Sidebar

Thứ Năm
25.04.2024

Theo Đức Phanxicô, một cách tiếp cận khác với người nghèo cần được áp đặt

Theo Đức Phanxicô, một cách tiếp cận khác với người nghèo cần được áp đặt

 

Trong một thông điệp công bố ngày 14 tháng 6 nhân Ngày Thế giới Người nghèo, Đức Phanxicô kêu gọi các chính phủ trên toàn thế giới xây dựng “một mô hình xã hội hướng tới tương lai, có khả năng đối phó với các hình thức nghèo khó mới”.

Làm thế nào để chống lại đói nghèo? Đức Phanxicô có câu trả lời trong thông điệp nhân kỷ niệm “Ngày Thế giới Người nghèo” lần thứ 5 công bố vào ngày 14 tháng 6.

Trong văn bản dài hai trang rưỡi, Đức Phanxicô đặc biệt xin các nhà chức trách và các tổ chức quốc tế có cái nhìn mới về vấn đề nghèo khổ. Ngài viết: “Một cách tiếp cận khác với nghèo khó là điều cấp thiết”, ngài đặc biệt kêu gọi các chính phủ áp dụng “một mô hình xã hội hướng tới tương lai, có khả năng đối phó với các hình thức nghèo khó mới”.

Theo ngài, nếu sự hiện diện của người nghèo là “thường xuyên”, thì sự thường xuyên này “không được dẫn đến thói quen trở thành thờ ơ.” Ngài nhấn mạnh đến vấn đề không phải là “dừng lại ở con số thống kê” hay “bị xúc động bởi một cuốn phim tài liệu”. Nhưng chúng ta phải đi xa hơn.

Đặc biệt, ngài kêu gọi thay đổi mô hình trong việc giúp đỡ những người nghèo nhất. Ngài nhấn mạnh: “Từ thiện là những cơ hội; trong khi chia sẻ là lâu dài.” Vì thế ngài kêu gọi thay đổi lập luận: “Vấn đề không phải là làm nhẹ lương tâm của chúng ta bằng cách làm một vài việc từ thiện, nhưng là chống lại nền văn hóa thờ ơ và bất công của chúng ta đối với người nghèo.”

“Tạo các cạm bẫy”

Ngài tiếp tục, nhưng sự thay đổi quan điểm về nghèo khó này, loại bỏ dứt khoát việc cho rằng những người nghèo nhất phải chịu trách nhiệm về hoàn cảnh của họ. Ngài viết: “Vì thế chúng ta luôn chứng kiến các cạm bẫy mới của nạn nghèo khó và bị loại trừ”, ngài nhắm đến trách nhiệm của “các tác nhân kinh tế và tài chính vô lương tâm, không có ý thức nhân đạo và trách nhiệm xã hội”.

Ngài tiếp tục: “Phụ nữ, thường bị phân biệt đối xử và không được giữ các vị trí có trách nhiệm, nhưng ngược lại, trong các trang sách Tin Mừng, phụ nữ là những nhân vật chính trong lịch sử mặc khải”.

“Nghèo khó không phải do số phận”

Vì vậy, ngài nhấn mạnh, thường thường không phải chính họ trách nhiệm cho tình trạng nghèo khổ họ phải chịu đựng. Họ cũng không phải là nạn nhân của bất kỳ số phận nào. Đức Phanxicô nhấn mạnh: “Một lối sống theo chủ nghĩa cá nhân là đồng lõa với đói nghèo, thường tránh trách nhiệm của mình, họ đổ cho người nghèo phải chịu trách nhiệm cho tình trạng nghèo khổ của mình. Nhưng nghèo khổ không phải do số phận, nó là hệ quả của chủ nghĩa ích kỷ.”

Đức Phanxicô mời gọi chúng ta “đưa tay ra với người nghèo”

Theo ngài, trên thực tế, việc giải quyết vấn đề nghèo đói là vấn đề liên quan trực tiếp đến sự tồn tại của nền dân chủ. “Nếu người nghèo bị gạt ra ngoài lề xã hội, như thử họ phải chịu trách nhiệm về tình trạng của mình, thì chính khái niệm dân chủ sẽ bị khủng hoảng và mọi chính sách xã hội sẽ bị suy yếu.”

Thông điệp này được công bố để chuẩn bị cho Ngày Thế giới Người nghèo tổ chức vào ngày 15 tháng 11. Ngày Thế giới Người nghèo sẽ tổ chức ở Assisi, từ 11 đến 14 tháng 11, một cuộc họp toàn cầu của những người sống trong hoàn cảnh bấp bênh. Đức Phanxicô dự định sẽ tham dự ngày này.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

370    20-06-2021