Sidebar

Thứ Năm
18.04.2024

Thánh Irênê đã cứu giúp Giáo Hội sơ khai khỏi cuộc ly giáo như thế nào?

stirenaeus
 Thánh Irênê được mô tả nơi gian cung thánh
tại Nhà thờ Chính thống giáo Thăng Thiên ở Charleston, Nam Carolina.

Andrew Gould via Wikimedia (CC BY-SA 2.0)


Thánh
Irênê đã từng cứu giúp Giáo Hội vào thế kỷ thứ 2 khỏi cuộc ly giáo. Ngày nay, vị “Tiến sĩ Hiệp nhất” mới được tuyên bố này chính là vị thánh bảo trợ của một nhóm các nhà thần học làm việc về các vấn đề hiện tại trong cuộc đối thoại Chính thống-Công giáo.

Theo Nhóm Làm việc chung Chính thống-Công giáo Thánh Irênê, vị tân Tiến sĩ Hội Thánh hiểu rằng “sự đa dạng trong thực hành không bao hàm sự mất đoàn kết của đức tin”.

Trong “Cuộc tranh cãi về Lễ Vượt Qua” vào thế kỷ thứ 2, Thánh Irênê đã đóng một vai trò quyết định trong việc hòa giải tranh chấp về ngày Lễ Phục Sinh.

Có hai truyền thống chính tồn tại trong Giáo Hội sơ khai vào thời điểm đó. Ở phần lớn khu vực Tiểu Á, Lễ Phục Sinh được tổ chức vào ngày 14 tháng Nisan (Lễ Vượt Qua của người Do Thái), một ngày kỷ niệm còn được gọi là Lễ vào Ngày thứ Mười Bốn (Quartodecimanism). Nhưng ở Rôma và phần lớn phương Đông, ngày lễ này lại rơi vào một ngày Chúa nhật nhất định - một sự khác biệt cũng liên quan đến việc ăn chay.

Khi Thánh Irênê đang làm giám mục ở Lyons, thuộc nước Pháp ngày nay, ngài được cử đến Rôma vào năm 177 để hòa giải cuộc tranh cãi.

Thánh Irênê viết: Sự bất đồng về việc ăn chay không nói lên sự bất đồng ý của chúng ta về đức tin.

Vị thánh “đã can thiệp Đức Giáo Hoàng Victor thành công để dỡ bỏ vạ tuyệt thông đối với nhóm ủng hộ Lễ vào Ngày thứ Mười Bốn (Quartodecimans) và do đó ngăn chặn một cuộc ly giáo,” nhóm Làm việc chung Thánh Irênê nói với hãng tin CNA vào ngày 23 tháng 01.

26 nhà thần học Công giáo và Chính thống giáo, những người tạo nên Nhóm Làm việc chung Chính thống-Công giáo Thánh Irênê, đã thảo luận về vai trò của Thánh Irênê trong Cuộc tranh cãi về Lễ Vượt Qua trong cuộc họp gần đây nhất tại Rôma.

Chính trong cuộc gặp gỡ này, Đức Thánh Cha Phanxicô lần đầu tiên tiết lộ ý định phong Thánh Irênê làm vị Tiến sĩ thứ 37 của Hội Thánh với tước hiệu “Tiến sĩ Hiệp nhất”.

Đức Giáo Hoàng đưa ra tuyên bố chính thức này vào ngày 21 tháng 01 với một sắc lệnh được ký trong Tuần lễ Cầu nguyện sự Hiệp nhất của các Kitô hữu.

Sau khi ban hành sắc lệnh, Nhóm Làm việc chung Chính thống-Công giáo Thánh Irênêđã nói với hãng tin CNA về việc tại sao Thánh Irênê lại là một lựa chọn thích hợp cho tước hiệu “Tiến sĩ Hiệp nhất”.

Nhóm nói với hãng tin CNA: “Là một người gốc Tiểu Á nhưng sau lại trở thành giám mục ở phương Tây, xét về phương diện nhân thân, Thánh Irênê phản ánh mối liên hệ chặt chẽ giữa phương Đông và phương Tây vào thời Giáo Hội sơ khai.

“Các bài viết của ngài đề cập đến những vấn đề quan trọng như ‘quy luật của đức tin’, sự kế vị của các tông đồ, quy điển Kinh Thánh, tất cả đều là những yếu tố chính yếu về đức tin mà cả người Công giáo và Chính thống giáo đều cùng gìn giữ.

