến một không gian có người cư ngụ, nhưng sự cư ngụ của Thần khí không có tính cách không gian nơi chốn, mà có tính cách nhân vị vì Ngài là tình yêu.

  • Thần khí siêu việt không thể bị chứa đựng trong một không gian.
  • Ngài hiện diện hay cư ngụ theo cách nhân vị, làm cho cái tôi của các cá nhân sáp lại với nhau, liên kết với nhau, đến mức thâm nhập vào nhau. Đây là sự hiện diện do kết quả tình yêu, ban khả năng nhập vào cõi thâm sâu của nhau (Cha và Con ở trong nhau – Đức Kitô và tín hữu ở trong nhau – và sự hiện diện của Đức Kitô trong tín hữu kéo theo sự hiện diện của Cha).
  • Tuy ban khả năng nhập vào cõi thâm sâu của nhau, Thần khí không nhằm lợi ích của riêng Ngài: Ngài cho mối nối ráp lại, Ngài hành động chỉ vì Cha và Con. Sự hiện diện của Ngài là sự hiệp thông của các đương sự, là chất dầu thấm vào cái Tôi biến nó thành “quan hệ tính” Thần khí hiện diện để sáng tạo các quan hệ, đến mức làm cho ‘Đức Kitô sống trong ta’.
  • Sự hiện diện của Thần khí là tiên quyết: nó khiến quan hệ hỗ tương thành hình. Thần khí là một giây hiệp thông, là tình yêu ‘tình yêu hóa’, là sự tiếp giáp trực tiếp giữa Thiên Chúa và tạo vật, là tình yêu ở cội nguồn tình yêu Kitô giáo. Ngài chủ vị hóa đến mức thần linh hóa người tín hữu, đưa họ vào cõi tương giao Tam vị.
  • Do đó ta hiểu việc Phaolô đặt sự hiện diện của Thần khí trong cõi lòng tín hữu, nơi họ là một chủ vị hơn cả và hiệp thông với Đức Kiô mà Thần khí đang hiệp nhất với Cha. Và Phaolô cảm nghiệm một sự thân mật diệu kỳ giữa mình và Thiên Chúa trong Đức Kitô, đến độ thốt lên “Cha ơi” trong sự ký thác hoàn toàn và một cảm nghiệm chưa từng thấy.
  • Hoạt động này nằm trong tác phong sẵn có của Thần khí: Ngài là quyền năng tạo thành và tình yêu. Ngài tạo dựng bằng cách chủ vi hóa và quan hệ hóa. Ngài không đến với ta như đối tượng mà ta yêu nhưng đến để tạo tương quan giữa ta và Đức Kitô {tháp nhập ta vào Đức Kitô) giữa ta và Cha (để ta được sinh hạ thành con cái) – để phục vụ cho sự sinh hạ Chúa Con trong trần gian và hội nhập tạo thành vào Thiên Chúa. Ngài vừa là sự triển xuất của Thiên Chúa, vừa là mãnh lực nhập định vào ‘Thiên Chúa. Ngài vừa ở đầu hết (mở cửa cho tín hữu vào hiệp thông) vừa ở cuối hết (ấn triện hiến thánh sự hiệp thông). Từ nay Thiên Chúa và con người thâm nhập vào nhau (ở trong nhau: 1 Yn 4,13). Giao ước mới và vĩnh cửu được ký kết và là sự ’hiêp thông Thần khi’. Qua Thần khí là sự tự do tuyệt đối, Thiên Chúa gắn bó với thọ tạo đến nỗi không rời ra dược nữa, vì tự dọ của Thiên Chúa chính là được yêu thương vô cùng và được ràng buôc bởi tình yêu.

Hôi Thánh được thánh hóa khi được mời gọi hướng về tương lai.

  • Thần khí không cư ngụ trong tín hữu như một tĩnh vật, vì Người là quyền năng, là hành động. Ngài tự biểu lộ: vừa như một sự hiện diện, vừa như môt “lời mời gọi” hướng về tương lai.
  • Các kitô hữu tiên khởi đã có cảm thức rất rõ về ân sủng sôi sục trong họ (nghĩa là động chứ không tĩnh).
  • Họ sáng tác những công thức có giá trị thần học cao để diễn ta đời sống kitô giáo: như bộ ba các nhân đức đối thần – như ân sủng. Thần khí là một ơn gọi: đối với họ, Thiền Chúa là Đấng kêu gọi cũng như Đấng đã phục sinh Đức Yêsu. Họ tự gọi mình là ‘những kẻ được gọi’ (Rm. 1, 6). Sự hiện diên của kitô hữu là do ơn gọi. Tất cả hoạt động của Thần khí nơi tín hữu mặc hình thức ơn gọi. Do ơn gọi, họ được hy vọng, tự dọ, bình an, lên đường hướng về Nước Trời và vinh quang, Thánh Phaolô kết hiệp, đồng nhất Ân sủng với ơn gọi (Rm. 9, 12).
  • Thần học khám phá ra trong hình ảnh ‘ơn gọi’ một nguồn ánh sáng phong phú về bán tính ấn sủng:
  • Ân sủng có tính cách hoạt động: sự hiên diện của Thần khí hành động như một lời mời gọi
  • Việc Thiên Chúa biến đổi con người có tính cách hoạt động: Người biến đổi con người hạ giới bằng lời gọi, bằng lực hấp thu khiến họ hướng tới sự viên mãn. Đức Kitô là người đầu tiên được kêu gọi kiểu ấy (do Thiên Chúa gọi những cái không có thành có) (Rm. 4,17)
  • Lời gọi có tính sáng tạo:
  • Thiên Chúa làm những cái không có thành có, làm những kẻ vô danh hay không đức độ thành ‘hiện hữu trong Đức Kitô’ (1C 1, 26-30)
  • Ơn gọi không đòi có công trạng trước, nó khơi dậy sự hiện hữu từ số không.
  • Ơn gọi thánh hóa, làm cho có những ‘thánh hữu’ (Rm 1,7. 1C 1,2)
  • Ơn gọi biến kẻ bách hại thành tông đồ (Ga. 1,15)
  • Ân sủng Thần khí tạo dựng bằng sự hấp dẫn, lôi kéo.
  • Đích điểm của ơn gọi là Đức Kitô
  • Thiên Chúa tạo dựng con người mới hướng về Chúa Con, để họ tham dự chức con (1 c 1,9).
  • Thiên Chúa kêu gọi tới vương quốc và vinh quang, mà vương quốc và vinh quang được hàm chứa trong Con (1 Th 2, Co 1, 13).
  • Vậy ân sủng không chi là một phẩm chất tô điểm cho con người. Nó là một năng lực mời gọi và tạo dựng bằng thu hút. Nó thu hút khi mở ngỏ con người cho sự hiệp thông với Con (1 C 1,19) : đây là một cực nam châm của tất cả hoạt động của Thần khí.

Một Hội Thánh Con Thảo trong Thần Khí

Sự hiện diện của Thần khí làm cho Hội Thánh thành Con (anh em thưa lên : Abba. Rm 8,15. Ga 4,6t).

Chức con ở đây không đơn thuẫn là do việc được nhận làm con nuôi (dưỡng tử) mà do được sinh thành: sinh thành bởi nước (như bởi tử cung người mẹ) và bởi Thần khí (Yn 3,5)

Kinh thánh nói đến mầm giống thần linh và sự thông dự bản tính thần linh (2 p 1,4)

Hoặc làm con do được tạo dựng:

  • Ađam nên con Thiên Chúa do được tạo dựng. Còn hơn thế, kitô hữu nên con Thiên Chúa do được tạo dựng trong Đức Kitô.
  • Cuộc tạo dựng Ađam báo trước về những người con mà Thiên Chúa là Cha trong Đức Kitô và trong Thần khí.
  • Chức làm con này không được thêm vào nhân phẩm riềng cho mọi người, nó đưa tạo thành từ khơi đầu tới đích điểm của chúng, nhưng trong một cuộc siêu vượt toàn diện.
  • Chức con trong Thần khí không do máu huyết, ý muôn xác thịt, y muốn người nam (Yn 1, 13). Nó có đặc tính chủ vị và hiệp thông. Nhưng nó còn thực thụ hơn, hoàn toàn làm bằng tương quan của Đức Kitâ với Thiên Chúa Cha.

Thần khí ở đây vẫn nắm vai trò nhất quán là phục vụ việc sinh hạ Con tại thế. Ngài chủ vị hóa các tín hữu, biến họ thành mạng lưới liên hệ thần linh. Quan hệ của họ với Cha là chính Thần khí của ‘sự hiệp thông Thần khí’. Ngài là hoạt động thần linh khiến Thiên Chúa sinh hạ Con và cả những ai ở trong Con.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

5073    03-06-2017