Nhóm Làm việc chung Chính thống-Công giáo Thánh Irênêbao gồm 13 nhà thần học Công giáo và 13 nhà thần học từ các Giáo hội Chính thống khác nhau (Constantinople, Antioch, Nga, Serbia, Romania, Bulgaria, Hy Lạp, châu Mỹ).

Nhóm đã họp mặt hàng năm kể từ năm 2004, luân phiên giữa các quốc gia đa số theo Công giáo và Chính thống giáo, bao gồm Ý, Nga, Pháp, Romania, Áo và Hy Lạp.

Phù hợp với phong cách của nhóm làm việc chung, các câu trả lời của nhóm đối với các câu hỏi của hãng tin CNA được cùng viết bởi một người Công giáo và một đại diện Chính thống của nhóm và sau đó được cả hai vị đồng thư ký của nhóm chấp thuận, đó là: Assaad Elias Kattan, giáo sư về Thần học Chính thống giáo tại Đại học Münster, và Johannes Oeldemann, giám đốc Công giáo của Học viện Johann Adam Möhler về đại kết.

Nhóm cho biết, “Thánh Irênê đã để lại cho chúng ta một di sản thần học tráng lệ được viết theo một cách thức đặc biệt gần gũi đối với Chính thống giáo, bởi vì nó tích hợp các mô típ trí tuệ và thiêng liêng, đồng thời được quý trọng cả ở phương Tây đến nỗi các tác phẩm chính của ngài đã được lưu giữ bằng tiếng Latinh.

Với sắc lệnh mới của Đức Giáo Hoàng, Thánh Irênê trở thành vị thánh đầu tiên giữ cả hai tước hiệu Tử đạo và Tiến sĩ Hội Thánh.

Sau sắc lệnh, một số người đã đặt ra câu hỏi liệu rằng có bằng chứng lịch sử nào cho thấy Thánh Irênêthực sự là một vị tử đạo hay không.

Tuy nhiên, Nhóm Làm việc chung Chính thống-Công giáo Thánh Irênêđã giải thích lý do tại sao lại cho rằng Thánh Irênênên có cả hai tước hiệu.

Nhóm cho biết, “Mặc dù ngài được cả Công giáo và Chính thống giáo tôn kính như một vị tử đạo, nhưng lại có rất ít thông tin về cách thức thực sự liên quan cái chết của ngài.

“Tuy nhiên, sự tử đạo không chỉ được đo lường bằng đau khổ thực tế, mà còn bằng một tình yêu diễn tả lòng tha thiết muốn trải qua bất cứ điều gì Chúa cho phép xảy ra. Theo nghĩa này, ít ra Thánh Irênê là một vị tử đạo của lòng khao khát.

“Hơn nữa, trong các tác phẩm có ảnh hưởng của mình, thánh nhân là một chứng nhân hùng hồn cho đức tin Kitô giáo (từ ‘tử đạo’ phát xuất từ ‘mártys’ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là ‘làm chứng’), nên ngài chắc chắn xứng đáng với tước hiệu Tử đạo và ‘Tiến sĩ Hiệp nhất’.”

Đức Hồng y Kurt Koch, chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Thúc đẩy Hiệp nhất các Kitô hữu, đã hoan nghênh công trình của Nhóm Làm việc chung Chính thống-Công giáo Thánh Irênê trong 18 năm qua như một sự trợ lực quý giá cho cuộc đối thoại mang tính quốc tế giữa Chính thốngCông giáo Rôma.

Cuộc họp tiếp theo của nhóm sẽ được tổ chức tại Romania vào tháng 10 năm 2022.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói trong bài huấn từ vào buổi Đọc kinh Truyền tin ngày 23/01 rằng, Giáo huấn của vị mục tửthầy dạy thánh thiện này giống như một chiếc cầu nối giữa Đông và Tây: đây là lý do tại sao chúng ta gọi ngài là Tiến sĩ Hiệp nhất, Doctor Unitatis.

Nhờ lời chuyển cầu của ngài, xin Chúa ban cho chúng ta biết cùng nhau làm việc vì sự hiệp nhất trọn vẹn của các Kitô hữu.”

Tác giả: Courtney Mares - Nguồn: Catholic News Agency (24/01/2022)
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

616    26-01-2022